Dấu hiệu giúp bố mẹ phát hiện con đang nói dối

Để kịp thời nhận ra những bất thường, rắc rối mà trẻ đang gặp phải, bố mẹ cần chú ý tới một số dấu hiệu có thể “tố cáo” trẻ đang nói dối dưới đây.

Để kịp thời nhận ra những bất thường, rắc rối mà trẻ đang gặp phải, bố mẹ cần chú ý tới một số dấu hiệu có thể “tố cáo” trẻ đang nói dối dưới đây.

Dạy con trung thực luôn là điều vô cùng cần thiết và quan trọng nhưng cũng không hề dễ dàng. Đôi khi, trẻ nói dối bố mẹ vì sợ bị phạt, bị quát mắng hoặc cũng có thể là vì bị kẻ nào đó chèn ép, bắt nạt, buộc trẻ phải che giấu bố mẹ. Dù là vì lí do gì thì bố mẹ cũng cần phải kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu trẻ đang nói dối để có cách xử lí đúng mực. Dưới đây là một số biểu hiện đáng nghi ngờ ở trẻ mà bố mẹ cần lưu ý:

Tránh tiếp xúc bằng mắt

Phần lớn những trẻ đang mắc lỗi hay nói dối đều không dám nhìn thẳng vào mắt bố mẹ khi bị tra hỏi mà sẽ ngó lơ đi nơi khác.

Chạm vào các bộ phận khác trên khuôn mặt

Gãi đầu, gãi tai, liếm hoặc cắn môi khi đang trả lời câu hỏi của bố mẹ, mặc dù bình thường trẻ không hay làm thế, đều có thể là những biểu hiện của việc trẻ đang nói dối. Ngoài ra, một số biểu hiện khác ở trẻ cũng cho thấy sự không thoải mái trong khi nói chuyện vì đang không nói ra sự thật như vắt tay lên trán, loay hoay, nét mặt bồn chồn,…

bo-me-blogtamsuvn (1)

Phần lớn những trẻ đang mắc lỗi hay nói dối đều không dám nhìn thẳng vào mắt bố mẹ khi bị tra hỏi mà sẽ ngó lơ đi nơi khác. (Ảnh minh họa)

Kể chuyện không nhất quán

Nếu trong câu chuyện con kể có những mâu thuẫn thì đây là một trong những dấu hiệu khá chắc chắn để có thể kết luận rằng trẻ đang nói dối, vì một lí do nào đó.

Sự lặp lại

Trẻ không dám đưa ra câu trả lời thật hoặc chưa nghĩ ra câu nói dối phù hợp sẽ tìm cách trì hoãn để có thêm thời gian suy nghĩ bằng cách lặp đi lặp lại những câu hỏi mà bố mẹ đưa ra. Chẳng hạn như khi bạn hỏi hôm nay ở nhà con đã làm những việc gì, có thể bé sẽ lẩm bẩm, lặp đi lặp lại mãi những câu như “Con đã làm gì ngày hôm nay á?”, “Mẹ hỏi con cái gì cơ?”,… trước khi có thể đưa ra câu trả lời.

Im lặng bất thường

Trẻ con luôn muốn mình là trung tâm của sự chú ý và quan tâm của mọi người. Nếu thường ngày bé lúc nào cũng luôn miệng nói chuyện mà tự dưng bỗng hoàn toàn không có gì để nói, rất có thể là bé đang che giấu lỗi lầm nào đó.

Đột ngột khóc dù không bị mắng

Tự dưng khóc không đâu rất dễ là biểu hiện của đứa trẻ đang sợ hãi bị phát hiện, kể cả khi chưa bị quát, mắng mà bố mẹ mới chỉ hỏi ai là người làm chuyện này. Dó đó, khi thấy bé khóc lên bất thường thì bố mẹ có thể đặt dấu hỏi nghi ngờ về hành động của bé.

Vẻ thở phào nhẹ nhõm khi bố mẹ chuyển chủ đề

Trẻ đang nói dối về điều gì sẽ cực kì nhẹ nhõm và thư thái khi thấy bố mẹ dừng lại, không tập trung vào vấn đề đó nữa. Nếu bạn đang nói chuyện với con về một chuyện mà bạn nghi ngờ con không thành thật với mình rồi sau đó chuyển sang nói về chủ đề khác, hãy để ý tới phản ứng của con. Nếu trẻ thể hiện rõ ràng vẻ thở phào nhẹ nhõm hoặc thay đổi hẳn hành vi, cách nói năng, rất có thể là lúc trước trẻ đã quá căng thẳng vì phải che giấu.

Theo Khám phá


Trẻ con nói dối


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.