Ấn Độ điều tra bằng giả, 1.400 giáo viên bỏ việc

Khoảng 1.400 giáo viên tiểu học tại một bang ở Ấn Độ nộp đơn nghỉ việc trước khi đợt ân xá trong cuộc điều tra chống bằng giả của chính phủ kết thúc.

Khoảng 1.400 giáo viên tiểu học tại một bang ở Ấn Độ nộp đơn nghỉ việc trước khi đợt ân xá trong cuộc điều tra chống bằng giả của chính phủ kết thúc.

Một quan chức Bộ Giáo dục Ấn Độ cho biết, khoảng 1.400 giáo viên tiểu học ở bang Bihar đã bỏ việc sau khi chính phủ tiến hành điều tra bằng cấp giả, Channel News Asia đưa tin.

Theo R.K Mahajan, chuyên viên Bộ Giáo dục, số lượng người xin thôi việc sẽ tăng lên trước khi thời hạn ân xá kết thúc. Những người tự nguyện bỏ việc sẽ không phải chịu trách nhiệm pháp lý vì dùng bằng giả.

Những giáo viên tiếp tục sử dụng bằng giả có thể sẽ phải ngồi tù. Ảnh: AFP
Những giáo viên tiếp tục sử dụng bằng giả có thể sẽ phải ngồi tù. Ảnh: AFP

Hồi tháng 5/2015, Tòa án Tối cao ra lệnh điều tra 350.000 giáo viên tiểu học ở bang Bihar vì nghi ngờ họ làm việc tại các trường công lập mà chưa qua đào tạo.

Các quan chức bắt đầu rà soát sơ yếu lý lịch của giáo viên. Tháng 6, tòa án ra lệnh ân xá và đợt ân xá sẽ kết thúc vào ngày 9/7. Ngay sau đó, hàng nghìn giáo viên nhanh chóng nộp đơn từ chức.

"1.400 người đã nộp đơn xin thôi việc trước khi tòa ra lệnh ân xá. Chúng tôi sẽ biết con số cuối cùng về số lượng người tận dụng cơ hội này để tránh vòng lao lý khi đợt ân xá kết thúc", ông Mahajan nói.

Ông cảnh báo những giáo viên tiếp tục sử dụng bằng giả sẽ bị coi là "tội phạm, thậm chí phải đối mặt án tù".

Chính quyền bang Bihar sẽ điều tra các giáo viên làm việc trong trường công lập từ năm 2006.

Tháng 6/2015, Ấn Độ phát động cuộc điều tra sau khi Bộ trưởng Tư pháp bang Delhi, ông Jitendra Singh Tomar, bị bắt vì dùng bằng giả. Chất lượng giáo dục, đặc biệt ở vùng nông thôn, là một vấn đề lớn ở Ấn Độ. Nhiều giáo viên không thể lên lớp thường xuyên khiến các đồng nghiệp phải làm việc quá tải.

Theo cuộc khảo sát hàng năm của Pratham, tập đoàn giáo dục và nghiên cứu hàng đầu Ấn Độ, hơn một nửa số trẻ em nông thôn vẫn không biết đọc bằng tiếng mẹ đẻ sau khi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học 5 năm.

Theo Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.