- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Một ngày thi "méo mặt"
Nhiều thí sinh đánh giá đề thi Toán và Lý trong ngày đầu tiên tuyển sinh ĐH đợt một 47 là "quá khó".
TP.HCM: Thí sinh đánh giá đềLý dài, suy luận nhiều
Ghi nhận nhanh các điểm thi khuvực Thủ Đức như ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, ĐH Ngân hàng, THCS Hoa Lư… rất hiếmthí sinh ra trước giờ làm bài.
Tại điểm thi THPT Nguyễn HưuHuân, các thí sinh đánh giá đề lý năm nay tương đối dài và có tính lập luậnnhiều hơn năm trước. Tỷ lệ lý thuyết và bài tập tương đối cân bằng, những câu lýthuyết phần lớn là định tính, rất ít câu ra lý thuyết suông trong SGK.
Thí sinh Nguyễn HữuBằng (quê Điện Bàn, Quảng Nam) nhận định: nhiều câu hỏi lý thuyết định tính haybẫy, muốn làm tốt các phần bài tập về phần Quang và Điện cần nắm chắc các côngthức liên quan mới có thể tính nhanh. Cũng có khoảng 20% những câu khó cần cótính suy luận và tổng hợp kiến thức.
Thí sinh trao đổi bài làm sau khi kết thúc giờ thi Vật lý - Ảnh: Dung Quất |
Còn bạn Nguyễn Thị Ngọc Châm -SBD 10542, thi tại hội đồng thi ĐH SPKT TP.HCM nhận xét: “Đề lý năm nay vừa khólại dài hơn mọi năm, câu hỏi lý thuyết đòi hỏi thí sinh phải suy nghĩ, câu hỏibài tập phải tính toán nhiều bước. Làm trắc nghiệm, cộng với tâm lý căng thẳngtrong phòng thi nên em làm không tốt lắm. Với đề này em nghĩ kiếm được từ điểm 5-6 thì nhiều nhưng muốn điểm 8 trở lên thì có lẽ những thí sinh học chắc kiếnthức mới làm được".
Kết thúc thời gian làm bài thimôn lý, tại các đường xung quanh trường ĐH SPKT TP.HCM không kẹt xe nghiêm trọnglắm. Các phương tiện vẫn có thể lưu thông chậm trên các tuyến đường Võ Văn Ngân,Thống Nhất, Hàm Nghi… Riêng khu vực ngã tư Thủ Đức có lưu lượng lưu thông rấtlớn do nhiều phụ huynh cùng thi sinh về Đồng Nai, Bình Dương…
Ngủ quên, quên máy tính
Sau môn thi toán buổi sáng, nhiều thí sinh căng thẳng, hoang mang. Kết thúc mônthi vật lý buổi chiều, nhiều thí sinh vẫn cảm thấy lo lắng, nhiều thí sinh ngủquên, quên máy tính.
“Do thi trắc nghiệm nên không cóchuyện bỏ giấy trắng, bạn nào cũng làm hết, trả lời hết. Nhưng trong phòng córất nhiều bạn làm "lụi" mà không có tính toán” - thí sinh Trần Thị Thu Hiên, quêQuảng Nam, dự thi vào Trường ĐH Kinh tế - Luật (ĐHQG TP.HCM) - nhận xét.
Thí sinh Trần Tiến Thành, quê LâmĐồng, dự thi vào Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, chia sẻ: “Đề thi khó tương đương đềtoán lúc sáng, các bạn học giỏi khối A sẽ đạt điểm 7, còn các bạn trung bình thìkhó lấy được điểm trên 5”.
Ghi nhận tại một số hội đồng thikhu vực Thủ Đức như ĐHSPKT TP.HCM, ĐH Ngân Hàng TP.HCM, THPT Nguyễn Hữu Huân,Tiểu học Hoàng Diệu 2… số lượng thí sinh đến trễ không nhiều, chỉ vài trường hợpngủ quên nhưng may vẫn kịp thời gian.
Tại hội đồng thi ĐHSPKT TP.HCM,14g bắt đầu phát đề nhưng vấn có trường hợp ba thí sinh đi trễ do ngủ quên. Cótrường hợp chỉ còn 5 phút bắt đầu làm bài, một thí sinh nam mới đến trường thido quên máy tính phải quay về nhà lấy. Khoảng cách từ cổng ngoài đến khu vực thikhoảng 100m nên các thí sinh đi trễ đã được các tình nguyện viên tức tốc chở vàokhu vực thi bằng xe máy.
Tại hội đồng thi trường tiểu họcHoàng Diệu 2 – địa điểm thi của ĐH Nông Lâm TP.HCM, có một phụ huynh do nắngnóng nên hạ huyết áp, bị ngất đã được tình nguyện viên tiếp sức mùa thi chở ngaytới trạm xá gần đó.
Hà Nội: nhiều thí sinh bỏ thi
Thí sinh tại Hà Nội bước vào mônthi thứ hai trong thời tiết nắng nóng hầm hập. Thời tiết quá nắng nóng cùng vớisự căng thẳng, điều kiện sinh hoạt bị thay đổi khi đi thi… là nguyên nhân khiếnnhiều thí sinh bị kiệt sức, cần đến sự hỗ trợ của cán bộ y tế.
Tại trường ĐH Kinh tế quốc dân,làm bài thi Vật lý được một lúc, một nữ thí sinh bị nôn ói ngay tại phòng thi.Nguyên nhân được thí sinh cho biết là ngồi thi trong phòng có điều hòa nhiệt độkhông quen, bị “say”. Vì sức khỏe của thí sinh, hội đồng thi phải tắt điều hòanhiệt độ, chỉ bật quạt.
Tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên(ĐH Quốc gia Hà Nội), nhà trường cho biết kỳ thi năm trước trường đã để phòngđiều hòa cho thí sinh nhưng nhiều phụ huynh đã phản ánh rằng do ngồi điều hòanên thí sinh bị ốm, ho sốt, chóng mặt vì từ nóng vào lạnh đột ngột, ngồi điềuhòa không quen, bị “say” như say ô tô. Do vậy, kỳ thi này nhà trường không bậtđiều hòa để giữ sức khỏe cho thí sinh.
Ông Phạm Ngọc Quý, thườngtrực hội đồng tuyển sinh của Trường ĐH Thủy lợi cho biết: mặc dù ban chỉ đạo thiđã yêu cầu các trưởng điểm thi phải bố trí nước uống đầy đủ cho thí sinh và giámthị trong các buổi thi, đến chiều 4-7, nhiều điểm thi đã phải gọi “cứu viện” đểbổ sung nước uống do trời quá nóng. Các điểm thi cũng phải bổ sung lượng thuốc,sữa tươi để hỗ trợ những thí sinh do nóng nắng bị choáng, tụt huyết áp.
Cũng theo ông Quý, có ít nhất 3thí sinh bị gián đoạn thời gian làm bài thi trong chiều 4-7 do bị đau bụng cấp,bị choáng phải chăm sóc y tế.
Theo phản ánh của các điểm thicủa học viện Ngân hàng, ĐH Công đoàn, tình trạng thí sinh bị mệt mỏi gia tăngtrong buổi thi thứ hai do quá nắng nóng. Hầu hết các điểm thi được bố trí quạtđiện, tránh sử dụng phòng thi cấp 4, mái tôn nhưng nóng nắng vẫn khiến thí sinhbị mệt. Một số thí sinh của ĐH công đoàn cho biết nhiều bạn do quá mệt đã nằmgục xuống bàn nhiều lần nhưng do lo lắng không hoàn thành bài thi nên đã từchối được chăm sóc y tế.
Bên cạnh đó cũng có nhiều thísinh bỏ cuộc. Nguyên nhân có lẽ do thí sinh đã không làm tốt bài thi môn Toánbuổi sáng. Ông Nguyễn Quang Dong, trưởng phòng đào tạo trường ĐH Kinh tế quốcdân, cho biết trường có 63 thí sinh bỏ thi môn Vật lý. Trường ĐH Công nghiệp HàNội có 67 thí sinh bỏ thi, trường ĐH Giao thông vận tải 57 thí sinh, ĐH Mỏ Địachất 25 thí sinh, ĐH Khoa học tự nhiên 29 thí sinh, ĐH Ngoại thương 30 thí sinh,ĐH Nông nghiệp Hà Nội hơn chục thí sinh…
Chiều 4-7, tiếp tục có nhiều thísinh bị đình chỉ thi vì điện thoại di động. Tại trường ĐH Công nghiệp Hà Nội,hai thí sinh bị lập biên bản đình chỉ do bị phát hiện mang theo điện thoại diđộng tuy không sử dụng.
Tương tự, tại điểm thi trườngtiểu học Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy) của trường ĐH Giao thông vận tải, một thísinh bị lập biên bản đình chỉ thi vào phút chót khi đã thu bài thi môn Vậtlý sau khi điện thoại đổ chuông do bố mẹ gọi điện hỏi thăm tình hình làm bàithi.
Số thí sinh bị đình chỉ do điệnthoại di động của trường ĐH Mỏ Địa chất cũng tăng lên hai trường hợp, trường ĐHThương mại có tới 6 trường hợp… Hàng loạt các trường ĐH khác cũng có thí sinh bịđình chỉ thi vì vô tình hoặc cố tình mang theo điện thoại di động. Tình trạngnày khiến nhiều cán bộ ở các hội đồng tuyển sinh khi trao đổi với chúng tôi phảilắc đầu ngao ngán cho ý thức của các thí sinh.
Tại hội đồng thi của Học việnHành chính quốc gia có một phòng thi đặc biệt: phòng thi chỉ có một thí sinh vớihai cán bộ coi thi. GS.TS Đinh Văn Tiến, giám đốc Học viện cho biết: đây làtrường hợp đặc biệt, thí sinh Hoàng Minh Quang (Lương Sơn, Hòa Bình) bị khiếmthị cả hai mắt đăng ký dự thi vào trường.
Theo quy chế của Bộ GD-ĐT, tùytheo điều kiện cụ thể, các trường có quyền cho hoặc không cho phép các thí sinhkhuyết tật dự thi. Biết Quang đã bị nhiều trường dân lập từ chối nhận dự thi,Học viện Hành chính quốc gia đã tạo mọi điều kiện để em được dự thi.
Để đảm bảo bí mật đề thi và khôngảnh hưởng đến thí sinh khác khi làm bài, Học viện đã bố trí cho thí sinh Quangthi tại một phòng thi riêng với một camera, một kỹ thuật viên ghi âm, 10 cuộnbăng ghi âm cùng hai cán bộ coi thi. Một cán bộ coi thi phải đọc đề thi để Quanglàm bài và một cán bộ coi thi chép lại bài làm theo lời giải của Quang, đồngthời ghi âm lại lời giải này.
Học viện cho biết bài thi (đượcchép lại) của Quang sẽ được chấm bình thường, trong quá trình chấm sẽ có sự đốichiếu, kiểm tra với băng ghi âm để đảm bảo công bằng, chính xác.
Về nội dung đề thi, nhiều thísinh cho biết đề Vật lý “khó nhai”. Thí sinh Nguyễn Thị Nhàn, dự thi vào ĐH côngđoàn cho biết: "Đề thi Vật lý năm nay khó hơn năm 2009. Em dự thi lần thứ hainên thấy kết quả làm bài thi của em năm nay không bằng năm trước, chắc chỉ đạtkhoảng 50%. Số câu còn lại chỉ điền bừa phương án trả lời, hy vọng may rủi".
Nhiều thí sinh khác dự thi vào ĐHCông đoàn cũng nhận xét “Đề quá khó”. Tại điểm thi của Học viện ngân hàng, nơiđược dự đoán có nhiều thí sinh khá, giỏi dự thi, một số thí sinh cũng cho biếtchỉ làm được khoảng 60%.
Đà Nẵng: người "méo mặt",người "trúng tủ"
Tại một số hội đồng thi ở ĐàNẵng, sau tiếng trống kết thúc giờ làm bài, nhiều thí sinh tỏ ra thất vọng do đềthi môn Vật lý quá khó.
Tại một số Hội đồng thi như Báchkhoa, Sư phạm, Cao đẳng Kinh tế kế hoạch, đa phần các thí sinh đều cho rằng đềvật lý quá khó: “Khó gấp đôi thậm chí gấp ba so với đề thi tốt nghiệp. Vừarồi tốt nghiệp môn Vật lý em làm được 8 điểm nhưng đợt này chắc không được 5điểm nữa” - thí sinh Thu An tại Hội đồng thi Bách khoa cho biết.
Thấy con gái Nguyễn Thị Thu Oanhmặt buồn rười rượi bước ra cổng trường, anh Nguyễn Tiến Duy gọi lại động viên:“Không sao đâu con, còn môn thi ngày mai nữa mà, đề thi khó chứ không phảicon làm không được, nhiều bạn cũng như con mà”.
Không khí tại một số Hội đồng thichiều 4-7 khá ảm đạm do đa phần các thí sinh làm bài không thực sự tốt. Tại Hộiđồng thi ĐH Sư phạm, nhiều thí sinh cho rằng đề thi môn Vật lý quá khó: “Họcsinh có học lực trung bình khó mà làm được 5 điểm, đề thi chỉ dành cho học sinhcó học lực khá trở lên thôi. Em làm chắc cũng được 4 điểm thôi” - Phan VănQuỳnh, thi vào ngành Cử nhân công nghệ thông tin buồn bã nói.
Bên cạnh đó cũng có nhiều thísinh “trúng tủ” nên khi ra về tỏ ra rất phấn khởi: “Dù đề thi tương đối khó,đa phần ra ở chương trình 12 và dồn trọng tâm vào phần điện nhưng nhờ được ôntập kỹ phần này nên bài làm của em khá tốt, chắc được trên 7 điểm”, thí sinhLê Nhân Văn, thi tại Hội đồng thi trường ĐH Kinh tế Đà Nẵng hào hứng.
Tây Nguyên: Đội mưa đi thi
Kết thúc buổi thi môn Vật lýchiều 4-7, rất nhiều thí sinh tại cụm thi ĐH Tây Nguyên đều cho biết đề thi nămnay ra rất khó và dài, thí sinh phải nắm vững toàn bộ kiến thức chương trình vàphải hết sức vất vả mới giải được hết đề.
Mưa lớn, nhiều thí sinh thi tại Cần Thơ phải tá túc tại các hàng quán lề đường sau buổi thi môn lý - Ảnh: Thanh Xuân |
Bước ra từ điểm thi THPT HồngĐức, thí sinh Nguyễn Thị Ngọc Thảo, dự thi vào ĐH Tây Nguyên lắc đầu cho biết,so với năm ngoái thì đề Vật lý năm nay khó hơn nhiều, hầu hết các thí sinh thichung phòng với Thảo đều ngồi trong trạng thái hết sức căng thẳng, tới lúc nộpbài nhiều bạn vẫn chưa giải quyết xong bài thi.
Tại địa điểm thi ĐH Tây Nguyên,nhiều thí sinh khi được hỏi cũng cho biết đánh giá chung là đề thi năm nay khóhơn năm trước rất nhiều. Do đề khó nên hầu hết thí sinh phải ngồi đến cuối giờ,không có thí sinh nào ra sớm trước giờ.
Chiều 4-7, tại TP Buôn Ma Thuộtbất ngờ đổ mưa lớn và kéo dài tới hết giờ làm bài của thí sinh. Tại các địa điểmthi, hàng ngàn thí sinh và người nhà phải lội mưa đi thi, trong khi con cái đanglàm bài phía trong thì bên ngoài hàng ngàn phụ huynh đội mưa đứng chật kín,nhiều người chịu cảnh ướt sũng để ngóng con.
Do mưa lớn và kéo dài nên đã xảyra tình trạng ách tắc đường cục bộ. Tại cụm thi ĐH Tây Nguyên, lượng xe cộ vàngười chen chúc gây nên cảnh kẹt cục bộ kéo dài từ cầu Ea Tam về đến trường CĐNghề thanh niên Dân tộc. Tình cảnh tương tự cũng xảy ra tại một số địa điểm thinhư THPT Hồng Đức, THPT Chu Văn An…
Theo báo cáo nhanh từ Hội đồngtuyển sinh ĐH Tây Nguyên, trong buổi thi chiều 4-7 đã có một cán bộ coi thi bịđình chỉ vì xé nhầm bài của thi của thí sinh. Có 42 thí sinh không đến dự thi.
Tại hội đồng thi Đà Lạt,nhiều thí sinh "méo mặt" với đề Vật lý. Thí sinh Nguyễn Thị Xoa, quê Hà Tĩnh,cho biết: “Đề thi toán đã khó rồi, đề lý cũng vậy, chắc điểm sàn của khối A nămnay sẽ thấp quá”.Thí sinh này cũng lý giải: phần lý thuyết dễ thở hơn khi đềuxoáy sâu vào kiến thức đã học, tuy nhiên các dạng bài tập gây lúng túng hơn vìkhông xác định được hướng làm.
Còn thí sinh Lê Thị Hồng Tính,thi vào ngành Quản trị kinh doanh, nhận xét: “Đề thi năm nay khó hơn năm ngoái,đặc biệt là những câu bài tập rất lắt léo, trong đó có những câu em phải “đánhlụi” vì làm không kịp thời gian”. Tuy nhiên, thí sinh này cho biết vẫn làm được70% đề thi vì có sự chuẩn bị kiến thức kỹ khi đi thi. Với đề thi này, các thísinh tại Đà Lạt hy vọng vào khoảng 5 - 7 điểm.
Theo tin từ Ban tuyển sinh ĐH ĐàLạt thì chiều nay có 10 thí sinh vắng thi so với buổi sáng. Tình trạng bán đápán Toán không rõ nguồn gốc trước giờ thi vẫn diễn ra tại các Hội đồng thi ở ĐàLạt nhưng đã giảm phần nào so với năm trước nhờ an ninh trật tự quanh khu vựccác Hội đồng thi tương đối tốt, tránh gây hoang mang cho thí sinh trước khi bướcvào môn thi Vật Lý.
Cần Thơ: thí sinh than đề Lýquá khó
Tại cụm thi Cần Thơ, nhiều thísinh ra khỏi phòng thi than đề thi môn Lý năm nay quá khó và có nhiều câu hỏihóc búa. Phần lớn các câu hỏi trắc nghiệm phần lớn nghiêng về phần bài tập khiếnthí sinh tốn khá nhiều thời gian giải quyết các câu hỏi. Nhiều thí sinh cho biếthọc sinh học lực trung bình khó có thể đạt điểm 5.
heo ghi nhận của chúng tôi, tìnhtrạng ùn tắc giao thông tại Cần Thơ sau giờ thi cơ bản được kiểm soát. Tuynhiên, do trời đột ngột đổ mưa lớn sau giờ thi đã ảnh hưởng không nhỏ đến sứckhỏe, việc đi lại, đưa rước thí sinh của phụ huynh. Nhiều thí sinh cảm thấy cơthể khá mệt mỏi do thời tiết sáng nắng, chiều mưa bất thường.
Kết thúc buổi thi môn lý, tại cụmthi Cần Thơ có 9.347 vắng thi. Tỷ lệ thí sinh có mặt dự thi chiếm 81,1%. Hộiđồng coi thi liên trường cụm thi Cần Thơ cho biết có 1 trường hợp thí sinh tạihội đồng THCS An Hòa 2 (quận Ninh Kiều) bị khiển trách do vẫn cố tình làm bàikhi đã hết thời gian quy định.
Miền Trung: nắng nóng "hành"thí sinh
Nắng nóng tiếp tục “hành” thísinh tại buổi thi chiều nay. Nhiệt độ ngoài trời tại Quảng Nam lên tới 38-39 độC. Nắng nóng cộng với áp lực thi cử khiến cho nhiều thí sinh bước ra khỏi phòngthi với vẻ bơ phờ dù theo một số thí sinh, đề thi môn Lý “dễ thở” hơn nhiều sovới môn Toán trước đó. Ngay cả phụ huynh đứng chờ con em trước các hội đồng thicũng than “chịu không nổi” với cái nóng.
Theo đánh giá của hội đồng tuyểnsinh trường Đại học Quảng Nam, ngày thi đầu tiên diễn ra khá nghiêm túc, an toànvà đúng qui chế. Dù vậy, đã có hai trường hợp vi phạm qui chế thi bị xử lý kỷluật (một bị đình chỉ thi và một bị khiển trách). Buổi thi chiều có thêm ba thísinh bỏ thi.
Rác quảng cáo trước cổng Trường THPT chuyên Quốc học Huế - Ảnh: Đình Toàn |
Tại Bình Định, thời tiếtnóng bức cũng làm ảnh hưởng đến việc làm bài của thí sinh. Tại điểm thi TrườngTHCS Nhơn Phú của Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã có 1 thí sinh bị đình chỉ thi domang điện thoại di động vào phòng thi, 1 thí sinh khác bị khiển trách.
Tại điểm thi vào Trường ĐH giaothông vận tải TP.HCM đặt tại trường tiểu học Trần Quốc Toản, TP Quy Nhơn có 1thí sinh đi thi trên đôi nạng gỗ. Đó là em Lê Trung Toàn, học sinh Trường THPTChu Văn An, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi. Toàn cho biết em không may bị tainạn trước ngày thi không lâu, chân tay đều phải băng bột nhưng vì không muốn bỏlỡ cơ hội vào đại học nên em vẫn cố gắng đi thi với sự trợ giúp của các anh chịở Hội doanh nghịêp trẻ tỉnh Quảng Ngãi.
Về đề thi, một số thí sinh tiếptục "kêu" đề thi Vật lý khó hơn đề năm ngoái, chỉ làm được chắc chắn khoảng 50%số câu hỏi của đề thi.
Tại TP Huế, trong buổi thivật lý chiều 4-7, thêm 40 thí sinh vắng mặt so với buổi sáng, nâng tổng số vắnglên 2.884, song tỉ lệ dự thi vẫn đạt mức cao nhất trong hơn 10 năm qua với86,12% (17.896 thí sinh/20780 hồ sơ). Tại điểm thi Trường THCS Thống Nhất, mộtthí sinh bị đình chỉ thi do mang điện thoại di động vào phòng thi.
Kết thúc môn thi Vật lý, một sốtuyến đường ở khu vực bên trong Nội thành Huế như Đoàn Thị Điểm, Phùng Hưng, MaiThúc Loan... đã xảy ra kẹt xe trong khoảng hơn 30 phút.
Nguyên nhân theo một số người dânlà do nhiều tuyến đường đi vào Nội thành Huế rất hẹp, nhiều tuyến cấm đi ngượcchiều. Một số người dân thiếu ý thức đã tự ý đưa xe máy leo lên vỉa hè, thậm chígiẫm lên bãi cỏ trên khuôn viên Đại Nội trông rất phản cảm.
Tình trạng này cũng xảy ra tạicác đoạn đường lớn của TP Huế như Trần Phú, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Hồ Đắc Di,đường Hùng Vương (đoạn ngang qua cầu Tràng Tiền)...
Một hình ảnh xấu khác trong buổithi đầu tiên tại Huế là rác quảng cáo tràn ngập trước cổng các trường thi, trênnhiều con đường vốn sạch sẽ và thơ mộng. Ngay buổi sáng 4-7, tờ rơi quảng cáo đãđược phát hoặc tận tay thí sinh hoặc cho người nhà của thí sinh. Những tờ rơinày sau đó “ở lại” trước cổng trường hoặc theo gió bay đầy trên đường phố.
Ngày 4-7, giá nước giải khát tạicác quán trước các hội đồng thi đều tăng vọt gấp 3 lần so với ngày thường khiếnnhiều thí sinh và phụ huynh bất bình.
Đơn cử trước Hội đồng thi trườngĐại học Sư phạm Huế, giá nước mía bình thường là 3.000 đồng/ly nay chủ quán lấygiá 10.000 đồng/ ly, nước dừa trước đây giá 4.000 đồng/ly nay tăng lên 15.000đồng/ly. Bà Nguyễn Thị Hà, (quê Hà Tĩnh) đưa con đi thi tại đây bức xúc: “Tôiđứng chờ con thì các chủ quán cứ mời ngon ngọt ngồi uống nước, biết là ngày thicử họ tăng giá nhưng không ngờ giá cả cao quá, hai mẹ con phải trả 30.000 chohai ly nước dừa thì ai mà chẳng xót!”.
Tình trạng tăng giá nước tương tựtại các hội đồng thi trường Đại học Ngoại Ngữ, THCS Nguyễn Chí Diểu, THPT QuốcHọc, Hai Bà Trưng… Một chủ quán nước mía trên đường Lê Lợi giải thích: “Do giáđá lạnh tăng nên chúng tôi cũng phải tăng giá” (!?)
|
Theo Tuổi trẻ
-
Giáo dục19 phút trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục51 phút trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục3 giờ trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục5 giờ trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục13 giờ trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục1 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục2 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.