Những "ngôi sao" trong làng báo

Ca sĩ, diễn viên, đạo diễn, tác giả kịch bản… vốn là “đối tượng săm soi” của cánh nhà báo theo dõi mảng văn hóa nghệ thuật. Người ta vẫn nói: ngồi ngoài chê thì dễ, nhảy vào làm mới khó.

Ca sĩ, diễnviên, đạo diễn, tác giả kịch bản… vốn là “đối tượng săm soi” của cánh nhà báotheo dõi mảng văn hóa nghệ thuật. Người ta vẫn nói: ngồi ngoài chê thì dễ, nhảyvào làm mới khó. Vậy mà vẫn có không ít nhà báo chẳng ngại chuyện trở thành kẻbị soi, đơn giản vì họ có khả năng (hoặc tin rằng mình có khả năng) và mê nghệthuật đến mức không thể đứng ngoài cuộc. Nhân ngày Nhà báo Việt Nam 21/6, xinđược kể vài câu chuyện của những nhà báo đa năng này.

Giờ này đã được xem làmột tên tuổi khá đình đám trong giới phim ảnh, nhưng nghề nghiệp xuất thân củaLương Mạnh Hải là nghề báo. Tốt nghiệp đại học Ngân hàng chuyên ngành chứngkhoán, nhưng thời sinh viên đã ham mê viết bài (mảng văn hóa quốc tế) cho báoHoa học trò, Sinh viên, nên Hải đã chọnTP.HCM làm nơi lập nghiệp.

Nhờ làmbáo, lúc đó tại tạp chí Tiếp thị & Gia đình,nên Hải “lọt mắt xanh” đạo diễn Lê Hoàng vốn cũng là cộng tác viên thân thiếtcủa tạp chí này, để vào một vai xuất hiện đầu phim và cuối phim (chứ không phảitừ đầu tới cuối phim) - bộ phim Nữ tướng cướp.Lúc đó là năm 2004. Trước đó, khán giả xem đài truyền hình Hà Nội đã biết đếnLương Mạnh Hải với vai trò biên tập viên chương trình ca nhạc quốc tếGiai điệu cuối tuần.

Những "ngôi sao" trong làng báo
Nhà báo Lương Mạnh Hải cùng Tăng Thanh Hà trong Bỗng dưng muốn khóc

SauNữ tướng cướp, Lương Mạnh Hải cùng đạodiễn Nguyễn Quang Dũng gây cú sốc với vai anh chàng đồng tính mặc váy ngủ màuhồng trong bộ phim Hồn Trương Ba, da hàng thịt.Tuy nhiên, đó chỉ là những lần “dạo chơi” của Hải với phim ảnh bên cạnh nghềbáo. Cho đến khi cùng Vũ Ngọc Đãng mở màn kiểu phim truyền hình “sạch, đẹp kiểuHàn” với Tuyết nhiệt đới, Lương MạnhHải đã thành cặp bài trùng của đạo diễn này và đi theo con đường của một diễnviên chuyên nghiệp.

Đến nay,Lương Mạnh Hải đã cùng Vũ Ngọc Đãng đi qua nhiều sóng gió sau mỗi tác phẩm họthực hiện, và dù còn nhiều ý kiến khen chê trái chiều về anh, Lương Mạnh Hải vẫnlà một diễn viên nam được nhắc tên nhiều nhất trong thời kì phim ảnh cực hiếmsao nam như hiện nay.

#

Không“chường mặt” lên phim, một vài nhà báo chọn con đường ca hát. Họ cũng ra album,cũng biểu diễn nhưng lại làm công việc này theo kiểu “vui là chính” và vì vẫn lànhà báo nên họ không phải chịu sức ép từ thị trường giống như các ca sĩ.

Ở Hà Nội,có hai gương mặt nhà báo nổi đình nổi đám về đi hát là Ngô Bá Lục (báo điện tửVnMedia) và Nguyễn Mạnh Hà (báoTiền phong). Còn ở TP.HCM, nhà báo Quốc Vĩnh (chủ biên của Saigontimes) cũng đã kịp phát hành hai albumNhớ Trịnh Công Sơn và mới đây làRu đời đi nhé!.

Về cơduyên đến với ca hát, nhà báo Ngô Bá Lục cho biết: “Từ bé sinh ra đã biếthát, và cứ hát như thể nó là cơm ăn nước uống hàng ngày vậy. Hát với tôi, nhưkiểu sáng ngồi quán trà đá, thuốc lào vặt, chiều đá bóng ở sân đất với đám bạnthân. Khi nào hết trà đá, hết bóng bánh thì lúc đó mới hết hát”.

Những "ngôi sao" trong làng báo
Nhà báo Ngô Bá Lục từng nhận mức cát-sê cao nhất là 15 triệu đồng

Còn vớinhà báo Nguyễn Mạnh Hà thì: “Tôi đi hát bởi vì tôi có giọng hát, có những bàihát tôi thích và có người nghe tôi hát. Tôi quyết định hát cho mọi người nghethì đúng hơn, bắt đầu từ năm 2006 với 2 album đề-mô và một chương trình nhỏ tạiquán bar ở Hà Nội. Tôi hầu như không đi hát, nên hiện tại có thể coi là ca sĩphòng thu. Mọi người nghe qua đĩa hoặc xem qua clip là chính”.

Ngô Bá Lục được nhiều người biết đến với tư cách là một nhà báo viết về âm nhạc,showbiz khá sắc sảo. Mấy năm trở lại đây, anh thường xuyên tham gia các cuộc thiâm nhạc, mặc dù chỉ là những cuộc thi mang cấp… cơ quan nhưng giọng hát của anhít nhiều được chú ý, nhất là những bài hát thuộc phong cách dân gian.

Anh làngười khá có duyên với các giải thưởng, mới đây nhất, anh đã giành ngôi vị quánquân trong Liên hoan Tiếng hát Người làm báo lần thứ hai. Còn nhà báo NguyễnMạnh Hà (nghệ danh Khôi Minh) thường biểu diễn ở các bar ca nhạc hoặc quán càphê có không gian cho âm nhạc, cũng có khi ở các trường đại học cho sinh viên.

 Đầunăm nay, Nguyễn Mạnh Hà đi hát ở khá nhiều đình làng và sân khấu liên hoan âmnhạc điện tử thử nghiệm quốc tế Không GianXanh tại Hà Nội trong các tiết mục kết hợp cùng nhóm Ca Trù Thăng Long.Còn bình thường, anh cùng bạn bè tự tổ chức chương trình với nhau.

NguyễnMạnh Hà đã ra album Khôi Minh – Bộ sưu tập 09tập hợp những ca khúc xưa của các nhạc sĩ như Ngô Thụy Miên, Trịnh Công Sơn, VănCao, Dương Thiệu Tước.... Cát-sê đi hát của Ngô Bá Lục được anh tiết lộ cao nhấtlà 15 triệu, và thấp nhất là… không đồng nào.

Còn NguyễnMạnh Hà không đưa ra một con số thật cụ thể khi so sánh với các ca sĩ chuyênnghiệp nhưng anh bảo: “Chắc là phải chênh lệch rất rất nhiều đấy”. Nhàbáo đi hát, phần lớn là thuận lợi hơn so với các “nhà” khác. Bởi vì theo như NgôBá Lục thì: “Tôi viết về âm nhạc nên tôi hiểu showbiz hàng ngày, từ đó mà địnhhướng cho mình, xác định mình đứng ở đâu, cho dù chỉ là nghiệp dư”.

Vài nhà báo khác lại có tên trong lĩnh vực viết kịch bản. Cây bút phê bình sânkhấu sắc sảo trước đây của báo Thanh niênvà sau đó là Tuổi trẻ Hoài Hương saukhi giã nghiệp báo đã trở thành một tác giả kịch bản “có số”. Nhà báo NguyễnChương của báo Tuổi trẻ trước đây cũng từng chủ trì một công ty chuyên cung cấpkịch bản phim truyền hình…

Tác giảXuyên Lâm, người góp phần tạo nên cơn sốt kịch kinh dị ở TP.HCM với kịch bảnNgười vợ ma (kịch mục ăn khách nhất củasân khấu Phú Nhuận và cũng đang giữ kỷ lục về số suất diễn trong lịch sử sânkhấu Việt Nam) thì chính là phóng viên Quang Thi đã gắn bó với mảng văn hóa vănnghệ của báo Thanh niên từ năm 2001 đếnnay.

Học luậtnhưng lại đi làm báo và chính những kiến thức từ trường luật đã giúp Quang Thirất nhiều trong nghề báo với những luận điểm gãy gọn, xác đáng và luôn “đủ đầychứng cứ”.

Những "ngôi sao" trong làng báo
Cảnh trong vở Người vợ ma, kịch bản của nhà báo Quang Thi

Trở lạivới Người vợ ma, kịch bản đầu tiên đượcdựng trên sân khấu của mình thì lúc đầu chính Quang Thi cũng hồ nghi về sự thànhcông của vở diễn mặc dù ngay trong buổi phúc khảo đạo diễn Trần Minh Ngọc đãphải thốt lên: “Vở này rất ăn khách đấy!”. Hiện nay kịch bản này đã được QuangThi chuyển thể thành kịch bản điện ảnh. Và sắp tới, anh sẽ trình làng kịch bảnmới màu sắc “liêu trai” Trăng máu (đạodiễn Hoàng Duẩn), song song với việc hoàn thành kịch bản vở nhạc kịch hài hướctheo “đặt hàng” của “bà bầu” Hồng Vân…

Không chỉthế, nhà báo còn làm… bầu sô ca nhạc. Nhà báo Thanh Hiệp (báoNgười lao động) là một cây bút phê bình sân khấu kỳ cựu nhưnganh còn là một đạo diễn, một “ông bầu” mát tay. Và cũng hiếm có một phóng viênnào chịu khó như Thanh Hiệp khi để hiểu thêm về lĩnh vực sân khấu mà mình phụtrách, anh đã theo học đạo diễn (Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Việt Nam phốihợp với Trường Cao đẳng Sân khấu Điện ảnh TP.HCM tổ chức) trong 7 năm trời, làbạn đồng khóa với NSƯT Thành Hội, nghệ sĩ Khánh Hoàng, đạo diễn Mỹ Khanh… vàtheo học ca cổ với danh cầm Út Trong trong nhiều năm.

Từ năm2000, Thanh Hiệp được biết đến với vai trò tổ chức chương trình khi cộng tác vớiBan Văn nghệ HTV thực hiện chương trình Nghệsĩ và công chúng đưa nhiều chương trình văn nghệ nhất là cải lương đếnvới bộ đội, công nhân, các trại dưỡng lão… Có thể nói anh là một trong nhữngngười tích cực giúp cải lương được sáng đèn trong thời buổi sân khấu cải lươngđang “khó khăn đủ đường”.

“Tôinghĩ đó không phải là nghiệp làm bầu như nhiều người vẫn nghĩ, mà chỉ là sự phốihợp của những người làm báo nhằm đem niềm vui đến phục vụ khán giả. Có bước vàolàm chương trình thì mới thấm thía cái cực của nhà tổ chức mà thông cảm cũng nhưrút kinh nghiệm để vận dụng tốt cho những chương trình Mai vàng của báo Người lao động”, Thanh Hiệp chiasẻ.

Nhiềungười cho rằng khi giữ quá nhiều vai trò thì người làm báo không còn giữ đượcngòi bút khách quan nhưng xem ra những bài viết của Thanh Hiệp lại thường xuyênphê bình “người mình yêu” – sân khấu cải lương.

Anh nói: “Sựkhách quan nằm ở chính công việc của mình. Nếu tự mình khen mình dài đuôi, thì“đi đêm có ngày gặp ma”. Trong làng báo giải trí hiện nay, rất nhiều cách PR chocông việc của “gà nhà”, đó chẳng phải là sự thiếu khách quan của nghề nghiệpchúng ta sao? Theo tôi, cách tốt nhất là hãy thận trọng với những lời mời tổchức, phân biệt đâu là chỗ cần đến mình, và nơi nào thì biết từ chối. Khi đó bảnthân mình có thông tin về chương trình đó cũng sẽ khách quan hơn”.

Theo Thể thao Văn hóa



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.