Bức xúc với hát nhép, biểu diễn chui…

Rất nhiều bất cập trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật, như: hát nhép, biểu diễn “chui”, trá hình…

Rất nhiều bất cập trong hoạt động biểudiễn nghệ thuật, như: hát nhép, biểu diễn “chui”, trá hình… đã được bànđến trong Hội nghị Tổng kết, đánh giá 6 năm thực hiện Quy chế 47 về biểudiễn nghệ thuật chuyên nghiệp diễn ra hôm qua (29/7) tại Hà Nội. Tuynhiên, để giảm thiểu những lộn xộn này có lẽ vẫn là bài toán khó…

Từ chuyện hát nhép

Tại Quy chế Hoạt động biểu diễn và Tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyênnghiệp (gọi tắt là Quy chế 47), một trong những điều nghiêm cấm là: “Dùng các phương tiện kỹ thuật để thay thế giọng hát thật”. Vậy màtrên thực tế, chuyện hát nhép xảy ra khá thường xuyên.

Ca sĩ nghiệp dư hát nhép đã đành, nhiềuca sĩ kỳ cựu cũng... nhép để đảm bảo độ an toàn cho chương trình, nhấtlà trong các buổi có truyền hình trực tiếp. Ông Võ Trọng Nam - Trưởngphòng Nghệ thuật, Sở VH,TT&DL TP. HCM - than thở rằng, việc kiểm trahành vi hát nhép vô cùng khó khăn vì các phương tiện kỹ thuật âm thanhngày càng hiện đại. Thậm chí không chỉ có nạn hát nhép, còn có cả nhạcnhép!

Bức xúc với hát nhép, biểu diễn chui…
Một chương trình hợp xướng cũng “nhép”

Không chỉ có Quy chế 47, Nghị định 103 vềviệc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóathông tin có hiệu lực từ ngày 1/1/2010 còn nêu rõ, việc dùng băng đĩahoặc các phương tiện âm thanh khác đã thu sẵn để thể hiện thay cho giọnghát thật sẽ bị phạt từ 2 đến 5 triệu đồng. Các cơ quan quản lý biết vậymà vẫn đành bó tay.

Đến chuyện biểu diễn “chui”… và treo dêbán chó

Không chỉ có nạn hát nhép làm các nhà quản lý đau đầu, việc biểu diễntrong các nhà hàng, khách sạn... hiện nay ngày càng biến tướng phức tạphơn. Theo Quy chế 47, các khách sạn, nhà hàng, nhà nghỉ, điểm vui chơigiải trí công cộng... được tổ chức biểu diễn tại địa điểm kinh doanhnhững chương trình đã được phép phổ biến không bán vé, thu tiền dưới mọihình thức...

Song, NSƯT Quốc Chiêm - Phó GĐ SởVH,TT&DL Hà Nội - khẳng định tại các quán bar, nhà hàng... hiện nay, đơnvị kinh doanh tổ chức biểu diễn nghệ thuật không bán vé nhưng lại bánhàng và thu dịch vụ quá cao. Thực tế này cũng khá phổ biến ở TP.HCM, bởitheo ông Võ Trọng Nam, hằng đêm, các phòng trà ca nhạc vẫn sáng đèn.Trong số đó, có những phòng trà quy mô lên tới vài trăm chỗ ngồi. Ở đó,giá một ly cà phê có thể lên tới cả triệu đồng... Có khách sạn lớn, đầutư hàng tỷ đồng làm live show...

Không sôi động như hai “thị trường” biểu diễn lớn là Hà Nội và TP.HCM,nhưng hoạt động biểu diễn ở Thái Nguyên vẫn còn khá nhiều bất cập. Dưluận hẳn chưa quên được sự cố hàng ngàn khán giả rượt đuổi đánh ca sĩ,đập phá sân khấu... xảy ra ở tỉnh này cuối năm 2006. Vậy mà theo nhạc sĩLê Tú Anh - Trưởng phòng Nghiệp vụ, Sở VH,TT&DL tỉnh Thái Nguyên, tìnhtrạng quảng cáo mạo danh, quảng cáo không xin phép, biểu diễn không đúnggiờ, biểu diễn không đúng chương trình được cấp giấy phép... vẫn xảy ranhư cơm bữa.

Ông Tú Anh kể, mới đây, các nhà quản lýcòn bị thót tim vì tới tận 23h45, nữ ca sĩ P.N từ hải ngoại trở về mớicó mặt ở sân khấu. Nếu cô chậm chỉ 15 phút nữa, sự cố năm 2006 có thể đãlặp lại... Hơn nữa nhiều chương trình biểu diễn khi đến tỉnh lẻ khôngđược đầu tư về cơ sở vật chất. Thậm chí, chỉ có cái sân khấu trơ trọi ởgiữa sân vận động. Sau bức màn, ca sĩ, diễn viên chờ ra sân khấu có thểngồi đánh bài, nhổ râu, nặn mụn... cho nhau, rất phản cảm... Năm 2009,Thanh tra văn hóa tỉnh Thái Nguyên cũng đã phạt 2 đơn vị tổ chức viphạm, thu nộp ngân sách 13 triệu đồng. Thậm chí, có công ty tới biểudiễn tại Thái Nguyên còn dám làm giả văn bản của Cục Nghệ thuật Biểudiễn...

Trước những bức xúc xung quanh vi phạm trong lĩnh vực biểu diễn trên địabàn tỉnh Thái Nguyên thời gian qua, nhạc sĩ Lê Tú Anh kiến nghị cần bổsung quy định về việc cấm ca sĩ chạy show. Không ít lần, ca sĩ bị pháthiện có tên cùng lúc trong nhiều chương trình biểu diễn cùng thời điểm,mà có khi nơi biểu diễn ở hai tỉnh khác nhau. Ảnh ca sĩ “sao” xuất hiệnở băng-rôn quảng cáo, nhưng rốt cuộc giờ chót mới xuất hiện để hát 1-2bài khiến khán giả bức xúc.

Nâng chế tài xử phạt thật nặng!

Để “quản” hoạt động biểu diễn tại các quán bar, phòng trà, nhà hàng, khuvui chơi giải trí... đại diện Sở VH,TT&DL TP.HCM thẳng thắn đề nghị cầnphải kiểm duyệt và cấp phép các chương trình trước khi công diễn... Đạidiện Sở VH,TT&DL tỉnh Khánh Hòa lại cho rằng, phải tái cấp thẻ hành nghềcho nghệ sĩ để chấn chỉnh những bất cập trong lĩnh vực này.

Tuy nhiên, NSND Lê Ngọc Cường, nguyên Cục trưởng Cục Nghệ thuật Biểudiễn, cho rằng, những giải pháp nói trên sẽ không thể triệt để nếu khôngtìm ra căn nguyên của vấn đề. Theo ông Cường, nên “xiết” từ khâu cấpphép đăng ký kinh doanh. Thực tế, có công ty được thành lập với haithành viên, nhưng đăng ký tới 48 ngành nghề hoạt động. Và hầu hết cáccông ty đều đăng ký tổ chức biểu diễn nghệ thuật. Thế mới dẫn tới tìnhtrạng... loạn như hiện nay.

Còn ông Phạm Xuân Phúc, Phó Chánh Thanh tra Bộ VH,TT&DL thì cho rằng,biện pháp hữu hiệu là phải sửa đổi, bổ sung và nâng chế tài xử phạt thậtnặng các hành vi hát nhép, quảng cáo mạo danh ca sĩ... kể cả việc biểudiễn, thu âm, làm chương trình tại nước ngoài mà chưa có sự đồng ý củacơ quan nhà nước...

Các ý kiến tiêu biểu nói trên của gần 40 nhà quản lý, nghệ sĩ, nhàbáo... sẽ được Cục Nghệ thuật Biểu diễn tổng kết để thực hiện sửa đổiQuy chế 47 trong thời gian tới.

TheoThể thao Văn hóa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.