Quốc Khánh: Người đàn ông cô độc

Hơn 30 năm gắn bó với hoạt động nghệ thuật, Quốc Khánh đã lấy được không ít nụ cười và nước mắt của khán giả. Vậy mà đến giờ, anh vẫn “một mình một lối”. Phụ nữ đến với anh nhiều, nhưng anh chưa dám chấp nhận một ai...

Hơn 30 năm gắn bó với hoạt động nghệ thuật,Quốc Khánh đã lấy được không ít nụ cười và nước mắt của khán giả. Vậy mà đếngiờ, anh vẫn “một mình một lối”. Phụ nữ đến với anh nhiều, nhưng anh chưa dámchấp nhận một ai...

Không ngại sống chậm

Nhiều người bảo Quốc Khánh sốngchậm, bởi lúc nào cũng thấy anh nhẹ nhàng,  từ tốn, không vồ vập, cũng chẳng vộivàng trong bất cứ việc gì, ngay cả trong lời ăn tiếng nói cũng vậy. Mà ở cáithời buổi hiện đại này, “chậm” thì chỉ có thiệt thòi thôi. Nhất là đối với phụnữ, có lẽ chẳng mấy ai thích người đàn ông của mình chậm chạp cả.

Quốc Khánh: Người đàn ông cô độc

Lại có người nói Quốc Khánh“chảnh” , bởi anh chàng chưa bao giờ nghe số điện thoại lạ, người ta có nhắntin cũng kệ. Khán giả ít có cơ hội gặp gỡ anh ngoài đời, phóng viên báo chíhiếm thấy anh tham gia các sự kiện nghệ thuật. Dường như, anh luôn cố gắngtránh xa mọi sự ồn ào, hào nhoáng của cuộc sống. Ở cái tuổi “già chưa đến,trẻ đã qua” như anh, thứ ánh sáng hào quang của sự nổi tiếng ít nhiều chẳngcòn sức hấp dẫn nữa.

Quốc Khánh là người Hà Nội gốc,bố mẹ anh đều là cán bộ công chức, nhà chỉ có hai chị em. Học hết lớp 10, anhthi đỗ vào khoá đào tạo diễn viên đầu tiên của nhà hát kịch Việt Nam (năm 1978).Gắn bó với sân khấu kịch nhưng Quốc Khánh lại có những vai diễn để đời trên mànảnh, được nhiều người biết đến trong các phim như: Áo lụa Hà Đông, Ghen,Trừng phạt, Những người độc thân vui vẻ... Đó là những nhân vật có tính cáchcam chịu, luôn bị người khác chơi xấu - một môtip thân phận có vẻ hợp với kiểu“sống chậm” của anh ngoài đời thực.

Quốc Khánh: Người đàn ông cô độc

Nhưng việc khó tưởng tượngđược nhất, với bất cứ ai, đó là một người vốn lặng lẽ như Quốc Khánh lại rấtngọt khi diễn những vai hài ở Gặp nhau cuối tuần, Gặp nhau cuối năm, hàikịch Táo quân đêm Giao thừa hay trong phim nhựa Tết này ai đến xông nhà...Dù Quốc Khánh diễn hài thành công, vẫn khó có thể phủ nhận rằng, thấp thoángđâu đó trong các vai diễn dí dỏm của anh, khán giả vẫn thấy một Quốc Khánhtrầm lặng, ít nói có phần cô độc.

Không thể phủ nhận sự thành côngcủa Quốc Khánh, khi anh lần lượt giành những giải thưởng quan trọng trong nghệthuật như Huy chương Bạc hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 1990,Giải Nam diễn viên xuất sắc nhất năm 2002 do hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam traotặng, giải Cánh diều vàng 2008, Nam diễn viên chính xuất sắc nhất tại Liên hoanphim Việt Nam lần thứ 15 và sự thành công nhất, với anh, đó là luôn có một chỗđứng vững chắc trong trái tim khán giả sân khấu và truyền hình mấy chục năm nay.

Thế nhưng, sự thành công chưachắc đã mang lại chỗ đứng trong nghệ thuật. Điều này đúng với Quốc Khánh, khicác bạn diễn cùng thế hệ lần lượt có danh hiệu NSƯT thì anh vẫn lẹt đẹt ở chứcdanh diễn viên. Quốc Khánh chia sẻ thật thà: “NSƯT là một danh hiệu cao quýđối với người nghệ sĩ như tôi. Nói về tiêu chuẩn đạt danh hiệu đó, có lẽ thâmniên hơn 30 năm hoạt động nghệ thuật, cùng nhiều giải thưởng là huân, huy chươngtrên các lĩnh vực sân khấu, truyền hình, điện ảnh, tôi nghĩ mình cũng đủ tiêuchuẩn rồi”.

Quốc Khánh: Người đàn ông cô độc

Nói là thế, nhưng Quốc Khánhchả bao giờ tranh đấu, giành giật để có cái điều mà đáng lẽ ra bản thân phảiđược hưởng. Anh cho rằng, nếu để tự nói về mình là hay, là đủ tiêu chuẩn thìđó lại hoá điều rất dở. Hãy cứ làm nghề đi, được phong tặng là tốt, cònkhông thì tiếp tục cống hiến, gắn bó với nghiệp diễn. Người nghệ sĩ mà cứphải “lăn tăn” chuyện phải có được danh hiệu này nọ sẽ rất khó hoàn thànhtrách nhiệm.

Vậy là Quốc Khánh vẫn sớm hômmiệt mài với những vai diễn, miệt mài cống hiến cho khán giả, không phải vì mongsớm đạt được danh hiệu mà vì lòng yêu nghề, và cũng bởi để kiếm bạc nuôi sốngbản thân và gia đình.

Khó tránh khỏi những thị phi

Sống trầm lặng, Quốc Khánh lạiphải chịu thêm tiếng “cô độc”, khi bên cạnh anh chưa có một người phụ nữ để“nâng khăn sửa túi”. Phụ nữ đến với anh nhiều, nhưng anh sợ... Anh sợ ai đến vớimình khó có thể thông cảm cho lối sống của một người vốn thích tự do. Anh sợ lấyphải người vợ không tốt với bố mẹ. Mà xét cho cùng, anh bảo rằng, cũng chưa thấypháp luật Việt Nam cấm không được lấy vợ.

Quốc khánh cũng chẳng giấu diếmquan niệm: "Không phải có vợ mới là hạnh phúc, mà đơn giản, hạnh phúc là làmđược điều mình muốn". Anh khoe, vì chưa lấy vợ nên có nhiều thời gian rảnhrỗi để đi chơi với bạn bè, hoặc là ở nhà ngủ nướng, chơi với cháu, nói chuyệncùng mẹ. Mỗi người một quan niệm sống, anh cũng vậy, nếu ai chơi với anh, hiểuanh, sẽ cảm thông việc anh chưa lập gia đình, chứ không phải tò mò, soi xét.

Quốc Khánh: Người đàn ông cô độc

Mà lẽ đời cũng lạ, thường thìnhững người ít nhiều không quan tâm tới việc kết hôn, lập gia đình như QuốcKhánh lại thường có những say mê khó bỏ. Anh kể, có một thời gian, anh mê bia đến mức chơi xuyên suốt đêm ngày, quên ăn quên ngủ. Anh tếu táo cho rằng,nếu tính bước chân đi quanh bàn bia một ngày của anh, cũng phải bằng đi dạoquanh Thủ đô Hà Nội. Chán bi a, anh lại chuyển qua câu cá ban đêm, bằng phaođèn, lại cũng đam mê đến độ, câu thông đêm, đến gần sáng. Câu cá đêm hấp dẫnQuốc Khánh bởi khoảng thời gian tĩnh lặng hiếm hoi trong cuộc sống xô bồ,hơn nữa lại là khi cứ sau giờ diễn, dù muộn đến mấy, Quốc Khánh cũng hănghái đi câu với nhóm bạn thân cho tới 3-4 giờ sáng mới trở về nhà.

Hơn 30 năm làm nghệ thuật, QuốcKhánh có nhiều kỉ niệm đáng nhớ, vui có buồn có. Anh cũng học được rằng trongcuộc sống có rất nhiều cái để nhớ và nhiều điều để quên. Cho nên, nếu có ai hỏirằng: "Giá như quá khứ anh theo đuổi con đường khác, có lẽ bây giờ đã có mộtgia đình yên ấm?”. Quốc Khánh sẽ trả lời ngay: “Bây giờ nói những chuyệnkiểu “giá như” này quả là rất khó. Điều gì đi qua rồi, nhìn lại để hoàn thiệnbản thân thôi, chứ tiếc nuối, hi vọng rồi giá như thì phải có tỉ cái chưa làmđược. Chúng ta không nên sống nhiều về quá khứ, mà phải dồn sức cho ngày mai, đểkhi nói chuyện với bạn bè ít cái từ “giá như” đi. Theo tôi, “giá như” chỉ dùngđể nói điều gì đó ân hận, tiếc nuối trong quá khứ mà thôi”.

Theo Quốc Khánh: Người đàn ông cô độc




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.