Trẻ chậm phát triển tâm thần

Trẻ chậm phát triển tâm thần thường giới hạn hoặc chậm phát triển trong kỹ năng như: vận động, chơi, giao tiếp, tương tác xã hội và đôi khi ảnh hưởng đến hành vi, khả năng tự lập.

Vì vậy cha mẹ cần hiểu rõ những điểm mạnh yếu của con để có thể giúp trẻ bộc lộ tất cả những khả năng có thể.

Chậm phát triển tâm thần là gì?

Trẻ chậm phát triển tâm thần là những trẻ có chỉ số IQ khi đo dưới 70. Chậm phát triển tâm thần có các mức độ:

- Mức độ nhẹ (IQ từ 55 đến 70).

- Trung bình và nặng (dưới 40). Trẻ chậm phát triển tâm thần cần nhiều hỗ trợ hơn so với các trẻ khác vì hạn chế nhiều ở những kỹ năng trong cuộc sống.

Những điều cần lưu ý

Trẻ chậm phát triển tâm thần thường giới hạn hoặc chậm phát triển trong kỹ năng như: vận động, chơi, giao tiếp, tương tác xã hội và đôi khi có ảnh hưởng đến hành vi, khả năng tự lập. Vì vậy cha mẹ cần hiểu rõ những điểm mạnh yếu của con để có thể giúp trẻ bộc lộ tất cả những khả năng có thể.

Trẻ chậm phát triển tâm thần thường thích chơi với người khác nhưng lại không biết bộc lộ ra bên ngoài, hoặc khi chơi chung thì không biết phải chơi như thế nào cho đúng. Để giải quyết vấn đề này, cha mẹ cần phải có ý thức rằng trẻ đang gặp khó khăn trong thiết lập mối quan hệ với những người xung quanh. Do đó, cha mẹ cần tạo điều kiện tối đa để trẻ có thể giao tiếp, chơi được với người khác. Cha mẹ nên tìm cách chơi và đối thoại với con. Tạo điều kiện cho những người xung quanh có thể chơi và giao tiếp được với trẻ.

Trước hết, cha mẹ cần phải chú ý đến các vấn đề: hạn chế để trẻ chơi một mình, nên luôn luôn có người chơi với trẻ. Người chơi với trẻ cần phải biết đặt mình vào vị trí của trẻ để hiểu trẻ. Bước đầu có thể chơi theo ý của trẻ, để cho trẻ chấp nhận. Sau đó, giúp trẻ chơi theo sự hướng dẫn của chính người lớn để trẻ có thể học được những điều mới. Cũng lưu ý rằng trẻ sẽ học chậm hơn so với các trẻ khác ở những lĩnh vực trong cuộc sống nên cha mẹ cần có sự kiên nhẫn trong việc giảng dạy con.

Một số trẻ chậm phát triển tâm thần ở mức độ nhẹ có thể theo học với những trẻ bình thường và có thể theo kịp các trẻ đồng trang lứa. Tuy nhiên, trẻ chậm phát triển tâm thần ở mức độ khác thì cần được hỗ trợ bằng giáo dục đặc biệt. Để xác định được trẻ dưới 6 tuổi phát triển như thế nào có thể dùng một số test trắc nghiệm đo chỉ số phát triển (DQ) như: Test Fagan có thể đo cho trẻ từ 6,5 tháng đến 12 tháng tuổi; thang DENVER I, II; thang CAPUTE; thang BRUNÉT LEZINE để phát hiện chậm phát triển tâm thần nguy cơ. Ở tuổi lớn hơn dùng các thang đo chỉ số thông minh (IQ) để xác định mức độ chậm phát triển. Phát hiện càng sớm chậm phát triển ở trẻ và can thiệp sớm để có thể giúp trẻ phát triển tốt hơn.

Làm sao phát hiện

Khi cha mẹ thấy con mình có những biểu hiện: chậm phát triển về vận động như không lật khi 7 tháng, không ngồi một mình lúc 10 tháng, không đứng chựng lúc 14 tháng, không đi lúc 18 tháng, khó khăn khi sử dụng ngón trỏ khi 15 tháng. Chậm phát triển về giao tiếp như không nói từ đơn lúc 2 tuổi, nói một cụm từ lúc 3 tuổi, khả năng đối thoại với người lớn hạn chế khi được 5 tuổi. Học chậm so với trẻ cùng lứa, khả năng tiếp thu hạn chế..., cần đưa trẻ đến khám ngay để được chẩn đoán sớm và có những biện pháp chăm sóc cho phù hợp.

Theo Song Linh

Website BV Nhi Đồng 2



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.