Vàng da ở bé sơ sinh

Chứng vàng da ở bé sơ sinh là trường hợp da và tròng trắng của mắt bé có màu vàng. Theo thống kê, khoảng 30-50% số bé sơ sinh bị chứng vàng da mà cha mẹ có thể quan sát thấy.

Bình thường, vàng da không gây nguy hiểm. Khoảng 1 tuần sau đó, nó sẽ từ từ nhạt đi. Nếu sau khoảng thời gian này, vàng da không có dấu hiệu nhạt đi, bạn cần đưa bé đi khám. Tuy nhiên, nếu trong vòng 1 tuần đầu tiên mà vàng da quá nghiêm trọng thì cũng cần đưa bé đi khám.

Nguyên nhân

Trong cơ thể, các đợt máu mới luôn được tái sản xuất, còn đợt máu cũ bị phá hủy. Một trong những sản phẩm của đợt máu cũ, bị phá hủy là chất bilirubin. Chất này thường đi đến gan và được thải ra ngoài, qua phân.

Những ngày đầu tiên chào đời, gan của bé sơ sinh không hoạt động bình thường nên có xu hướng tích một lượng lớn bilirubin trong máu, gây vàng ở da và mắt.

Tác hại

Nếu lượng bilirubin quá cao, nó khiến bé sơ sinh choáng váng, buồn ngủ. Ngoài ra, nó còn ảnh hưởng đến thính giác và bộ não của bé. Nếu được nhập viện, bác sĩ sẽ điều trị để đảm bảo lượng bilirubin không tăng quá cao.

Chứng vàng da còn là dấu hiệu của bệnh gan. Triệu chứng khác của bệnh gan là phân có màu xanh nhạt, thay vì vàng.

Đối tượng dễ mắc vàng da

- Các bé sinh thiếu tháng.

- Các bé mắc một chứng bệnh nhiễm trùng.

- Những bé sơ sinh có yếu tố Rh- trong máu. Nguyên nhân này gây ra các phản ứng trong cơ thể bé, khiến các tế bào máu bị phá hủy nhanh hơn bình thường.

Phương pháp đo lượng bilirubin trong máu

Bác sĩ sẽ dùng phương pháp thử máu cho bé sơ sinh.

Điều trị

Chứng vàng da có thể khiến cơ thể bị mất nước nhẹ. Nếu vàng da nhẹ, không cần chữa trị thì bé có thể đuợc bổ sung nước, để tránh mất nước.

Với chứng vàng da loại trung bình, bé sẽ được trị liệu bằng ánh sáng. Bình thường, bé sẽ được bác sĩ cởi bỏ quần áo nhưng cần dùng miếng che mắt, rồi được đặt dưới ánh đèn. Ánh sáng có tác dụng phá hủy chất bilirubin ở da và làm cho màu vàng nhạt đi. Nhưng việc tắm nắng quá mức cho bé có thể gây cháy nắng.

Với chứng vàng da nặng, bé sơ sinh có thể được truyền máu (thay cho một đợt máu mới) để đẩy chất bilirubin ra ngoài.

Tác hại lâu dài

Thường sau khi bị vàng da, cơ thể của bé ít bị ảnh hưởng lâu dài. Những bé có bilirubin trong máu cao có thể được bác sĩ yêu cầu kiểm tra thính giác thường xuyên.

Chứng vàng da gây hại cho bộ não ít xảy ra nếu bé được phát hiện và điều trị sớm.

Theo Ngọc Huê



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.