Ngon Chuẩn

Vào đời Hùng Vương thứ 18, nhà vua mở hội kén rể cho nàng công chúa vô cùng xinh đẹp của mình. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến thi thố. Hai chàng trai ngang tài ngang sức khiến nhà vua hết sức bối rối. Cuối cùng, ông ra quyết định ai dâng lễ vật bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì ông sẽ gả con gái cho..

Con gà quá đỗi bình thườngtrong đời sống, trong ẩm thực. Nhưng từ xưa đến nay, nó là cái chuẩn để đánh giávị ngon. Nó còn là biểu tượng, là hình ảnh ước lệ nói về hạnh phúc và no ấmtrong văn hóa dân gian.

Vào đời Hùng Vương thứ 18, nhà vua mở hội kén rể cho nàng công chúa vô cùng xinhđẹp của mình. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến thi thố. Hai chàng trai ngang tàingang sức khiến nhà vua hết sức bối rối. Cuối cùng, ông ra quyết định ai dâng lễvật bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì ông sẽ gả con gáicho...

Truyền thuyết và dân gian

Vào đời Hùng Vương thứ 18, nhà vua mở hội kén rể cho nàng công chúa vô cùng xinhđẹp của mình. Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến thi thố. Hai chàng trai ngang tàingang sức khiến nhà vua hết sức bối rối. Cuối cùng, ông ra quyết định ai dâng lễ vật bao gồm voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao thì ông sẽ gả con gáicho...

Ngon Chuẩn
Ảnh minh họa (nguồn Internet)

Từ truyền thuyết mới thấy, con gàđã có mặt trong văn học dân gian từ xa xưa lắm. Trong bộ ba những loài thú quýhiếm dành tiến vua, con gà đã có mặt. Con gà cũng gần gũi lắm trong đời thường,trong văn hóa dân gian. Những bức tranh Đông Hồ "gà lợn nét tươi trong" đã giữmãi cái hồn dân tộc trên giấy điệp. Những bức tranh ấy đã trở thành các khuônmẫu mang tính ước lệ.

Trong con số không ít tranh Đông Hồ tên tuổi, người ta thấy sáng lên một nhómnhững bức tranh về gia cầm. Con gà con vịt mang ý nghĩa về sự no ấm, đầy đủ. Nhưcặp tranh Vinh Hoa với hình ảnh một đứa bé ôm con gà và Phú Quý với ảnh bé ômvịt. Ngày Tết, treo cặp tranh này trong nhà cũng như treo lời chúc tụng: Tiếntài Tiến lộc, Tài hằng nguyên trí, Lộc vị cao thăng.

Được nhắc đến nhiều hơn so vớivịt, con gà còn được họa trong bức "Gà dạ xướng" với ý nghĩa xua đi những điềurủi, đem tài lộc đến trong nhà. Hay bức tranh "Gà đại cát đơn giản với hai chữHán tự Đại Cát, như đem những điều may mắn đến cho gia đình.

Ngày tết, mua tranh về treo hay tặng tranh cho nhau, đó là một nét truyền thốngrất đẹp của người dân Bắc Bộ, và chú gà là một hình ảnh ước lệ để người tachuyển tải những thông điệp thương yêu và chúc tụng đến nhau.

Ngay cả trong một đám cưới, bức tranh Đông Hồ cũng có thể xuất hiện với hình ảnhquen thuộc: một đàn gà với đủ gà trống, gà mái và những chú gà con. Gà trốngtrong tư thế che chở, gà mái với tư thế nũng nịu và những chú gà con đầy thơngây tinh nghịch.

Không cần phải có dòng chữ nôm đikèm "Lắm con nhiều cháu, giống cánh giống lông" phỏng theo câu tục ngữ "con nhàtông không giống lông cũng giống cánh", người ta cũng hiểu bức tranh như lời cầuchúc về một gia đình đầm ấm, hạnh phúc. Con gà mang nhiều biểu trưng trong vănhóa dân gian là vậy.

Ca dao đến ẩm thực

Và nếu như ngày lễ tạ ơn ở trời Âu luôn phải có chú gà tây quay vàng thì ngàyTết nguyên đán ở Việt Nam, gà cũng không thể thiếu trong mâm cơm gia đình. Nhưngtrước đó, con gà đã được dâng cúng như một lễ vật thiêng liêng dành cho trờiđất, cho ông bà tổ tiên. Còn gì tỏ rõ lòng thành hơn những sản vật đặc sắc nhấtdâng lên bề trên? Và gà được chọn như cái chuẩn cho những gì ngon nhất.

Ngay cả chọn con gà cúng cũng phải theo những tiêu chuẩn riêng. Gà phải là gàtơ, gà trống chưa đạp mái hoặc gà mái chỉ vừa sắp lên ổ đẻ. Mào gà phải đỏ tươi,độ cao đồng đều đẹp mắt. Lông gà óng mượt, con gà mập mạp, ức đầy đặn. Luộc cũngphải khéo để da gà căng vàng mà không rách, con gà nhìn mỡ màng mà không ngánngấy...

Mà đâu chỉ vì được đưa vào mâm cúng mà kết luận gà đại diện cho cái chữ ngon.Ngay cả trong đời sống hằng ngày, người ta cũng thường dùng gà làm cái chuẩn đểso sánh. Cứ hễ có một loại thịt nào lạ, một món ngon nào mới, người ta đều sosánh: "Ngon như thịt gà!". Hay để miêu tả thịt ếch ngon, người ta khoác luôn chonó cái tên "thịt gà đồng". Nên nói không ngoa, gà là cái ngon chuẩn, là cái mốctọa độ để người ta đánh giá vị ngon.

Lẽ dĩ nhiên, ngoài việc ngon, gà còn được chọn làm chuẩn nhờ tính phổ biến củanó. Gà quen thuộc trong đời sống, trong ẩm thực. Vì vậy, gà cũng xuất hiện nhiềutrong ca dao - một nét văn hóa rất đặc trưng và gần gũi của người Việt. Cho nênnhững thức ngon đặc sắc là "Cơm chín tới, cải ngồng non, gái một con, gà nhảy ổ"hoặc "Cau phơi tái, gái đoạn tang, chim ra ràng, gà mái ghẹ", hay "Cau hoa gàgiò".

Khuyên nhau đoàn kết, người ta nói "Khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng mộtmẹ chớ hoài đá nhau". Để chê bai tính thiển cận, người ta đưa ra hình ảnh "Gàquè ăn quẩn cối xay".

Ngay cả việc chọn gà ngon, dân gian cũng đúc kết thành rất nhiều ca dao tục ngữ.Nào "Gà ba tháng vừa ăn, ngựa ba năm vừa cưỡi", "Gà cựa dài thịt rắn, gà cựangắn thịt mềm" hay "Gà đen chân trắng, mẹ mắng cũng mua". Còn trong con gà thì"Nhất phao câu, nhì đầu cánh".

Có thể nói, trong ẩm thực và đời sống Việt, không một loại thực phẩm nào, khôngmột loài động vật nào quen thuộc và phổ biến bằng con gà. Nhưng cái chuẩn ngonngày ấy cũng đã phôi pha quá nhiều với đời sống công nghiệp ngày nay. Giờ đây,tìm cho được miếng thịt gà ngon và dai cũng chẳng dễ dàng, nói gì đến nhữnggiống gà tiến vua, gà Hồ, gà Đông Cảo quý hiếm ngày xưa. Con gà vì vậy, cũngbuồn đi ít nhiều...
 

Theo Chu-Yên
Món Ngon Việt Nam




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.