Khủng hoảng tâm lý học sinh- điều gia đình, nhà trường lo lắng

Theo GS-Nhà giáo nhân dân Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT trường THPT Hồng Hà (Hà Nội), HS ngày nay khác trước rất nhiều. Vì vậy, giáo viên, phụ huynh cần có thay đổi phù hợp mới có thể giúp đỡ các em vượt qua giai đoạn tâm lý phức tạp.

Theo GS-Nhà giáo nhân dân Vũ Tuấn, Chủ tịch HĐQT trường THPT Hồng Hà (Hà Nội), HS ngày nay khác trước rất nhiều. Vì vậy, giáo viên, phụ huynh cần có thay đổi phù hợp mới có thể giúp đỡ các em vượt qua giai đoạn tâm lý phức tạp.

Đứng trước hàng loạt sự việc HS đánh nhau, bắt nạt bạn cùng lớp, cùng trường đang làm xôn xao dư luận gần đây. Nhiều nhà giáo kỳ cựu vô cùng tâm huyết với sự nghiệp giáo dục đã đưa ra quan điểm về những vấn đề này.

GS. Vũ Tuấn chia sẻ: “HS ngày nay khác với HS của 5, 10 năm trước rất nhiều. HS trước đây đa phần rất nể giáo viên, giáo viên chỉ cần nghiêm khắc HS sẽ rất dễ vào khuôn khổ. Tuy nhiên ngày nay, các em HS thường ý thức rất cao cái tôi của mình nhưng lại chưa đủ trải nghiệm và chín chắn để tiết chế cái tôi đó, dẫn đến việc giáo dục các em gặp rất nhiều khó khăn.

Hơn nữa, do điều kiện cuộc sống hiện nay trẻ em thành phố sống trong điều kiện thiếu không gian sống, xa rời tự nhiên và lại chịu rất nhiều áp lực học hành thi cử, nên ở các em dễ xuất hiện những biểu hiện ức chế, mất cân bằng tâm lý. Trong bối cảnh đó, tất cả giáo viên và phụ huynh cần có những thay đổi phù hợp mới có thể giúp đỡ được các em vượt qua những giai đoạn tâm lý phức tạp, đặc biệt là tâm lý tuổi mới lớn”.

Khủng hoảng tâm lý học sinh-  điều gia đình, nhà trường lo lắng-1
GS. Vũ Tuấn - Chủ tịch HĐQT trường THPT Hồng Hà (Hà Nội)

Cũng theo GS. Vũ Tuấn, đối với giáo viên trường THPT Hồng Hà, đặc biêt là đội ngũ giáo viên chủ nhiệm, phương pháp giáo dục và cách giao tiếp với HS phải thay đổi rất nhiều so với trước kia. Với HS ngày nay,  các giáo viên phải vừa cứng rắn, vừa mềm mỏng hay nói cách khác phải rất biết cách lựa khi giao tiếp và giáo dục HS mới có thể quản lý và giảng dạy tốt các em.

Thầy giáo Nguyễn Trọng Đạt, một trong những giáo viên chủ nhiệm lâu năm giàu kinh nghiệm của trường THPT Hồng Hà chia sẻ: “HS sẽ không bao giờ học được gì ở giáo viên nếu HS không yêu mến giáo viên đó. Bởi vậy giáo viên ở trường chúng tôi luôn chú trọng tạo mối quan hệ khá gần gũi tình cảm với HS, luôn đối xử với các em bằng tình yêu thương và sự công bằng. Khi đã có tình cảm thân tình giữa thầy và trò, việc giáo viên uốn nắn, giảng dạy, khuyên bảo HS sẽ không còn khó nữa và HS dù ngỗ ngược đến mấy nếu giáo viên có kinh nghiệm vẫn có thể khơi gợi những góc tốt đẹp của em HS đó để giúp các em phát triển”.

Khủng hoảng tâm lý học sinh-  điều gia đình, nhà trường lo lắng-2
Giáo viên và HS trường THPT Hồng Hà (Hà Nội) trong đêm dạ hội Lễ Trưởng Thành của HS khối 12

Đối với trường THPT Hồng Hà, nghệ thuật quản lý HS không chỉ nằm ở trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm mà còn ở tất cả các giáo viên bộ môn. Bởi vậy, điểm nổi bật nhất ở ngôi trường này đó chính là mối quan hệ rất gần gũi và tôn trọng giữa HS và giáo viên ở tất cả các bộ môn. Tất nhiên, tình cảm gần gũi không có nghĩa là nuông chiều thái quá, là buông lỏng kỷ luật.

Mọi nguyên tắc kỷ luật vẫn luôn được giữ vững và buộc HS phải thực hiện, HS vi phạm vẫn cần có những kỷ luật nhưng là kỷ luật với tinh thần công bằng và bao dung đúng với tính chất của hai chữ “Giáo dục”.

Khủng hoảng tâm lý học sinh-  điều gia đình, nhà trường lo lắng-3
HS trường THPT Hồng Hà tự tin thể hiện mình trong buổi lễ Giáng sinh yêu thương

Với tâm huyết hơn 50 năm trong ngành giáo dục, GS. Vũ Tuấn hy vọng, nền giáo dục nước nhà cần điều chỉnh để có thể dạy HS những gì thiết thực nhất cho cuộc sống của đại đa số HS sau này, tránh cho các em phải học quá áp lực để hoàn thành những chương trình học còn chưa hợp lý. Điều đó sẽ giúp HS giải tỏa rất nhiều về tâm lý, giúp các em tập trung vào những môn học phù hợp với khả năng và định hướng tương lai của mình, để các em không phải học quá nặng mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của thị trường việc làm trong tương lai.

Thế Định


tâm lý học sinh thpt, cấp 3 tốt ở hà nội


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.