Những thí sinh đặc biệt của kỳ thi đánh giá năng lực

Bị liệt nửa người nhưng Trần Thị Huệ không ngừng nỗ lực, thi đánh giá năng lực đạt 92/140 điểm. Trâm Anh một mình từ Sài Gòn ra Hà Nội dự thi, mang theo 500.000 đồng.

Bị liệt nửa người nhưng Trần Thị Huệ không ngừng nỗ lực, thi đánh giá năng lực đạt 92/140 điểm. Trâm Anh một mình từ Sài Gòn ra Hà Nội dự thi, mang theo 500.000 đồng.

Cô gái xương thủy tinh

Nguyễn Minh Vân được biết đến với thư tri ân thầy cô xúc động. Em là học sinh trường THPT Nguyễn Khuyến (Nam Định). Mắc bệnh xương thủy tinh, Minh Vân không thể tự di chuyển như bao bạn bè đồng trang lứa. Vân đến lớp trên đôi chân của bố.

Dù vậy, Minh Vân có thành tích học tập tốt. 12 năm liền, em đạt danh hiệu học sinh giỏi và được nhận nhiều học bổng. Lớp 9, Vân là học sinh giỏi Hóa cấp thành phố, đoạt giải cuộc thi Nét bút tri ân.

Nguyễn Minh Vân (sơ mi trắng) bên bạn trong hình ảnh kỷ yếu.
Nguyễn Minh Vân (sơ mi trắng) bên bạn trong hình ảnh kỷ yếu. Ảnh: NVCC.

Vừa qua, Minh Vân thi vào Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội tại cụm thi Nam Định. Đạt số điểm 73, kỳ thi để lại cho Vân nhiều tiếc nuối. Nữ sinh cho biết, làm bài khá tốt ở phần tư duy định tính, tuy nhiên gặp khó khăn trong tư duy định lượng.

Ngoài Đại học Quốc gia Hà Nội, nữ sinh này làm đơn đăng ký xét tuyển thẳng vào một số trường đại học khác tại Hà Nội.

Nữ sinh bị liệt nửa người

Nếu Minh Vân bị xương thủy tinh bẩm sinh thì Trần Thị Huệ mắc bệnh viêm não Nhật Bản, dẫn đến liệt nửa người từ năm lớp 6. Em là học sinh THPT Trung Văn (Nam Từ Liêm – Hà Nội), dự thi chuyên ngành Tâm lý học, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Bị liệt nửa người, nhưng Trần Thị Huệ không bỏ cuộc. Em cố gắng cử động đôi tay, bắt đầu tập viết và chăm chỉ học hành. Đến giờ, nét chữ của Huệ vẫn còn run run trên trang giấy.

Em Huệ được sinh viên khuyết tật cõng vào phòng thi.
Huệ được sinh viên tình nguyện cõng vào phòng thi. Ảnh: Quyên Quyên.

Không thể tự đi lại, hàng ngày, Huệ di chuyển trên xe lăn dưới sự trợ giúp của gia đình. Đi thi, Huệ được sinh viên tình nguyện cõng vào phòng làm bài.

Kết thúc bài làm đánh giá năng lực, Huệ hào hứng thông báo số điểm 93/140. Với kết quả này, em có nhiều cơ hội trở thành tân sinh viên của Đại học Quốc gia Hà Nội.

1
Trần Thị Huệ nhận được sự giúp đỡ của sinh viên tình nguyện. Ảnh: Quyên Quyên.

Một mình bay từ Sài Gòn ra Hà Nội thi

Ông Nguyễn Kim Sơn – Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội – Trưởng ban Chỉ đạo Tuyển sinh, kể lại lần gặp thí sinh Trâm Anh. Nữ sinh đang học THPT Tam Phú (quận Thủ Đức, TP HCM), đã một mình bay từ TP HCM ra Hà Nội dự thi, với 500.000 đồng trong túi. 

Sau khi đọc thông tin trên báo chí, Trâm Anh chủ động gửi email cho ông Nguyễn Kim Sơn, bày tỏ mong muốn được "chào thầy".

"Tôi đồng ý. Và nội dung cuộc gặp chủ yếu là… chào nhau” - ông Sơn vui vẻ cho biết.

Ông Nguyễn Kim Sơn
Ông Nguyễn Kim Sơn kể câu chuyện thú vị về thí sinh một mình từ Sài Gòn ra Hà Nội dự thi. Ảnh: Quyên Quyên.

Phó Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội chia sẻ một số chi tiết thú vị, Trâm Anh dự thi với 500.000 đồng trong túi sau khi đã mua vé máy bay. Em ở tại khu ký túc xá Mỹ Đình với giá thuê phòng 35.000 đồng/ngày.

Nữ sinh này được 73 điểm trong đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực.

Đi thi kết hợp du lịch

Không quản đường xa, em Nguyễn Thị Duyên (Vũng Tàu) đi cùng mẹ bằng máy bay từ Vũng Tàu ra Hà Nội dự thi. Duyên quê gốc ở Ninh Bình nhưng đã nhiều năm sống và học tập tại Vũng Tàu.

Nhập mô tả c1ho ảnh
Nguyễn Thị Duyên ngồi ôn tập bài trước khi bước vào cuộc thi. Ảnh: Lê Hiếu.

Duyên cho biết, không chọn cụm thi gần như Đà Nẵng, bởi thích cuộc sống ở ngoài Hà Nội nên kết hợp đi du lịch. Mơ ước của em là trở thành sinh viên của Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

Ra thủ đô giữa thời tiết nắng nóng cao điểm, Duyên vẫn chăm chỉ tự học trong ký túc xá trước khi kỳ thi bắt đầu.

Theo Quyên Quyên/Zing


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.