- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Phát hiện thầy giáo không có bằng cấp 3 phải thuê đồng nghiệp dạy thay
Do không có bằng cấp 3 và thiếu năng lực công tác, một thầy giáo ở Gia Lai phải thuê đồng nghiệp dạy thay. Vụ việc vừa được UBND huyện Chư Păh phát hiện, kiểm tra và xử lý.
Đoàn kiểm tra UBND huyện Chư Păh đã có kết luận về những sai phạm tại Trường Tiểu học và THCS Ia Mơ Nông, trong đó có việc ông Rơ Châm Thom, giáo viên cấp tiểu học thuê người khác dạy thay hơn 1 năm trời nhưng nhà trường vẫn chi trả lương và các khoản phụ cấp cho ông Thom trái quy định.
Theo đó, từ tháng 9/2022 đến tháng 12/2023, mặc dù được phân công giảng dạy lớp 5B (năm học 2022–2023) và lớp 1B (năm học 2023–2024), nhưng ông Rơ Châm Thom đã thuê bà B.T.H. và bà T.T.T. (có nghiệp vụ sư phạm) để dạy thay cho mình. Hàng tháng giáo viên này trả tiền thuê dạy thay từ 6,5 đến 6,8 triệu đồng.
Trường Tiểu học và THCS Ia Mơ Nông, nơi ông Thom công tác. Ảnh: H.T
Đáng chú ý, trong khoảng thời gian trên, ông Rơ Châm Thom vẫn được nhà trường chi trả lương và các chế độ khác là 241 triệu đồng, trong đó ông Thom đã trả tiền công cho người dạy thay 78 triệu đồng, số tiền 163 triệu đồng còn lại ông Thom sử dụng.
Đoàn kiểm tra khẳng định, ông Rơ Châm Thom không thực hiện nhiệm vụ giảng dạy của viên chức giáo viên tiểu học mà thuê người khác dạy thay là không đúng quy định.
Làm việc với đoàn kiểm tra, ông Thom trình bày, bản thân bị bệnh xương khớp, đau ốm thường xuyên nên đã đề xuất thuê bà Hường, bà Tâm dạy thay và được BGH cho phép, toàn thể giáo viên và phụ huynh đồng ý. Trong quá trình thuê người dạy, ông Thom luôn có mặt tại lớp học trừ những ngày đi khám chữa bệnh.
Cũng theo ông Thom, ngoài việc sức khỏe yếu, mắt nhìn không rõ, bản thân không có bằng cấp 3 nên năng lực hạn chế. Trong khi đó, chương trình giáo dục năm 2018 nặng, ông không cập nhật được các kiến thức, phương pháp giảng dạy mới, không biết sử dụng máy vi tính để soạn giáo án, không thể truyền đạt các kiến thức, làm ảnh hưởng đến chất lượng của học sinh, nhất là học sinh khối lớp 1 và khối lớp 15.
Kết quả kiểm tra hồ sơ chuyên môn cho thấy năng lực giảng dạy của ông Thom không đảm bảo. Tại các phiếu dự giờ nhận xét: “Giáo viên dạy lung tung”, “Giáo viên không biết phương pháp truyền đạt cho học sinh”. Trong năm học 2021–2022, nhiều tiết dạy của ông bị đánh giá thấp. Kết quả cuối năm cho thấy tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình thấp, thậm chí có lớp tới 61,9% học sinh chưa đạt chuẩn.
Theo đoàn kiểm tra, để xảy ra các khuyết điểm nêu trên trước hết thuộc về Ban Giám hiệu nhà trường và các cá nhân có liên quan đã không kịp thời báo cáo UBND huyện, Phòng GD-ĐT để hướng dẫn đơn vị tổ chức đánh giá năng lực giảng dạy của ông Thom mà lại cho ông Thom thuê người dạy thay.
Xét thấy bản thân ông Thom là người đồng bào dân tộc thiểu số, sức khỏe không đảm bảo, hay đau ốm, hoàn cảnh gia đình có nhiều khó khăn, do đó, Đoàn Kiểm tra kiến nghị UBND huyện xem xét, giải quyết việc không thu hồi số tiền đã chi trả cho ông Thom trong thời gian nói trên.
Theo ông Phạm Minh Phụng, Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Păh, đơn vị đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan tham mưu UBND huyện xử lý trách nhiệm đối với Hiệu trưởng trường Tiểu học và THCS la Mơ Nông theo Luật Viên chức năm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Theo Vietnamnet
-
Giáo dục7 giờ trướcLiên quan đến quy định mới về dạy thêm, học thêm, Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu Bộ GD&ĐT rà soát để kịp thời có giải pháp.
-
Giáo dục9 giờ trướcViệc phụ huynh cho con tham gia lớp tiền tiểu học ngày càng trở nên phổ biến, nhưng liệu giáo viên dạy thêm tiền tiểu học này có đúng quy định?
-
Giáo dục13 giờ trướcNgoài việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để tuyển sinh, một số đại học top đầu xu hướng mở rộng các kỳ thi riêng trong năm 2025.
-
Giáo dục18 giờ trướcĐể tăng thêm nguồn thu nhập, nhiều giáo viên quyết định lựa chọn tham gia vào các lớp dạy thêm ngoài nhà trường.
-
Giáo dục21 giờ trướcNăm nay, trường Đại học Ngoại thương dự kiến tuyển 4.150 chỉ tiêu (tăng 20 chỉ tiêu so với năm ngoái) ở cả 3 cơ sở Hà Nội, TP.HCM và Quảng Ninh).
-
Giáo dục1 ngày trướcNăm 2025 trường Đại học Sư phạm Hà Nội dự kiến tăng chỉ tiêu tuyển sinh với 5 ngành đào tạo mở mới.
-
Giáo dục1 ngày trướcHoạt động kinh doanh được xem là điều kiện bắt buộc với tổ chức hoặc cá nhân tổ chức dạy thêm bên ngoài nhà trường.
-
Giáo dục1 ngày trướcTrong năm 2025, thêm một số trường dự kiến tổ chức kỳ thi riêng như Trường ĐH Sư phạm Hà Nội 2 hay khối trường quân sự.
-
Giáo dục1 ngày trướcCác quy định với hoạt động dạy thêm ngoài nhà trường ngày càng được siết chặt nhằm hạn chế xảy ra vấn đề tiêu cực trong môi trường giáo dục.
-
Giáo dục1 ngày trướcỨng dụng (app) phần mềm kết nối học sinh với nhà trường đang được triển khai sâu rộng. Tuy nhiên, do cách thức triển khai không hợp lí nên phụ huynh “đau ví” mà không hiệu quả.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau hơn 10 năm nỗ lực không nghỉ, thiên tài Toán học Chu Vĩ - cậu bé bại não từng bị các trường tiểu học từ chối giờ đã có công việc ổn định với mức thu nhập tốt.
-
Giáo dục2 ngày trướcSau khi về hưu, không ít giáo viên lựa chọn chọn dạy thêm tại nhà để nâng cao thu nhập cũng như giúp kiến thức sẵn có không bị lãng quên.
-
Giáo dục2 ngày trướcMỗi khi bước vào năm học mới hay học kỳ mới, vấn đề học phí được xem là mối lo lắng của nhiều gia đình.