BTC nói dối để giảm tội cho Minh Hằng?

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc cho rằng, phần vocal mà Minh Hằng “chôm chỉa” là hát không lời. Nếu ai gọi đó là hát bè thì quá “dốt nát” và nực cười. “Để hát tới nốt si – đố đã phải mất ít nhất 5 năm trong nhạc viện để rèn kĩ thuật Bel Canto, còn hát tới nốt mí như Lan Anh là đến tầm quốc tế!”, ông nói.

Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúccho rằng, phần vocal mà Minh Hằng “chôm chỉa” là hát không lời. Nếu ai gọi đó làhát bè thì quá “dốt nát” và nực cười. “Để hát tới nốt si – đố đã phải mất ítnhất 5 năm trong nhạc viện để rèn kĩ thuật Bel Canto, còn hát tới nốt mí như LanAnh là đến tầm quốc tế!”, ông nói.


Ngày 21/3, BTC Bước nhảy hoànvũ phát đi một thông cáo nhận lỗi về việc Minh Hằng “đạo” giọng Lan Anh,giảng viên thanh nhạc - Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, khi trình diễntác phẩm nhạc kịch The Phantom of The Opera. Tuy nhiên, trong đó,BTC cho rằng Minh Hằng chỉ mượn phần hát bè của ca sĩ Lan Anh để giảm nhẹtình tiết. Tuy nhiên, sự thực phần vocal đó có phải là hát bè?

Hát chính chứ không phải hát bè

Theo nhạc sĩ họ Đặng, nhạc phẩm kéo dài bốn phút, gồm phần hát của Minh Hằngvà Minh Quân. Phân tích riêng phần trình diễn của Minh Hằng, có thể thấy cóhai phần hát có lời và không có lời (vocali) kéo dài. Phần hát có lời củaMinh Hằng nhiều chỗ đã được làm dày thêm bằng những giọng hát khác. Riêngphần không có lời lại chia làm hai đoạn, đoạn một kéo dài gần 30 giây, lúcnày không còn giọng của Minh Hằng nữa, mà bắt đầu có giọng của ca sĩ Lan Anhvà một giọng hát khác tham gia cùng, nhưng cũng không phải là chất giọng củaMinh Hằng.

Tuy nhiên, giọng hát này cũng trình độ, khéo léo khi luồn vào cho khớp vàtạo sự hài hòa. Đến đoạn hát không lời thứ hai kéo dài tới gần 1 phút, làcao trào của màn trình diễn, giọng hát đạt tới nốt mí, lúc này chỉ còn hoàntoàn có giọng của ca sĩ Lan Anh làm chủ đạo. Giọng hát đi kèm đã biến mất,có lẽ vì lúc này nhạc quá cao. Trong khi phát giọng hát của ca sĩ Lan Anh,Minh Hằng vẫn mở khẩu hình theo đúng diễn biến của vocal. Khi giọng ca LanAnh đến mức thăng hoa nhất của bản nhạc, Minh Hằng dang tay, ngửa cổ lên vàkhẩu hình mở hết cỡ, nhưng hoàn toàn không thấy có bất kì dấu hiệu nào sựtham gia của Minh Hằng. Giọng hát lúc này cũng đi một mình một tuyến, khôngcó bất kì bè trầm hay bè cao nào tham gia, nên không thể gọi phần hát khônglời này là hát bè được.

BTC nói dối để giảm tội cho Minh Hằng?
Khi tập luyện cũng như vào phòng thu, Minh Hằng sẽ biết ngay mình có hát được hay không, nếu cô không hát được toàn bộ tác phẩm thì cô có thể từ chối để chuyển sang hát nhạc phẩm khác...

Theo nhạc sĩ Quang Long,NXB Âm nhạc, Bóng ma trong nhà hát chỉ khó ở những nốt cao cònphần đầu ai hát cũng hát ra được. Người bình thường chỉ hát đến nốt silà cùng nhưng ở đây lên tới tận nốt mí, cách nhau tới bốn nốt.

Ở Việt Nam, nhiều người vẫn nhầm lẫn việc hát không lời (vocal) với hátbè. Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc khẳng định, hát tới nốt mí chỉ có những giọngca opera đạt tới tầm quốc tế mới đạt tới và ngoài tài năng thiên bẩm, họphải mất nhiều năm khổ luyện kĩ thuật hát rất khó là Bel Canto.
 
“Vocal là hát không có lời, không có kĩ thuật hát Bel Canto thì khôngthể hát nổi. Với những người được đào tạo thanh nhạc bài bản, hát đượcsi giáng cũng phải được đào tạo thanh nhạc bài bản mới làm được, hát sithường, cũng vô cùng khó, chưa nói đến hát tới nốt đố. Khi hát lên caotới mức này, lên nửa tông thôi đã rất khủng khiếp, còn hát tới nốt míthì là những trường hợp rất hi hữu, phải tầm quốc tế. Như vậy có thểkhẳng định, Minh Hằng đạo giọng của Lan Anh ở những phần hát khó nhất,đẳng cấp nhất”, nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc phân tích.

Trong khi đó, hát bè (background vocal) có từ 2 người trở lên, mỗi ngườiđảm nhận một giọng: trầm, bổng, hay trung bình. Những đặc điểm này hoàntoàn không có ở phần hát mà Minh Hằng “đạo” của Lan Anh.

Đẳng cấp ca sĩ ở phần vocal

Với việc BTC cho rằng phần hát không lời đó là hát bè, nhạc sĩ họ Đặngkhẳng định: “Đến trẻ con cũng phải buồn cười!”. Theo ông, việc biến hátchính thành hát bè như phát ngôn của BTC khiến người hiểu biết khôngbuồn nói, có lẽ cực chẳng đã ca sĩ Lan Anh mới phải lên tiếng.

"Phần hát không lời trong opera chính là điểm nhấn thu hút người xem vàlàm họ bay theo tài năng, cảm xúc của ca sĩ. Đối với nghệ sĩ, đây cũngchính là phần để họ phô diễn thanh nhạc, khoe trình độ và đẳng cấp. Dámhát hay không dám hát phần vocal này chính là sự phân biệt đẳng cấp củaca sĩ. Các giọng hát dòng cổ điển trên thế giới thường không nhìn vàophần hát có lời ca, mà nhìn vào phần không lời để biết mình có hát đượchay không. Nếu không hát được, họ chắc chắn sẽ từ chối. Còn trường hợpMinh Hằng thì ngược lại, cô chỉ hát được phần có lời, còn phần không lờithì đành bó tay, phải viện trợ đến sự giúp đỡ của Minh Quân trong việc“chôm chỉa” giọng hát của Lan Anh. Ở Việt Nam, hát tới những nốt cao nàychỉ có một vài người như cố NSND Lê Dung, Bích Thủy, Lan Anh...", nhạcsĩ Đặng Hữu Phúc nói.

Mới đây nhất, một clip ghilại những hình ảnh Minh Hằng tập luyện cùng thầy giáo thanh nhạc Hải Đăngđược đưa lên mạng để chứng tỏ mình không chôm chỉa. Tuy nhiên, clip này càngchứng tỏ Minh Hằng đã không tập luyện chút nào phần hát không lời.

Ca sĩ Lan Anh cũng buồn khi BTC gọi đó là hát bè và cho rằng Minh Hằng vôcan. Chị cho rằng, khi tập luyện cũng như vào phòng thu, Minh Hằng sẽ biếtngay mình có hát được hay không, nếu cô không hát được toàn bộ tác phẩm thìcô có thể từ chối để chuyển sang hát nhạc phẩm khác, chứ không ai có thể épMinh Hằng đi lấy đoạn hát của người khác ghép vào phần trình diễn của mình.

Đặc điểm của nghệ thuật Bel canto đối với nghệ sĩ là khả năng hát liền mạch những chuỗi nốt nhạc nhẹ nhàng bay bổng trong cùng một hơi (legato) và kỹ năng hát hoa mỹ (fioritura) ở tốc độ nhanh, rung láy và đặc biệt là khả năng điểm nốt trang trí trên mỗi câu nhạc, không tạo ra những âm thanh chói tai ở những nốt cao. Bel canto thường là sự kết hợp hoàn hảo của kỹ thuật hát và vẻ đẹp của tác phẩm.


Theo Đất Việt



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.