Ho tái phát ở trẻ nhỏ

Đừng coi thường những cơn ho, đặc biệt là khi chúng thường xuyên "ghé thăm" thiên thần nhỏ của bạn.

Ho tái phát, ho kéo dài rất thường gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân có thể là do kích ứng thời tiết, khói, bụi, môi trường lạnh... hoặc cũng có thể do bệnh lý nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều người, đặc biệt là ở nông thôn, vẫn quan niệm đây chỉ là bệnh xoàng, vài bữa sẽ khỏi. Nếu có điều trị, họ cũng chỉ áp dụng các phương pháp dân gian.

Đừng xem thường khi trẻ ho

Bác sĩ Trần Nguyên Khôi, chuyên khoa I Nhi, Bệnh viện Nhi Đồng II, TP. HCM, cho biết: "Ho là triệu chứng rất thường gặp ở trẻ em. Nó là biểu hiện của nhiều căn bệnh liên quan đến hô hấp (nguyên nhân chính gây ho), tim mạch (suy tim trái), tiêu hóa (trào ngược dạ dày thực quản), tâm lý, tác dụng phụ của thuốc".

Tuy nhiên, ho có thể là biểu hiện của một số bệnh nặng nếu đi kèm với những triệu chứng sau đây: ho ra máu, ho kèm đau ngực, thở bất thường, tiếng thở rít, có hội chứng xâm nhập (xảy ra ngay sau khi dị vật rơi vào đường thở)...

Do đó, khi bé ho tái phát, ho kéo dài hoặc ho kèm các triệu chứng nêu trên, bố mẹ nên đưa bé đến bác sĩ chuyên khoa nhi hoặc bác sĩ tai - mũi - họng để xác định nguyên nhân và có biện pháp điều trị thích hợp.

Các nguyên nhân gây ho

Ho mãn tính thường diễn tiến trên ba tuần và xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ở trẻ em thường do bệnh lý của hệ hô hấp. Ho có thể do bị viêm phế quản mạn tính khi bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, bụi, không khí ô nhiễm... hay hen phế quản, dãn phế quản, lao phổi hoặc do cảm giác vướng sau mũi họng.

Ho khan tiếng kéo dài chủ yếu do viêm thanh quản, u hạt dây thanh âm, ung thư thanh quản... Đây là tình trạng ho không đờm do hít phải các tác nhân gây kích ứng như: khói thuốc lá, mùi khó chịu, phấn hoa, nhiễm siêu vi...

Bác sĩ Khôi cho biết: "Ho là phản xạ có lợi cho việc làm sạch đường thở, chỉ dùng thuốc giảm ho khi cần thiết và phải có chỉ định của bác sĩ".

Làm thế nào để giúp bé giảm ho?

Cũng theo bác sĩ Khôi, giá đỗ chưng, quất chưng đường phèn... là những bài thuốc dân gian có tác dụng long đờm rất hiệu quả. Tuy nhiên, chúng chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Khi trẻ ho khan, đặc biệt, nếu ho khan làm bé khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc, mất ngủ... bạn có thể dùng thuốc giảm ho. Lưu ý, đó phải là thuốc ức chế ho không gây nghiện, thuốc kháng histamine loại dành riêng cho trẻ nhỏ. Các biện pháp khác là xịt họng tê tại chỗ, giảm co thắt cơ hô hấp bằng thuốc ức chế thần kinh cơ, tăng ngưỡng thần kinh ly tâm.

Nếu trẻ ho có đờm, không được dùng thuốc ức chế ho (đặc biệt chống chỉ định khi trẻ ho do hen phế quản, ho kèm theo suy hô hấp). Cần dùng các loại thuốc tăng tần số ho để giúp bé ho mạnh hơn, làm cho long đờm.

Theo



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.