Dáng đẹp cho bé

Chuẩn bị cho bé tới trường – không có nghĩa là chỉ chuẩn bị kiến thức, mà phải “nâng cấp” cả thể lực cho bé nữa.

Mặc dù nhà trường không khuyến khích việc cha mẹ dạy trẻ trước khi vào lớp 1 phải biết đọc, biết viết và biết tính nhưng hình như đã thành “mốt” là khi bé vào lớp 1 thì bé đa làm quen (thậm chí đã thuần thục) các kỹ năng trên.

Có nghĩa là khó tránh được chuyện dạy trước ở nhà trước khi vào trường. có phải cha mẹ nào cũng chuẩn bị đúng cho bé không? Làm thế nào để tránh cho cơ thể bé sự mệt mỏi quá mức?

Cong cột sống – không phải chuyện đùa

Em bé 5 – 6 tuổi rất khó tập trung tập đọc, tập viết và tính toán. Vì vậy, thường bố mẹ rất hài lòng khi thấy đứa con bé bỏng của mình ngồi bên bàn và chăm chỉ học. Nhưng bạn hãy để ý mà xem – ít khi có em bé nào ngồi không vẹo, thường các bé bao giờ cũng ngồi vai này cao hơn vai kia, chân đung đưa trên không như cánh chim, đầu nghiêng nghiêng một bên. Như thế bé cảm thấy tiện hơn, dường như cả cơ thể của bé đều tham gia vào việc học.

Tuy nhiên, chỉ cần ngồi vài ngày như vậy, tư thế này sẽ trở nên quen thuộc, và chỉ sau vài tuần dáng của bé bị hỏng ngay – cong cột sống. Chuyện này xảy ra vì xương, gân và cơ bắp của bé vẫn còn đang phát triển, và quá tải củ cột sống có thể dẫn tới sự biến dạng của các đốt sống. Việc chỉnh lại vô cùng khó, và vào một thời điểm nào đó còn không thể chỉnh được. Tốt nhất là ngăn chặn sự hỏng dáng đó. Có hai phương pháp đã được kiểm nghiệm: trong khi ngồi học giữ tư thế đúng, trong những phút giải lao tập các bài tập thể dục đặc biệt.

Bao thế hệ cha mẹ đã biết: bắt bé ngồi thẳng hầu như vô ích. Chỉ cần bỏ qua chút ít, và em bé nghe lời nhất quên ngay việc “giữ lưng” – vai của bé tự hạ xuống ngay, và cột sống cong vòng. Cũng khó bắt bé tập thể dục. Bé sẽ xem chuyện này như là phải học thêm.

Giữ gìn hệ thần kinh

Cầm bút đúng, viết không ra ngoài đường kẻ, cẩn thận viết từng chữ cái không quen thuộc - tất cả những cái đó là việc không dề dàng đối với bé. Vì vậy, các “sinh viên vỡ lòng” rất vất vả. Mới nhìn thì tưởng việc viết là dễ dàng với bé – ngoáy là xong. Tuy nhiên, người lớn phải luôn nhớ là những ngón tay của bé còn yếu và chưa thành thạo.

Những trung tâm thần kinh trong não bộ phụ trách việc cử động chính xác của các ngón tay và những dây thần kinh, đưa tín hiệu từ não bộ tới chúng, ở những đứa trẻ 5 – 6 tuổi, chưa đủ trưởng thành. Viết là một gánh nặng đơn điệu. Vì hệ thống thần kinh của bé chưa đủ độ chín muồi nên việc viết là gánh nặng không chỉ đối với các ngón tay củ bé mà cả não bộ.

Thỉnh thoảng có những em bị chứng co thắt ngón tay do bố mẹ hoặc thầy cô đòi hỏi quá mức. Kết quả là bé không thể viết được chữ nào nữa, cho dù có cố gắng đến mấy. Trong những trường hợp nhẹ sự phối hợp giữa các cơ tham gia vào quá trình viết bị hỏng, và nét chữ của bé sẽ giống như gà bới. Thể dục sẽ giúp được cho bé!

Những bài tập cho bé

Để bé thích tập thể dục hãy nghĩ ra trò chơi vui. Bạn ngồi trước mặt bé, để bé lặp lại những động tác bạn làm. Bé chưa cần phải đứng dậy, chưa cần rời bàn học.

1. Giơ tay lên, duỗi các ngón tay thẳng, lưng phải thẳng, cột sống phải căng lên như dây đàn. Sau đó nghiêng về bên phải – bên trái, nhẹ nhàng đưa vai phải về trước, sau đó vai trái.

2. Gập cánh tay phải lại rồi đưa cao trên đầu. Nghiêng thân mình 7 – 8 lần về phía trái, sau đó lặp lại về phía khác.

Bây giờ bạn hãy yêu cầu bé rời bàn học

3. Quỳ xuống, đặt hai tay và cằm lên thành đi văng, và sau đó cong và uốn cong thắt lưng vài lần. Nên cho bé theo dõi xem chú mèo uốn lưng như thế nào để bé hiểu.

4. Giữ thân hình bé, để bé đặt hai tay xuống nền nhà, và đi bằng hai tay, như cá sấu bò.

5. Bé đã đứng thẳng dậy? Ném xung quanh bé một ít bút chì. Nói bé đứng yên tại chỗ, cúi xuống nhặt bút chì lên, nhưng không được cong đầu gối.

6. Cho bé nằm sấp xuống nền nhà (có trải thảm), tay để về phía trước tựa vào cằm, kiểm tra tư thế đúng của bé. Giữ chắc bé ở mắt cá, để bé tự vươn tới trước, giơ tay này sau đó tay khác. Đó là bài tập đàn hồi rất tốt cho cột sống.

7. Phút giây nghỉ xứng đáng - nằm ngửa, tay để dọc theo thân mình, thư giãn.

Những ngón tay xinh đã mỏi

Để tránh sự mỏi mệt quá sức của các ngón tay và hệ thống thần kinh cứ 5 – 10 phút cho bé nghỉ viết một lần và tập thể dục cho ngón tay. Bạn hãy ngồi đối diện bé, để bé lặp lại bài tập theo bạn.

1. Bắt đầu từ thả lỏng: tay nghỉ viết, lưng thẳng, dựa vào thành ghế, hai vai thả lỏng. Hai tay nên thả lỏng dọc theo thân, đung đưa tựa như bị gió thổi.

2.Từ từ và đều đều giơ tay lên cao trên đỉnh đầu và sau đó dường như hết sức để rơi xuống tự do, treo lủng lẳng. Bài tập này cần thực hiện từ từ 5 – 6 lần.

3. Sau đó có thể tập cho khớp. Hai tay gập lại, ngón để trên vai. Bây giờ xoay cả hai tay để trên vai – lúc đầu một bên, sau đó quay sang bên khác. Chỉ cần xoay về mỗi bên 10 – 12 lần là đủ.

4. Bước tiếp theo - gập cánh tay vào và mở ra ở vùng khớp khuỷu. Hạ tay xuống từ từ, gập cánh tay lại và mở ra cùng lúc ở vùng khớp khuỷu: 10 – 12 lần là đủ.

5. Tiếp theo – bài tập cho khớp bàn tay. Bạn cứ để cho bé tự xoay và gập ra gập vào bàn tay tùy ý.

6. Nắm chặt bàn tay lại và mở ra – bài luyện cho các ngón tay. Cần phải làm mạnh và tích cực. Vai nâng cao. Tay để trên bàn. Cần 10 – 12 lần đều đều nắm chặt bàn tay lại và thả ra, thả ngón tay thẳng tối đa.

7. Bây giờ là bài tập các ngón tay trên mỗi bàn tay “chào” ngón tay cái - để mỗi đầu ngón tay chạm vào đầu ngón tay cái theo thứ tự, xong tay phải tới tay trái. Kết thúc các bài tập không hề mệt mỏi này bằng bài tập đầu tiên – bài tập thư giãn cho tay.

Và bây giờ với cái lưng thẳng, với những ngón tay đã được nghỉ và đầy sảng khoái bé có thể bắt đầu học tiếp.

Theo Thiên Long



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.