Rùng mình nhìn bố mẹ cho con vắt vẻo ở ban công để ăn và ngắm ô tô

Vụ việc bé trai rơi từ tầng 10 chung cư Linh Đàm và bị đa chấn thương khiến nhiều người rùng mình khi nhiều gia đình vẫn cho con vắt vẻo ở ban công chung cư để ăn hoặc ngắm ô tô.

Vụ việc bé trai rơi từ tầng 10 chung cư Linh Đàm và bị đa chấn thương khiến nhiều người rùng mình khi nhiều gia đình vẫn cho con vắt vẻo ở ban công chung cư để ăn hoặc ngắm ô tô.

Tối 11/8, bé trai rơi từ tầng 10 chung cư No04 Bán đảo Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) đã được cấp cứu tại BV Việt Đức trong tình trạng đa chấn thương, gãy rất nhiều xương, vỡ và chấn thương sọ não. Hiện bệnh nhân đang được phẫu thuật nên chưa thể nói trước được điều gì.

Hình ảnh cháu bé nằm sóng soài trên nền gạch, cùng với ảnh hiện trường tai nạn cũng được các facebooker chia sẻ nhanh chóng trên mạng Internet để cảnh báo cho nhiều gia đình.

Đây không phải là trường hợp đầu tiên nhưng các gia đình vẫn bất cẩn với cửa sổ và ban công ở các chung cư cao tầng.
 

Hình ảnh trẻ em đứng ở cửa sổ tầng 12 của khu đô thị KIm Văn Kim Lũ khi không có lưới che. Ảnh Facebook nhân vật

Ngày 2/8, trên trang thông tin của khu đô thị Kim Văn Kim Lũ (quận Hoàng Mai, Hà Nội), một thành viên đã đăng tải hình ảnh các gia đình cho con vắt vẻo ở cửa sổ ban công tầng 10 và tầng 12 tại một tòa nhà trong khu đô thị.

"Các bé ăn bây giờ cũng "cảm giác mạnh" ghê, ngoài trời thì mưa gió, rồi đứng hẳn lên bậc cửa sổ luôn. Tầng 9 và 11 ra nhận hàng nhé"- một facabooker viết.

Những hình ảnh này ngay sau đó đã được xác định là tầng 10 và 12 của tòa nhà Ct11. Trong khi nhiều nhà xung quanh bắn sắt vuông để đảm bảo an toàn thì một trong hai cửa sổ có trẻ em đang vắt vẻo kia vẫn trống trơn.
 

Hình ảnh cháu bé đứng một mình (áo trắng) được xác định là tầng 12 và cửa sổ không có lưới che chắn. Ảnh: Facebook nhân vật

Đặc biệt, hình ảnh cháu bé đứng nhìn mưa gió ở khung cửa sổ trống trơn tại tầng 12, tòa nhà CT11 của khu đô thị này khiến nhiều người rùng mình.

Theo một cư dân trong khu đô thị này, có nhiều gia đình rất hay cho trẻ con đứng lên cửa sổ hoặc ban công để cho con ăn hoặc ngắm ô tô, ngắm mưa. Trong khi cửa sổ và ban công nhiều nhà đều không có hệ thống lưới/sắt bảo vệ.

“Để phòng tránh trẻ em rơi từ chung cư xuống, các gia đình cần nhắc nhở con cẩn thận. Đặc biệt, không cho con leo trèo lên cửa sổ, ra ban công chơi khi không có các hệ thống bảo vệ an toàn. Nếu có chăng nữa, các gia đình cũng nên hạn chế con để tránh những hậu quả đáng tiếc”, bạn Lê Thị Hà cảnh báo.
 

Nhiều người lo ngại vì các gia đình vẫn không rút kinh nghiệm sau nhiều tai nạn thương tâm từ các tòa nhà cao tầng

Được biết, ở Hà Nội, từ trước đến nay đã có nhiều cái chết thương tâm của trẻ em từ lan can các chung cư cao tầng.

Tháng 6/2013, tại khu nhà No 9B, KĐT bán đảo Linh Đàm, một bé gái 4 tuổi, quê ở Bắc Giang cùng bà nội lên nhà người thân ở tầng 11 của tòa nhà No 9B chơi.

Buổi trưa, bà nội đi ra ngoài, khi trở về thì không thấy cháu gái trong nhà nữa mới hốt hoảng đi tìm và phát hiện cháu bé đã bị rơi và tử vong ở lan can tầng 2 tòa nhà.

Vào 7h 30 phút ngày 16/3/2014, tại tòa nhà A2, Khu nhà ở xã hội CT 19, khu đô thị Việt Hưng (Long Biên, Hà Nội), một bé trai cũng tử vong.
 
Nhiều gia đình vẫn cho trẻ em bắc ghế ra ban công lấy quần áo trong khi hệ thống lưới rất mong manh. Ảnh: Facebook nhân vật

Chị N.T.T (người cô của cháu bé xấu số) cho biết, thời điểm xảy ra vụ việc, mẹ cháu bé đi thăm người ốm, chỉ có 3 bố con ở nhà. Thấy bé trai này đang ngủ nên bố để bé ngủ rồi tranh thủ đưa đứa con lớn đi học và tiện đi chợ mua thức ăn.

Trong lúc không ai ở nhà, bé trai dậy bê ghế ra ban công trèo lên thành lan can để ngó xuống xem đường phố thì bị trượt chân ngã.

Mặc dù có nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra trên địa bàn Hà Nội nhưng một số gia đình vẫn không quan tâm đến hệ thống an toàn của tòa nhà chung cư cao tầng.

Nhiều gia đình để trẻ em bắc ghế ra ban công ngắm ô tô, hoặc lấy quần áo trong khi hệ thống lưới che rất lỏng lẻo.

Theo GĐXH


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.