NSƯT Thanh Ngoan: Tôi sống được bằng nghề

Bất cứ ai gặp nghệ sĩ Thanh Ngoan cũng nhận thấy rằng, chị trẻ hơn tuổi Bính Ngọ (1966) của mình. Có lẽ bởi sự năng động và nụ cười "hết cỡ" thể hiện phong thái tự tin của chị.

Bất cứ ai gặp nghệ sĩ ThanhNgoan cũng nhận thấy rằng, chị trẻ hơn tuổi Bính Ngọ (1966) của mình. Có lẽ bởisự năng động và nụ cười "hết cỡ" thể hiện phong thái tự tin của chị.

Thanh Ngoan cũng là một "đàolệch" có duyên trên sân khấu với gần chục Huy chương vàng mà chị đoạt được trongcác Hội diễn Sân khấu chuyên nghiệp Toàn quốc. Hiện NSƯT Thanh Ngoan đang đảmnhiệm chức vụ Phó giám đốc Nhà hát chèo Việt Nam.

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi sống được bằng nghề

- Thưa NSƯT Thanh Ngoan,đã lâu khán giả không thấy chị xuất hiện trên các chiếu xẩm cũng như trongcác vở chèo. Dường như, từ ngày lên chức Phó giám đốc Nhà hát Chèo, chị quábận bịu với công việc quản lý nên không có nhiều thời gian dành cho nghề hátcủa mình?

- Nói là không bận thì khôngđúng, nhưng nói là bận vì lên chức thì hoàn toàn sai. Tôi bao giờ cũng thế, luônyêu công việc của mình, đặc biệt tôi yêu cái chức danh nghệ sĩ Thanh Ngoan chứkhông phải một Thanh Ngoan Phó giám đốc. Kỳ thực, chưa bao giờ tôi thích làmquản lý cả, tôi làm vì được các anh chị em nhà hát tín nhiệm, muốn mình sẽ gánhvác phần nào công việc chuyên môn để đưa chèo trở lại với khán giả.

Thời gian gần đây, chúng tôi đangnỗ lực khôi phục lại nghề hát chèo, để các chiếu chèo lớn nhỏ thường xuyên đỏđèn. Khách du lịch đến Hà Nội hiện nay, họ thường nghĩ tới rối nước. Chúng tôimuốn tạo thêm một địa chỉ văn hóa để thu hút họ.

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi sống được bằng nghề

- Nghe chị nói, cảm tưởng Sânkhấu Chèo đang sắp vượt qua được "cơn bĩ cực" để trở lại "hồi thái lai" như mộtthời vang bóng đã qua của nó?

- Thú thật là đối với tôi, tìnhyêu chèo rất lớn nên tôi chưa bao giờ nghĩ rằng, chèo sẽ bị mất vị thế vốn cócủa nó. Có lẽ, khán giả quay lưng với chèo một phần là do thời cuộc, nhưng mộtphần là do thời gian qua, chúng ta chưa biết cách thay đổi cách thức tiếp cậncũng như thiếu đi nỗ lực của những người làm nghề. Tất nhiên, để làm được điềuđó, một mình tôi không đủ sức.

Nhà hát Chèo muốn đỏ đèn để đónkhách thì thời gian đầu tổ chức bán vé, chúng tôi chấp nhận lỗ. Kể cả cho đếnnay, sân khấu chúng tôi diễn hầu hết vào các buổi tối thứ 5 và thứ 6 hàng tuầnvà đang dần trở thành một thông lệ khá quen thuộc (cho dù vẫn phải bù lỗ), nhưngtôi vẫn tin rằng, còn nhiều khán giả yêu chèo, chẳng qua là mình chưa biết cáchmang thông điệp tới cho họ mà thôi.

- Chị thường được các đạo diễnchọn vào vai đào lệch, những vai diễn đanh đá và ghê gớm. Trong số các vai diễnđó, chị tâm đắc nhất với vai diễn nào?

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi sống được bằng nghề

- Quả thật, tôi toàn được cácđạo diễn chọn vào vai đào lệch, có thể do giọng nói của tôi thường to, vangvà khuôn mặt khi diễn thì "đanh lại" (cười). Mỗi vai diễn tạo cho mình mộtấn tượng riêng, tuy là đào lệch nhưng không vai nào giống vai nào.

Tôi nhớ, trong vở "Hồ XuânHương", tôi được đạo diễn chọn vào vai bà chủ quán Hồng Châu, một mụ Tú Bàchuyên dạy các em mới vào nghề. Hồi đó, tôi gầy, không giống với dáng vóc của mụTú Bà nên đạo diễn khuyên tôi nên độn mông, ngực cho đẫy đà. Mặt thì phải trangđiểm lòe loẹt, mắt xanh, mỏ đỏ.

Lúc đó, tôi đã mạnh dạn xin phépđạo diễn hãy để tôi thể hiện bằng giọng nói, nét mặt để hiện ra một Tú Bà màkhông cần ngoại hình theo môtíp cũ. Vai diễn đó tôi đã dành được Huy chương Vàngtrong Hội diễn Sân khấu (năm 1988).

Tôi nhớ, có lần, khi diễn vở "Tâmhồn mẹ" ở Tây Nguyên, tôi vào vai Phương, một cô con dâu trưởng ghê gớm, mưu mô,chạy theo đồng tiền mà mang tội bất hiếu. Đang diễn thì có một khán giả ngồi ởhàng ghế đầu vừa xem vừa lầm bầm chửi. Đầu tiên bà chửi nhỏ, sau đó, bà chửi tothành tiếng và làm náo loạn cả khán phòng.

Suất diễn ấy phải dừng lại và đạodiễn phải xuống giải thích cho vị khán giả kia hiểu đây chỉ là kịch. Hay như hồidiễn vở "Hoàng hậu Ba Tư" ở sân khấu của Trường đại học Công đoàn, tôi vào vaingười chị giết con của em để hòng đoạt ngôi vị. Cả rạp đang im phăng phắc theodõi thì có một khán giả ở dưới đứng bật dậy hét to: "Thôi, đủ rồi đấy!"…

Đoàn đã phải cử người ra trấn anbác ấy và cũng mất một thời gian mới tiếp tục ổn định để diễn tiếp. Nhiều lần đidiễn ở các tỉnh, đêm diễn thì hóa trang, còn ngày thì mặt mộc đi chợ mua đồ ăn.Ra chợ, nghe các bà "chửi" mình kinh quá nhưng không dám nói gì, chỉ tủm tỉmcười và nghĩ rằng, những vai đào lệch của mình đã thành công!

- Ngoài đời, Thanh Ngoan làmột người phụ nữ mạnh mẽ nhưng hài hước, dễ gần. Liệu chị có sợ, nếu ai đó xemchị biểu diễn những vai đào lệch mà không được gặp chị ngoài đời, có thể sẽ hiểulầm về chị?

- Ôi, nói về sự hiểu lầm thìnhiều lắm. Tôi nhớ, năm 1998, đoàn chúng tôi vào trại tù để biểu diễn. Khi vàođến nơi, đang gặp gỡ, giao lưu, ăn uống thì có một đồng chí quản giáo nói vớitôi: "Chị có giọng nói giống bà Thanh Ngoan quá!". Mình không nói gì chỉcười, còn những người đi cùng Đoàn thì bắt anh ấy uống rượu "phạt".

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi sống được bằng nghề

Anh ấy chả hiểu bị "phạt" vìlý do gì, uống xong mọi người bảo: "Đây chính là "bà Thanh Ngoan chứ cònai!". Anh ấy vẫn chưa tin, một mực dẫn chúng tôi về phòng, mở đĩa hài"Chồng rượu vợ đề" và bắt tôi thoại mấy đoạn trong đĩa xem có thuộc không.Khi đã chắc chắn đúng tôi là… Thanh Ngoan rồi, anh mới bảo: "Ngoài đờichị trẻ và khác nhiều lắm, chỉ có giọng nói là vẫn thế thôi!".

Lần khác, tôi và Thanh Thanh Hiềnđi biểu diễn ở một du thuyền, đang ngồi chờ đến tiết mục của mình thì một trongsố các anh quản lý ở đấy hỏi tôi: "Em cho hỏi, ở Nhà hát Chèo cái bà ThanhNgoan "già già" đã nghỉ hưu chưa?".

Trời ơi, lúc đó, Thanh Thanh Hiềncười ngặt nghẽo bảo: "Bà Thanh Ngoan ấy đây chứ còn đâu!". Anh kia vẫnchưa tin, khẳng định như đinh đóng cột là bà Thanh Ngoan kia già rồi cơ. Để minhchứng, ngay tối hôm đó, tôi có suất diễn ở rạp Kim Mã và anh ấy đã cùng một vàingười về Nhà hát xem tôi biểu diễn, để chắc chắn tôi chính là... "Bà ThanhNgoan".

Một lần, Đoàn diễn ở tỉnh xa, khitôi đi ăn sáng, bà chủ quán hỏi giọng rất thân mật: "Này, cô có cái giọnggiống bà Thanh Ngoan quá, có bà con gì không đấy?". Cậu em đi cùng thấy vậyđùa: "Đây là con gái bà Thanh Ngoan đấy bác ạ!". Bà chủ quán nửa tin nửangờ. Khi trả tiền ra về, cậu em kia mới nói thật. Trên xe ôtô nhìn lại, chúngtôi vẫn thấy bà ấy đang nhìn theo...

- Thanh Ngoan là một cái tênđã trở thành "thương hiệu" trong làng chèo Việt Nam và tôi được biết rằng, thờigian qua, cho dù các diễn viên chèo lao đao tìm đường đi, thậm chí có người phảibỏ nghề thì riêng Thanh Ngoan vẫn sống khá sung túc. Chị có thể chia sẻ về điềunày?

- Để có một cái tên Thanh Ngoannhư ngày hôm nay, bạn biết không, đó là một quãng thời gian dài tôi phải phấnđấu học tập không ngừng nghỉ. Tôi vẫn còn nhớ, mình đã theo đuổi với chèo từ năm9 tuổi, khi còn là một cô bé ở vùng biển Thái Thụy, Thái Bình cùng cậu ruột củamình đi hát cho các đám cưới, các hoạt động đoàn đội ở xã, phường.

NSƯT Thanh Ngoan: Tôi sống được bằng nghề

Cho đến một ngày, niềm ước mơcủa tôi được toại nguyện khi tình cờ biết Nhà hát Chèo Việt Nam về tuyểndiễn viên. Tôi còn nhớ, năm đó tôi 13 tuổi đã phải gạt những giọt nước mắtcủa nỗi nhớ nhà, nhớ mẹ cha để khăn gói quả mướp lên Hà Nội đeo đuổi nghiệpchèo. Từ ngày đầu tiên đó, bằng sự nỗ lực hết mình, tôi đã trở thành mộtngười ít nhiều có chút danh trong làng chèo và chẳng có lý do gì khiến tôiphải chùn bước trước những khó khăn của thời cuộc.

Phải tự hào mà nói, tôi là ngườibiết cách tìm cơ hội và đã sống được bằng nghề. Tôi thậm chí phải hủy nhiều sôdiễn vì lịch quá chồng chéo. Có nhiều lần, tôi đi biểu diễn ở nước ngoài nhiềuđến mức, hầu như lúc nào cũng vắng nhà, vì vừa từ nước này về lại phải đi nướckhác…

Thực tình thì tôi cũng chẳng cóbí quyết gì, có chăng là khi diễn, tôi hoàn toàn sống với nhân vật, với ánh đènsân khấu, khi đó, tôi quên mình là ai và thực sự diễn như "lên đồng". Tôi quanniệm rằng, cho dù chỉ ra sân khấu với một lớp diễn rất ngắn thôi, thì tôi cũngcố gắng tìm cách diễn, để khi cánh màn nhung khép lại, khán giả vẫn nhớ tớimình.

- Sau lần đầu hôn nhân đổ vỡ,chị đã lại tìm được hạnh phúc với một người đàn ông kém chị tới 6 tuổi. Hạnhphúc này chắc chắn phải được Thanh Ngoan gìn giữ bằng bàn tay và khối óc của một"đào thương"?

- Tôi đã rất may mắn khi tìm đượcngười đàn ông đồng điệu, yêu chèo, hiểu và thông cảm với nghề nghiệp của tôi,mặc dù anh ấy làm nghề không liên quan đến nghệ thuật. Anh cũng yêu và hợp cậucon riêng của tôi, thậm chí còn yêu chiều con hơn cả mẹ, điều khiến tôi rất nểphục anh.

Hạnh phúc là thứ khó nắm giữ nêntôi luôn dành thời gian nhiều nhất có thể để chăm sóc, gìn giữ gia đình. Nhưngtôi cũng quan niệm, hạnh phúc cũng là tự nguyện chứ không phải ràng buộc bởiđiều gì, nên tôi sống và tận hưởng ngày hôm nay. Tôi biết người đàn ông nào lấytôi cũng ít nhiều chịu thiệt thòi vì tôi quá yêu chèo, không có nghệ thuật, tôithấy mình thực sự vô nghĩa.

- Xin cảm ơn nghệ sĩ ThanhNgoan

Theo CAND



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.