“Thất bại là chuyện nhỏ, con yêu ạ!”

Khi bị “thua cuộc”, bé thấy mình vô tích sự, kém cỏi, mất mặt, nếu bố mẹ không ở bên cạnh và giúp con thay đổi suy nghĩ, theo thời gian, bé sẽ trở nên tự ti.

Khi bị “thua cuộc”, bé thấy mình vô tích sự, kém cỏi, mất mặt, nếu bố mẹ không ở bên cạnh và giúp con thay đổi suy nghĩ, theo thời gian, bé sẽ trở nên tự ti.

Từ những bước đi chập chững đầu tiên, con đã biết thất bại là bị vấp ngã. Đến khi lớn hơn, con “thua cuộc” khi tham gia trận tranh cướp con gấu bông với bạn hàng xóm. Rồi khi đi học, con buồn bã khi bị điểm 1… 

Bố mẹ cần thủ thỉ với con rằng: “Thất bại là chuyện nhỏ, con yêu ạ!”

Con buồn vì thất bại!

Bé Anh Khoa (7 tuổi) chơi trò ghép hình với bé Khoai (4 tuổi). Đang chơi được một lúc thì Khoa hất tung cả bàn ghép hình, cấu em Khoai thật đau rồi hậm hực bỏ ra ngoài mặc kệ em khóc ỉ ôi trên nhà. 

Anh Thành (Thành Công, Hà Nội) – bố hai bé chạy lên xem sao, hóa ra cậu anh bị bé Khoai cho “đo ván” mấy lần, Khoai lại còn trêu tức anh “to xác mà chậm”, bị chọc quê mấy cú, Khoa mới cáu em. 

Anh chia sẻ: “Bực Khoai một nhưng bực cậu anh 10, làm anh chẳng biết nhường em, lại thêm thói hiếu thắng, em trêu cho một chút đã cáu nhặng lên rồi”.

Cũng tại vợ chồng anh chị, lúc nào anh chị cũng nói “Anh lúc nào cũng phải làm gương cho em, giúp em học, dạy em chơi”. Thế rồi Khoai thắng được mấy lần trò xếp hình lại quay ra chọc tức nên anh mới “xấu hổ”. 

Khoa năm nay đã vào lớp 2, do được đi học thêm từ rất sớm nên con rất tự tin với môn Toán, thế nhưng tuần trước bé làm tính cộng sai, vậy là bài kiểm tra bị 2 điểm. 

“Thất bại là chuyện nhỏ, con yêu ạ!” 1
Dạy bé chấp nhận với thất bại là điều không dễ, điều này bố mẹ cũng cần phải học (Ảnh minh họa)

Tối đó, biết con buồn, anh ra thủ thỉ, tỉ tê nhưng Khoa khép mình, chẳng tâm sự với bố, bé còn dấm dứt khóc nữa. 

Anh Thành thấy mình cần phải dạy con học cách chấp nhận thất bại. Thái độ tự ti rồi tức giận không giải quyết được sự thất bại trong con lúc đó. 

Bé Min (6 tuổi) – con gái nhà chị Loan Châu (Quận 2, TP HCM) cũng nằm trong trường hợp tương tự. 

Nhà chị có truyền thống nghệ thuật, bà và mẹ đều là nghệ sĩ đàn, 5 tuổi, Min được gia đình cho đi ra Cung thiếu nhi học và tại đây, thầy cô đều tấm tắc khen con sau này sẽ thành “thiên tài” nếu được ăn học tới nơi tới chốn. 

Bố mẹ bé tự hào lắm, cứ khi nào có khách tới chơi, anh chị lại bảo con ra đàn một bài cho cô chú nghe. Nghe tiếng đàn của Min, ai cũng khen ngợi “Đúng là con nhà nòi có khác”.

Vừa rồi, Cung thiếu nhi chọn Min đi thi năng khiếu ở Quận, ngày hôm đó con vui lắm, con đã chuẩn bị rất kỹ bài học của mình. Nhưng “đối thủ” của Min là một cô bé đánh đàn cũng rất hay. Kết quả hôm đó, Min về Nhì. Cả tối, bé buồn lắm, chẳng nói chẳng rằng với ai, dù bố mẹ có an ủi thế nào…

Dạy bé chấp nhận thất bại

Khi bị “thua cuộc”,  bé thấy mình vô tích sự, kém cỏi, mất mặt, nếu bố mẹ không ở bên cạnh và giúp con thay đổi suy nghĩ, theo thời gian, bé sẽ hình thành tính cách tự ti.

Bên cạnh đó, khi bố mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào cũng sẽ khiến con luôn nghĩ mình là số 1, mình "sinh ra" phải thắng. Và khi bị thua cuộc, bé sẽ thấy mình có lỗi và xấu hổ, tệ hơn là tự oán trách bản thân.

Dạy bé chấp nhận với thất bại là điều không dễ, điều này bố mẹ cũng cần phải học. Bố mẹ nên giúp bé hiểu và chấp nhận thất bại, coi thất bại là chuyện bình thường bởi trong cuộc sống không ai lúc nào cũng thành công, thất bại cũng là một trải nghiệm để giúp con trưởng thành. 

Cái quan trọng là sau thất bại đó thì trẻ sẽ làm gì? Bố mẹ cần dạy con cách chấp nhận, đối đầu và giải quyết được điều mà con vấp phải trong cuộc sống. Thế đã là một thành công lớn rồi. 

Bậc phụ huynh không cần quá xót xa khi con buồn vì thất bại mà hãy tin tưởng rằng con tự đứng lên được và sẽ thành công. Một điều quan trọng là bố mẹ cần phải hiểu năng lực của con tới đâu để mà không đặt tiêu chuẩn cho con quá cao hay quá thấp. 

Khi con còn nhỏ, bạn có thể kể cho con nghe những mẩu chuyện về thất bại và thành công, các bạn trong đó đã giải quyết như thế nào... Thậm chí, cha mẹ có thể kể cho trẻ nghe về một thất bại mà mình từng trải qua và cảm nhận của bạn về chuyện đó để bé thấy rằng “đến người giỏi như bố, như mẹ mà còn thất bại nữa là mình”. 

Bạn cần cho bé thấy thua cuộc là chuyện rất bình thường, không có gì xấu, điều quan trọng là trẻ đã biết nỗ lực, phấn đấu hết mình trong cuộc chơi đó. 

Bạn hãy cho bé biết, dù thất bại hay thành công, bố mẹ luôn đứng cạnh và ủng hộ, yêu thương con.
Theo TTVN


Cách làm bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn
Bò xốt tiêu đen là món ăn thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng. Hôm nay, VietNamNet sẽ giới thiệu cách làm món thịt bò xốt tiêu đen đơn giản, hấp dẫn.

Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.