Những bí mật về thóp của trẻ sơ sinh

Những ngón tay mềm mại của mẹ nhẹ nhàng xoa lên thóp của bé, thấy thóp đập phập phồng. Tự nhiên trong lòng mẹ nảy sinh một ý nghĩ đầy lo âu: "Thóp hở thế này có nguy hiểm không nhỉ?"

Đầu của trẻ sơ sinh thường có hình dạng là lạ và mới nhìn trông rất to. Tạo hóa thông thái tạo cho xương sọ của bé và các đường nối của chúng một sự cử động nhất định. Trong quá trình sinh ra đầu của bé thay đổi hình dạng, bằng cách đó bảo vệ cho não bộ khỏi áp lực quá lớn.

Sau khi bé ra đời những chiếc xương di chuyển dần dần trở về chỗ của mình, và sọ của bé lại có hình dáng "bình thường". Thóp của bé tiếp tục bảo vệ sức khỏe cho bé, bảo vệ não bộ khỏi bị căng thẳng quá mức và đôi khi cũng cho tín hiệu về những vấn đề không ổn nho nhỏ trong tình trạng sức khỏe của bé.

"Gia đình thóp"

Thực sự trên đầu bé không chỉ có 1 thóp, mà có tới 6 thóp. Nhưng 4 cái (hai đôi bên) đã khép kín lại trong mấy tuần cuối của thời kỳ mang thai. Giữa xương gáy và xương đỉnh thóp nhỉ, mà ở đa số trẻ sơ sinh nó được khép kín. Nhưng đôi khi nó mở trong hai ba tháng đầu sau khi bé ra đời. Thường hiện tượng này có ở trẻ sinh không đủ tháng, nhưng cũng có khi ở trẻ sinh đúng ngày. Và chỉ có một thóp thở, nằm giữa xương đỉnh đầu và trán là mở khá lâu, cho tới một năm tuổi.

Thóp cần để làm gì?

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Thóp có hình bình hành, kích thước từ 0,5 x 0,5 tới 3x3cm. Sự khác nhau giữa kích thước tối thiểu và tối đa khá lớn, do vài nguyên nhân. Thứ nhất phụ thuộc vào kích thước đầu của bé - "bé đầu to" chắc sẽ có thóp to. Di truyền cũng là một yếu tố. Nhưng vai trò chính nhất là thực đơn của người mẹ trong giai đoạn mang bầu. Nếu người mẹ ăn đồ chứa canxi thì kích thước thóp của bé khi sinh ra sẽ nhỏ. Nếu ngược lại, thóp thường ở mức to.

Lạm dụng canxi

Trong những năm gần đây các nhà y học lo lắng nhận thấy nhiều trường hợp các em bé sinh ra có thóp rất nhỏ hoặc gần như bị khép kín. Điều này sẽ tạo cho não của bé phải chịu áp lực quá lớn khi bé được sinh ra. Nguyên nhân chủ yếu là do các bà mẹ lạm dụng thuốc chứa nhiều canxi. Nhiều bà mẹ hoàn toàn có thể không cần bổ sung can xxi mà chỉ cần ăn uống đầy đủ những thực phẩm chứa canxi như súp lơ xanh, cần tây, bắp cải, hạt dẻ, hạt hướng dương, dầu vừng là đủ cung cấp canxi cho cơ thể. Phương pháp đơn giản để biết có cần uống thêm các viên canxi không là thử nghiệm máu. Tiêu chuẩn canxi (Ca) trong máu là 2, 15 - 2,50 mmol/1.

Không có gì nguy hiểm

Cảm nhận nhịp đập của thóp dưới ngón tay mình thường làm các bà mẹ lo lắng - não của bé không được bảo vệ. Nhưng thiên nhiên không bao giờ "ngây thơ" tới mức không quan tâm tới sự bảo vệ cơ quan quan trọng nhất của con người - não bộ.

Khoa học cũng khẳng định điều đó: não của bé, tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi). Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu thiên nhiên tặng cho bé bộ tóc xoăn - bạn cứ mạnh dạn chải cho bé, không phải sợ gì cả.

"Máy báo đáng tin cậy"

Khi bé hét to, thóp có thể phồng lên - điều này hoàn toàn tự nhiên. Nhưng sự căng thẳng quá mức của thóp có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng từ trong dạ con. Vì vậy, nếu thấy thóp thở bị sưng lên không bình thường hãy báo bác sĩ ngay. Khi bé sốt cao, bị nôn hoặc ỉa chảy thóp thở có thể lõm xuống, báo hiệu về sự kiệt sức của cơ thể. Kiểm soát chế độ uống nước của bé và cho bé uống nước nhiều hơn. Khi lành bệnh thóp của bé sẽ có hình dạng bình thường.

Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở - 2,5 mm một tháng. Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D.

Theo Thiên Nga



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.