Nguyên nhân và cách phòng tránh bé "tè dầm"

Đã qua rồi cái tuổi phải đóng bỉm, nhưng con bạn vẫn tè dầm vào ban đêm, thậm chí cả ở trường học. Vậy có phải con bạn mắc bệnh tè dầm? Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh và cách phòng bệnh.

Nguyên nhân gây bệnh

Rối loạn bàng quang

Rối loạn bàng quang là một nguyên nhân quan trọng gây nên căn bệnh tè dầm. Hiện tượng của căn bệnh này chính là bàng quang tự thải nước tiểu ra ngoài mà không cần có dấu hiệu "đầy nước", tức là trẻ không cảm thấy muốn "đi tè" nhưng lại "tè". Nói cách khác, ngay khi nước tiểu lên đến một mức nhất định nào đó, trẻ có nhu cầu đi tiểu quá khẩn cấp và không thể làm chủ được mình, do đó đã tè dầm.

Hiện tượng này là bình thường đối với trẻ đang bú mẹ, nhưng đối với trẻ lớn hơn, đây là dấu hiệu của bệnh đái dầm.

Rối loạn tâm lý

Rối loạn tâm lý cũng gây nên căn bệnh "tè dầm" ở trẻ. Khi trẻ có những vấn đề tâm lý như quá phiền muộn về kết quả học tập, bị bố mẹ bỏ rơi... các em cũng có thể mắc các căn bệnh này. Triệu trứng của căn bệnh này là hoóc môn lợi niệu tiết vào ban đêm rất yếu nên không thể hạn chế việc sản xuất ra nước tiểu, do đó bàng quang nhanh chóng đầy nước. Kết quả là" nước tiểu được đẩy ra ngoài không theo ý muốn của người bệnh.

Nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, nứt đốt sống, táo bón,...

Bạn đừng coi thường bệnh đái dầm ở trẻ. Ngay khi hiện tượng này xuất hiện ở con bạn, hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và có được cách chữa hiệu quả nhất. Hiện nay có rất nhiều loại thuốc có thể chữa dứt điểm được căn bệnh này.

Ngoài những nguyên nhân gây bệnh nguy hiểm kể trên, bệnh này thường làm trẻ xấu hổ và tự ti, do đó một số trẻ còn có biểu hiện buồn phiền và mất ngủ khi mắc bệnh. Những biểu hiện tâm lý này ảnh hưởng rất xấu đến quá trình hình thành và phát triển tính cách ở trẻ.

10 cách phòng ngừa hiệu quả

Để giúp bé có thể vượt qua hẳn bản thân, chiến thắng bệnh "tè dầm", các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra những lời khuyên dưới đây. Họ cũng nhấn mạnh, vai trò của bố mẹ đặc biệt quan trọng trong việc giúp các bé thực hiện những lời khuyên này.

Cho bé uống nhiều nước suốt cả ngày nhưng không nên cho bé uống nhiều trước khi đi ngủ. Nếu con bạn khát nước trước khi đi ngủ, hãy cho bé uống ít nhất có thể. Không cho bé uống nước trước khi đi ngủ là tốt nhất.

Nhắc trẻ đi tiểu trước khi đi ngủ. Điều này có vẻ hiển nhiên với người lớn nhưng trẻ em đôi khi vì quá mải chơi nên thường quên điều này. Hãy nhắc bé đi vệ sinh vài phút trước khi lên giường.

Nếu bé ngủ riêng, hãy để một ngọn đèn ngủ đủ sáng trong phòng bé để giúp bé có thể dậy đi tiểu dễ dàng. Nếu bé ngủ với bạn, hãy giúp bé dậy đi tiểu khi bé gọi.

Buổi tối, trước khi đi ngủ, bạn hãy mở cửa nhà vệ sinh, để đèn ở hành lang..., nói chung bạn nên để lối vào nhà vệ sinh thật thuận tiện cho bé có thể đi tiểu vào ban đêm. Bóng tối sẽ làm bé sợ và ngại vào nhà vệ sinh.

Quần áo bạn mặc cho bé đi ngủ phải thật dễ cởi. Trong trường hợp bé muốn đi tiểu, không cởi được quần sẽ làm bé phát cáu và tè dầm. Tốt nhất bạn nên hướng dẫn bé cách cởi quần nhanh nhất.

Nếu bé của bạn còn bé quá và không thể tự vào nhà vệ sinh, hãy đặt cạnh giường bé một chiếc bô.

Tùy theo tuổi, chọn cho bé những chiếc quần trong bằng vải cotton, thoải mái và những chiếc áo ngủ rộng rãi để mặc ban đêm sẽ tạo cho bé cảm giác dễ chịu khi ngủ. Ngủ ngon giấc cũng giúp bé không tè dầm.

Trong trường hợp bé tè dầm, không nên trách mắng bé. Hãy an ủi và động viên bé vượt qua vấn đề khó khăn này. Sự chê cười của người lớn sẽ làm bé xấu hổ và không dám thổ lộ vấn đề này với người lớn.

Tuy nhiên, đừng vì bé tè dầm mà bạn không cho bé uống nước ban đêm. Nếu bé muốn uống nước ban đêm (có thể do trước khi ngủ khá lâu bé không uống nước) hãy cho bé uống nước bằng cách để gần tầm tay bé một cốc nước lọc. Hãy thỏa mãn những nhu cầu chính đáng của bé.

Hãy thể hiện với bé là bạn tin tưởng rằng bé sẽ không bị tè dầm hằng đêm nữa. Niềm tin của bạn sẽ giúp bé tin tưởng rằng bé sẽ "vĩnh biệt" được hiện tượng này.

Theo các bác sĩ, nếu bạn đã thực hiện cả 10 lời khuyên trên mà con bạn vẫn thường xuyên tè dầm, hãy cho bé đến bác sĩ để khám và có hướng điều trị. Tè dầm có thể là triệu chứng của một số bệnh nguy hiểm khác như viêm đường tiết niệu,...

Theo Thiên Nga



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.