Mệt mỏi vì con 4 tuổi "to xác" đánh vật với cơm

Dù hạ quyết tâm nhiều lần, “kệ rồi con phải tự thay đổi” nhưng không ăn thua, nhìn con khóc thét, sút cân, "tuyệt thực"... chị đành xay nhuyễn thức ăn trước khi cho con dùng từ thịt, cháo, rau, củ quả.

Dù hạ quyết tâm nhiều lần, “kệ rồi con phải tự thay đổi” nhưng không ăn thua, nhìn con khóc thét, sút cân, "tuyệt thực"... chị đành xay nhuyễn thức ăn trước khi cho con dùng từ thịt, cháo, rau, củ quả.

"Con hư tại mẹ!"

Chị Thùy Nhi (Lê Văn Tám, TP HCM) rất ngại ngùng mỗi khi chia sẻ với bạn bè về cách ăn uống của bé Thi. Mặc dù đã 4 tuổi nhưng bé vẫn ăn cháo từ bữa này sang  bữa khác, từ ngày này sang ngày khác. 

Chị chia sẻ: “Từ 2 tuổi, mình đã tập cho con ăn cơm đấy chứ nhưng nào nó chịu. Cứ cho vài hạt cơm vào miệng là Thi lại nôn tồng tộc cả sữa từ bữa trước ra, xót xa vô cùng”. 

Dù hạ quyết tâm nhiều lần, “kệ rồi con phải tự thay đổi” nhưng không ăn thua, nhìn con khóc thét, sút cân, "tuyệt thực"... chị đành xay nhuyễn mọi thức ăn trước khi cho con dùng từ thịt, cháo, rau, củ quả.  

Sự việc xảy ra khi 3 tuổi bé đi nhà trẻ, trong khi các bạn cùng lớp toàn “nhá” cơm thì riêng Thi thì có hẳn 3 cô "xúm vào" luyện nhai cơm nhưng bất thành. "Mỗi lần ăn là một lần đánh vật", một cô giáo ngán ngẩm chia sẻ. 
 
Các cô "sợ xanh mắt" gọi điện "mách": "Cứ cho bé ăn được 1 thìa, bé lại nôn thốc nôn tháo, khóc lóc loạn cả trường. Chị phải xin với cô cho cháu được ăn cháo một thời gian và nhờ các cô rèn cho con tập ăn cơm dần dần. 

Nhưng sau 2 tuần cố gắng, các cô không chịu nhận vì “bé khó tính” quá, chị Thùy Nhi mới hốt hoảng quyết tâm luyện nhai cơm cho con tại nhà. Chị lên mạng chia sẻ thì thấy nhiều mẹ có những "bí kíp" rất hay để giúp con quen với việc nhai cơm.

Mệt mỏi vì con 4 tuổi "to xác" đánh vật với cơm 1
(Ảnh minh họa)

Vậy bé ở độ tuổi nào nên tập nhai cơm?

Khi bé dưới 2 tuổi, răng mọc tương đối hoàn thiện thì bậc phụ huynh nên “chuyển hướng” từ cháo sang cơm dẻo rồi cơm thường như người lớn cho con. Việc cho ăn cháo kéo dài, ăn cơm chậm sẽ khiến bé chán ăn nhanh, suy dinh dưỡng, còi cọc. 

Tuy nhiên nếu cho bé ăn quá sớm (dưới 1 tuổi, răng còn lơ thơ) cũng không tốt chút nào. 

Khi các mẹ "ra tay"

Chị Ngọc Hằng (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ bí quyết luyện nhai cơm cho con mình cũng khá thú vị lại rất tình cảm. 

Khi bé Xuka tròn 2 tuổi, “răng đã đầy mồm”, vợ chồng chị chọn một ngày rất đẹp trời và đưa con đi chợ cùng. Bố bế Xuka, mẹ thì vừa mua đồ vừa giải thích cho con: “Hôm nay mẹ mua cái này… để làm món này… cho con nhé, con sẽ thấy cơm  thịt gà cực ngon lại còn có vị ngọt của súp lơ nữa”…

Anh Tuấn - chồng chị chia sẻ: “Vợ chồng tôi khá cầu kỳ, từ khi đi chợ tới khi chế biến món ăn, chúng tôi luôn nói và giải thích để Xuka hào hứng và hỏi lại. Trộm vía, những miếng cơm đầu tiên của con rất nhanh gọn và ngon lành”.

Đương nhiên bé chưa thể ăn hết ngay 1 bát cơm gà mà ngày đầu bé chỉ “mút mát” vài thìa. Trong thời gian đó, có lúc Xuka tỏ ra không thích ăn cơm, ngại nhai hay ăn được ít, chị hồ hởi chia sẻ rằng: “Người lớn cũng vậy thôi, cái gì mới cũng phải cần có thời gian để quen vì thế mình không nên sốt ruột, mà mỗi hôm một chút, cho bé ăn cơm vào lúc thật đói. Thế nên chỉ sau 1 tuần, bé đã nhai cơm rau ráu". 

Chị Minh Hường (Định Công, Hà Nội) cũng là một bà mẹ rất tân tiến, từ ngày mang bầu chị đã thuộc nằm lòng những “biểu hiện và mong muốn, tính cách của con trẻ” nên trộm vía bé Tít nhà chị nuôi rất dễ. 

Khi Tít được 17 tháng, bé có biểu hiện chán ăn cháo, hay giơ tay xin hàng và đòi ăn hoa quả, chị quyết định chuyển luôn món cho bé sang cơm nát.

Chị cho cơm, thức ăn (thịt gà xé nhỏ, thịt băm cà chua nhỏ,…), canh vào những chiếc bát ăn cơm rất xinh, màu sắc và dạy con nhai cơm như chơi đồ chơi vậy. 

Ban đầu Tít còn ngần ngại nhưng khi thấy cả nhà động viên: “Không thích thìa thì bốc Tít nhé”. Thế là cu cậu vừa chơi vừa ăn rất ngon lành. 

Chị chia sẻ rằng: "Khi con bắt đầu chuyển sang ăn cơm, chị thường kết hợp thịt băm nhỏ với một chút hàng lá băm nhuyễn, xào nhỏ lửa chín tới cho thịt mềm, món này bé trộn với cơm dễ ăn, con rất thích". 

Chị nói thêm rằng, với món thịt xào, chị thường kết hợp thịt với sốt cà chua… Nhiều chị em ngại cho con ăn cá, bởi sợ cá tanh gây khó chịu cho bé; nhưng thực tế thì món cá thịt rất mềm, lại chứa rất nhiều omega 3 và khoáng chất thiết yếu cho sự phát triển cho con.

Anh Chiến (Quận 1, TP HCM) chia sẻ bí quyết cho bé Bí (2 tuổi) ăn cơm  đó là: “Nên cho con ăn từ ít đến nhiều, từ nát, dẻo đến bình thường, từ miếng nhỏ đến lớn”.

Anh nói rằng bậc phụ huynh cần khiến con hào hứng trước bữa ăn bằng cách hỏi ý kiến bé: “Hôm nay con muốn ăn gì?”. Anh chia sẻ: “Thêm vào đó, bà xã nhà mình nấu ăn rất khéo nên ngay từ những thìa đầu bé đã thích rồi”. 

Trước các bữa ăn, anh chị không cho bé ăn hay uống sữa… Bởi điều này sẽ khiến bé không “hết mình” với bữa cơm. 

Thời gian đầu, anh chị đặt chuông cứ hết 20 phút thì khẩu phần của bé coi như đã hoàn thành, không ép bé thêm dù còn thừa kha khá. Khi con không chịu ăn,  anh chị sẵn sàng cho nhịn 1 – 2 bữa, “mình chấp nhận khả năng bé sụt cân nhưng điều này sẽ khiến bé trân trọng bữa ăn của mình”. 

Anh chị thường xuyên cho bé ăn cơm cùng với cả gia đình, “khi thấy không khí gia đình vui vẻ, gắn bó với nhau thì dường như bé có ‘trách nhiệm’ hơn với bữa ăn của mình”. 

Thêm vào đó, bé Bí rất thích màu mè, thi thoảng anh chị áp dụng làm bento màu sắc hình siêu nhân Benten cho con, Bí thích lắm, “chắc chắn phần ăn đó bé ăn hết ngon lành”. 

Tóm lại, được tập ăn đúng thời kỳ, đúng thời điểm bé sẽ hứng thú với việc ăn uống, bởi mỗi bữa ăn đều là một buổi học tập thú vị, hào hứng một khám phá mới về mùi vị, màu sắc của món ăn.
Theo Maskonline


Cách làm bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn
Bò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.