Sao người lớn không hát quốc ca?

Nhà sử học Dương Trung Quốc xúc động khi biết các cháu câm điếc cũng hát quốc ca bằng ngôn ngữ riêng. Ông đặt câu hỏi "tại sao người lớn không hát?".

Nhà sử học Dương Trung Quốcxúc động khi biết các cháu câm điếc cũng hát quốc ca bằng ngôn ngữ riêng. Ôngđặt câu hỏi "tại sao người lớn không hát?".

Tại sao người lớn không hátquốc ca?

- Vừa rồi Bộ GD&ĐT có văn bảnyêu cầu các cấp ngành học phải hát quốc ca lúc chào cờ, ông nghĩ gì về quy địnhnày?

Tôi nghĩ dù sao quy định này hếtsức đáng hoan nghênh, tức là Bộ GD&ĐT nhìn thấy một thực trạng để từ đó khắcphục nó.

Sao người lớn không hát quốc ca?
Nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ: Thật đáng buồn! Hình như người ta cảm thấy hát quốc ca chỉ là hình thức, không cảm thấy là nhu cầu

Có một điều như nghịch lý mà lỗichính là ở người lớn: đó là trong khi các đối tượng thiếu nhi, học sinh  đều hátquốc ca thì một hiện tượng trở thành đặc tính của người dân hiện nay là rất ítkhi hát quốc ca. Điều đó thật đáng buồn! Hình như người ta cảm thấy cái đó chỉlà hình thức, không cảm thấy là nhu cầu.

Tôi nhớ trong cuộc họp vớiUBTƯMTTQ mới đây, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết có nói, trong số những điềuông bức xúc chính là không hát quốc ca. Chủ tịch nước kể câu chuyện khi ông đếnmột quốc gia Đông Âu, người ta cử nhạc quốc ca hai nước thì quốc ca nước takhông thấy hát, trong khi nước chủ nhà họ hát rất nghiêm túc, người đứng đầunước bạn hỏi Chủ tịch Nguyễn Minh Triết "quốc ca các bạn không có lời à?". Quacâu chuyện, Chủ tịch nước nói đây là bức xúc phải được khắc phục vì đó là điềukhông bình thường.

Ở nhiều nước còn quy định hátquốc ca có tính chất luật pháp, ví dụ anh muốn vào nhập quốc tịch Hoa Kỳ chẳnghạn, thì một trong những điều kiện tiên quyết là anh phải hát được quốc ca bằngtiếng bản địa - nó không phải là hình thức mà là ý thức công dân.

Hiện nay các trường học các cháucòn hát quốc ca, tôi rất xúc động khi báo Tuổi trẻ đăng các cháu câm điếc cũnghát quốc ca bằng ngôn ngữ riêng của các cháu, vậy tại sao người lớn không hát?

- Theo ý ông, người lớn ở đâylà...

Chúng ta rất cảm động thấy cầuthủ, vận động viên trước khi họ thi đấu hay được vinh danh họ hát quốc ca rấtnhiệt tình, trong khi đó những cán bộ công chức nhà nước chứ chưa nói đến nhândân thì hầu như rất ít quan tâm đến chuyện này, họ cho rằng ai hát thì hát, aikhông hát chẳng có vấn đề gì cả.

Nếu chỉ theo dõi chương trình mởđầu mỗi ngày của VTV1 trong lễ kéo cờ thì chương trình đó cũng hát nhạc nền chứbản thân những người đứng đó và công chúng có mặt ở đó cũng không hát quốc ca.Việc này cho thấy là "anh" đưa ra cái mẫu cho mọi người, rằng bản thân ĐàiTruyền hình Nhà nước cũng như thế, nên nó không hình thành ý thức chính trị,thậm chí ý thức văn hóa của người có trách nhiệm, của thủ trưởng cơ quan, củanhững cơ quan truyền thông.

Vì thế tôi thấy dẫu sao ngànhgiáo dục nhận ra những điều ấy và họ có tác động tích cực vào - tôi cho rằngđáng hoan nghênh và cũng cho thấy nghịch lý là trong việc này người lớn phải họctrẻ con đi!

- Lâu nay mọi người vẫn nghĩviệc hát quốc ca, nhất là hát từ trong trường học là đương nhiên, nhưng Bộ GD&ĐTbây giờ đưa ra quy định này liệu có là... muộn?

Cho dù một quy định gọi là muộn,nhưng đừng trách Bộ GD&ĐT, mà đầu tiên phải hoan nghênh Bộ này. Nếu các cháu đãhát rồi thì tốt, giờ lại đưa ra một quy định nữa càng tốt hơn, để nhắc nhở, đểcủng cố.

Tôi cho rằng qua quy định này dưluận xã hội phải đặt vấn đề với người lớn, với những cơ quan nhà nước, với nhữngnghi thức của các tổ chức nhà nước và xã hội, và trước hết theo tôi, Đài truyềnhình phải sửa đi, vì chính ""anh"" tạo ra cái gương cho những người lớn...

- Như vậy, chào cờ mà nghenhạc hoặc nghe hát qua băng đĩa là không nên, thưa ông?

Tôi nghĩ rằng việc thu băng làcần thiết để đáp ứng nhu cầu nào đó nhưng mà cũng phải hạn chế sử dụng để chínhmỗi công dân thể hiện ý thức của mình. Không nên biến băng đĩa thay thế cho việchát trực tiếp. Cũng không nên lạm dụng việc hát quốc ca qua băng đĩa dẫn đếnthành thói quen không hát không sao, không ai nhắc nhở.

Nếu không có ý thức và lại khôngai nhắc nhở thì việc hát quốc ca cũng bị phai nhạt đi. Vấn đề không phải là háthay mà là hát nghiêm túc, hát rất nhiệt tình.

- Hiện nay cũng không hiếmnhững người khi hát quốc ca còn không thuộc hết bài, hát còn ngượng ngập...

Điều đó đáng trách! Mà người lớnlại càng đáng trách, nhất là những người tự cho mình là thủ trưởng không cầnhát, chỉ có cấp dưới hát - đây là một nhìn nhận rất ngược đời và sai lầm.

Nếu mà quan sát người dân thìthấy rất ít hát quốc ca, trừ lực lượng vũ trang thì tôi không biết - nhưng trongnhững sinh hoạt cộng đồng lâu nay phần lớn người ta chỉ nghe nhạc. Đương nhiêncó những lúc mà người ta chỉ cử quốc thiều, nhưng khi đã hát quốc ca là phải...hát!

Tất cả những người lớn hãy tựkiểm điểm xem mình có hát quốc ca không?

Đại biểu Quốc hội phải gương mẫunhất trong hát quốc ca!

Sao người lớn không hát quốc ca?

Ông Dương Trung Quốc cho rằng, việc hát quốc ca  thì nghịch lý là trẻ con lại làm gương cho người lớn! (Ảnh: vphongha.com.vn) 

- Ông từng có ý kiến đề nghịchính các đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cũng nên hát quốc ca trong các kỳ họp Quốchội, xin ông nói rõ hơn về ý kiến này?

Phải hát chứ không phải là nênhát.

Ngay khi tôi tham gia Quốc hội,một trong những việc đầu tiên tôi đặt vấn đề với Quốc hội là chính Quốc hội hátquốc ca chứ không phải dùng nhạc sống như lúc đó. Phải nói ý kiến của tôi rấtđược các ĐBQH đồng tình, nhất là anh Vũ Mão bấy giờ là Chủ nhiệm Văn phòng Quốchội và anh cũng rất am hiểu âm nhạc nên đã nhiệt tình đưa hát quốc ca vào chươngtrình kỳ họp.

Tôi nhớ nhiều ĐBQH đã học hátquốc ca, nhưng rồi cũng... chập chờn. Có một thời kỳ trong lịch họp gửi các ĐBQHghi rõ là hát quốc ca, nhưng cũng có lúc lại ghi là quốc ca chung chung và cóđám trẻ hát hộ, rồi sau đó lại điều chỉnh... Tức là chưa thành một cái nếp, màcái nếp ở đây không phải chỉ là quy định, tôi cho rằng ý thức của  mọi người vềquốc ca là hết sức quan trọng.

- Mọi người, trong đó nhấnmạnh tới ý thức của các ĐBQH, thưa ông?

Theo tôi đương nhiên trong họpQuốc hội phải hát quốc ca, ĐBQH phải gương mẫu nhất, thể hiện công dân của mìnhmột cách đầy đủ nhất.

Và cũng đương nhiên toàn xã hộiphải hát quốc ca. Tôi được biết ngay như ở Thái Lan có những thời kỳ mà trướckhi vào xem phim người dân họ cũng hát quốc ca. Vì quốc ca bản thân nó là niềmtự hào, cũng là một sự nhắc nhở, quốc ca có lịch sử của nó, nhất là chúng ta đãtrải qua chiến tranh, quốc ca mang lại rất nhiều nguồn lực sức mạnh trong cuộcchiến.

- Ý nghĩa của hát quốc ca làthể hiện lòng yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào dân tộc và trách nhiệmcủa người Việt Nam với Tổ quốc và nhân dân. Theo ông, làm thế nào để ý nghĩa nàyđược thể hiện trọn vẹn nhất?

Thứ nhất là ý thức của người côngdân, rõ ràng việc không hát quốc ca là không được tôi luyện bằng các quy định cótính chất bắt buộc và bằng cả tinh thần tự giác. Nhưng tôi cho là tính gương mẫucủa người lớn. Nếu ở một cơ quan bất kỳ mà người đứng đầu hát quốc ca và yêu cầumọi người hát quốc ca thì tôi tin rằng mọi người thể hiện tốt hơn rất nhiều.

- Theo ông, có cần phải tuyêntruyền vận động với "người lớn" về việc hát quốc ca không?

Ý thức là vấn đề tối thiểu chứkhông nói đến cần phải tuyên truyền, vận động. Phải coi như là một nguyên tắc,tất nhiên trong cuộc sống đa dạng nhưng khi là nguyên tắc mà ai không thực hiệnthì tức là anh không thực hiện đúng nguyên tắc. Câu chuyện của Chủ tịch nước kểtrước cuộc họp tôi cho là lời nhắc nhở rất đáng lưu ý.

Cứ xem tường thuật các sự kiện ởcác nước, như ở Trung Quốc chẳng hạn, kể cả các ông lão thành cũng hát quốc camột cách rất tự hào.

- Xin cảm ơn ông!

Theo Kiều Minh
Sao người lớn không hát quốc ca?



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.