Mẹo viết thư xin du học Pháp

Ngoài việc chọn trường cho phù hợp, CV và thư xin học (lettre de motivation) cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để khiến trường nhận bạn hay không.

Ngoài việc chọn trường cho phù hợp, CV và thư xin học (lettre de motivation) cũng là một yếu tố vô cùng quan trọng để khiến trường nhận bạn hay không. Nhưng viết thế nào cho hay, cho đặc sắc và mang dấu ấn của riêng bạn thì không hề đơn giản.

Chúng tôi xin gửi tới các bạn bài viết nói về cách viết thư xin học thế nào cho đúng. Hi vọng bài viết sẽ là cơ sở để giúp bạn có những bước đi thành công trong con đường du học của mình.

Các bạn học sinh chưa có kinh nghiệm thường lên mạng tìm những form mẫu, chỉnh sửa một chút rồi gửi cho trường. Nên nhớ rằng ban tuyển sinh của trường là những người thường xuyên đọc hồ sơ, họ dành thời giàn từ 5 đến 10 giây để nhìn một cái CV, từ 30 giây đến 60 giây cho một thư xin học. Thậm chí nếu thư xin học của bạn không ấn tượng, họ cũng sẽ không đọc CV của bạn. Vậy làm thế nào để thuyết phục được họ trong ngần ấy thời gian, làm thế nào để thư xin học của bạn ấn tượng?

118292466_660x300

Trước khi viết thư xin học, bạn hãy dành một chút thời gian để suy nghĩ. Bạn nên biết rằng trình độ học vấn và kinh nghiệm nghề nghiệp, kinh nghiệm cuộc sống có phù hợp với khóa học không, bạn nên suy nghĩ về những gì bạn thực sự muốn làm, muốn học và nghề nghiệp sau khi học xong. Sau đó  hãy gạch đầu dòng các ý chính ra nháp những điều mình sẽ trình bày. Chẳng hạn như :

-         Tại sao bạn biết đến trường ?

-         Lí do bạn chọn trường ?

-         Điểm mạnh và kinh nghiệm nghề nghiệp của bạn ra sao?...

Sau đó hãy bắt tay vào viết thử chi tiết của từng ý. Đơn giản như vì sao bạn biết đến trường, bạn có thể nói rõ ra tên trang web của trường và bạn tìm thông tin ra sao. Những điều nhỏ nhặt như vậy cũng có thể khiến thư xin học của bạn trở nên đặc biệt hơn.

Cuối cùng là bắt tay chính thức vào viết thư xin học. Một thư xin học cần tối thiểu 3 phần như sau:
Lưu ý bạn nên viết nội dung các chi tiết liên lạc đầy đủ của bạn vào bên trái trước tiên như họ và tên, ngày sinh, quốc tịch, địa chỉ đầy đủ, điện thoại và địa chỉ email. Ghi ngày viết thư và phần trên phía bên phải và nêu ra người nhận ở đây.

Phần 1: Tiếp cận người đọc

Bạn đừng bao giờ quên thư xin học nhằm mục đích cho người tuyển sinh hiểu được tại sao mình lại quan tâm đến chương trình học, ngay lập tức bạn hãy thu hút sự quan tâm của người tuyển sinh. Nói về tình hình, vị trí hiện tại của bạn, và xác định 2 hoặc 3 đặc điểm nổi bật của trường bạn muốn học

Phần 2: Hãy nói về bạn

Phần này chủ yếu nói về bạn, mục đích nhằm giới thiệu về mình cho người tuyển sinh, kế hoạch nghề nghiệp phù hợp với chương trình học mình muốn học. Đây là 1 cơ hội để giới thiệu cá nhân rõ hơn nữa trong CV của bạn, phong cách viết cũng khá quan trọng

Bạn phải chứng minh chương trình học phù hợp với kế hoạch nghề nghiệp của bạn đặt ra. Tổng hợp những kiến thức, hiểu biết, kinh nghiệm, sở thích….

Phần 3: Động lực của bạn

Phần cuối của thư xin học là động lực cần nói. Phần này không chỉ nói về bạn mà về cả trường mình xin học, bạn phải chứng minh bạn phù hợp và sẽ theo kịp tốt khóa học này.

Kết thúc thư bạn đừng quên lời chào và chữ ký.

Theo Huy Vũ/Camnangduhoc



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.