Duyên thắm trầu cau

Thắm lại duyên nhau

"Có phải duyên nhau thì thắmlại, đừng xanh như lá bạc như vôi", nữ sĩ Hồ Xuân Hương từng viết những câu thơrất hay về tình yêu gắn với duyên trầu cau, gắn với tục ăn trầu của người Việt.Đây là một mỹ tục của văn hóa Việt đến nay không còn nhiều, nhưng những dư âmcủa nét đẹp này thì vẫn còn nguyên vẹn".

Thắm lại duyên nhau

Tục ăn trầu của người Việt bắtđầu từ câu chuyện cổ tích về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó, tìmnhau vượt non vượt suối và cùng hóa thành trầu, thân cau, tảng đá quấn quýt bênnhau. Hẳn đã là người VIệt thì ai cũng biết tới. Cùng với câu chuyện tình cảmđộng ấy, vua Hùng đã cho thử lấy lá trầu ăn chung quả cau và vôi từ tảng đá nungxốp thì thấy vị cay cay, nồng đượm như mối tình của ba người.

Tục ăn trầu rađời: Một chút vôi từ đá, lá trầu, miếng cau cuốn vào nhau, càng ăn càng say,càng thấm thía, mắt sáng môi đỏ, ấm áp lòng người.

Duyên thắm trầu cau
Tục ăn trầu của người Việt bắt đầu từ câu chuyện cổ tích về tình cảm vợ chồng thủy chung, anh em gắn bó, tìm nhau vượt non vượt suối và cùng hóa thành trầu, thân cau, tảng đá quấn quýt bên nhau

Theo GS. Trần Ngọc Thêm, ĐH Khoahọc Xã hội & Nhân văn TP.HCM, trong văn hóa Việt từ xa xưa, "miếng trầu là đầucâu chuyện", là thay cho lời mở đầu nồng nàn, đưa cay, để mọi câu chuyện dườngnhư trở nên gần gũi, thân thiết hơn.

Không chỉ thế, khi người Việt Nam chưa biếtlàm duyên bằng son phấn, mỹ phẩm thì miếng trầu têm cánh phượng đã làm đẹp chobao cô gái, bao thiếu phụ có má thắm môi duyên. Chẳng thế mà, cho tới những bàcụ lưng còng, xế bóng, cối giã trầu vẫn là vật bất li thân.

Trẻ con lớn lên ở thành thị ngàycàng ít biết đến hình ảnh những bà, những mẹ thong thả nhai trầu. Mắt long lanh,môi và má hồng hào trong nắng sớm mai ửng màu mật ong. Hình ảnh ấy đẹp như cổtích, khiến rất nhiều thế hệ người con xa xứ không ít lần bùi ngùi khi hoàihương.

Và cả những làng quê sau luỹ tre,hình ảnh những bà, những chị ăn trầu bây giờ cũng ngày càng ít. Nhưng tục ăntrầu đã trở thành một nét văn hóa không phai nhòa trong tâm hồn người Việt.Trong lễ cưới hỏi, trong các mâm thờ cúng dâng ông bà tổ tiên không thể thiếucau, trầu.

Theo thời đại, tục ăn trầu chỉ còn là những miếng trầu têm cánhphượng gói trong phong giấy báo hồng báo hỉ nhỏ xíu. Trầu cau có khi bày rakhông phải để mời nhau "đưa cay" cho câu chuyện thêm ấm nồng nhưng vẫn có ýnghĩa "là đầu câu chuyện", luôn xuất hiện nơi thành kính, lễ lạt và quan trọnghơn, nó được ngầm hiểu về sự thuỷ chung, keo sơn, gắn bó của lòng người.

Còn mãi trong nét đẹp Việt

Sẽ nhiều thế hệ lớn lên không ăntrầu nhưng vẫn âm thầm nhớ, da diết nhớ cái duyên nghĩa trầu cau trong câuchuyện cổ tích giản dị xưa. Phải chăng đó là cái duyên của sự chuyển hóa, của sựcách điệu.

Trầu, cau, vôi, vỏ...tất cả nếu đứng riêng rẻ thì mỗi thứ chỉ là cây,là đá, là lá, không có khả năng làm ấm, làm say lòng người. Nhưng khi chúng hợplại, hòa quyện, được ấp ủ trong môi miệng của con người, thì tất cả bỗng biếnđổi ấm áp. Không chỉ gần gũi, thân thiết trong đời sống, trầu cau đã là nơi khởiđầu cho bao mối lương duyên trong thi ca, nhạc hoạ.

Duyên thắm trầu cau
Hình ảnh gắn với trầu cau luôn làm xao xuyến bao lòng người Việt

Hình ảnh gắn với trầu cau luônlàm xao xuyến lòng người khi hàng trăm áng thơ cùng hướng về tình yêu đôi lứa,tình yêu quê hương: "Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi/ Này của Xuân Hương đã quệtrồi/ Có phải duyên nhau thì thắm lại/ Đừng xanh như lá bạc như vôi" (Hồ XuânHương). Hoặc dịu dàng đến tình tứ: "Nhà anh có một giàn giầu/ Nhà em có một giàncau liên phòng/ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông/ Cau thôn Đoài nhớ giầu không thônnào" (Nguyễn Bính). Hay rạng ngời dáng vẻ quê hương với "Những cô hàng xén răngđen/ Cười như mùa thu tỏa nắng" (Hoàng Cầm)...

Ở VN, địa danh Mười tám thônvường trầu đã nổi tiếng hàng trăm năm nay. Đây là vùng đất có đặc điểm thổnhưỡng tốt, phù hợp với cây trầu, cộng với kinh nghiệm của di dân, Mười tám thônvườn trầu trở thành nơi chuyên canh và cung cấp trầu cho khắp Nam Kì lục tỉnh.

Thuở ban đầu, Mười tám thôn vườn trầu còn hoang sơ, cỏ cây rậm rạp và nhiều thúdữ, đặc biệt là hổ. Tương truyền thời đấy, "ông ba mươi" vẫn thường đi nghênhngang trên đường làng giữa ban ngày, còn ban đêm thì thả sức tung hoành quấyphá, vì vậy mới có câu "dữ như cọp Mười tám thôn vườn trầu". Mỗi lúc đi bántrầu, các nhà vườn thường phải nhập toán lên đến ba, bốn mươi người gồng gánhđem trầu về bán tậi Sài Gòn, Bến Nghé.

Đến đầu thế kỉ 19, Mười tám thôn vườntrầu đã trở thành một vùng dân cư trù mật với những phiên chợ trầu sầm uất. Cácvườn trầu nối liên tiếp xanh bất tận. Nghề nuôi ngựa, nuôi gà chọi ở đây khá nổitiếng.

Duyên thắm trầu cau

Chị Nguyễn Kim Thanh, một tiểuthương ở chợ Bà Điểm (chợ chuyên bán trầu ở đây) chia sẻ, bán cau trầu có chỗngồi cao sang (vì là đồ thờ cúng) nhưng không lãi hơn bán rau vì mấy ai nghĩ đếnchuyện cúng cau, trầu. Cũng may cho tới nay, trong các lễ cưới hỏi, trầu cau vẫnlà thứ có giá, không thể thiếu.

Bây giờ về mảnh đất bạt ngàn trầuxưa kia, chỉ còn rất ít mảnh vườn trầu nằm sâu trong hẻm. Ở chợ Bà Điểm, ngàycàng ít hàng trầu cau và chủ yếu vẫn là khách đến mua cau cưới. Không còn cáithời các bà, các chị hăm hở lựa tìm trầu quế trầu cay và các cô gái trào chongười yêu chiếc khăn trầu tình tứ. Không ai coi "răng đen" màu nước trầu lónglánh là "mùa thu tỏa nắng".

Đám cưới, lễ lạt, trầu cau sau khi chưng rồi cũnghéo dần trên đĩa. Đôi khi, gặp những cụ bà ngồi đâu đó, tay quết cối trầu thậtnhuyễn, ta thảng thốt nhận ra một nét đẹp vượt thời gian. Từ hàng trăm năm trướcđến nay vẫn vậy, như một vầng sáng dịu ngọt đã chìm hơn một nửa vào qúa khứ.

Theo Diệu An
Mỹ thuật cưới



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.