Thí sinh phấn khởi với đề thi Ngữ Văn

Kết thúc buổi thi Ngữ Văn sáng nay, nhiều thí sinh thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh thành khác ra khỏi phòng thi với tâm trạng rất phấn khởi vì đề thi vừa phải, không lắt léo, không đánh đố học sinh.

Kết thúc buổi thi Ngữ Văn sáng nay, nhiều thísinh thi tốt nghiệp THPT ở Hà Nội, TPHCM và nhiều tỉnh thành khác ra khỏiphòng thi với tâm trạng rất phấn khởi vì đề thi vừa phải, không lắt léo,không đánh đố học sinh.

Thí sinh Bùi Hương Giang, TrườngTHPT Trần Nhân Tông (Hà Nội) phấn khởi nhận xét: “Đề thi bình thường, rấtdễ, đều là những kiến thức em đã được ôn. Dự kiến bài thi của em khoảng 8 điểm”.Còn Đặng Văn Hưng, học sinh Tường THPT Hai Bà Trưng cho biết: “Phần chung đềthi dễ nhưng phần riêng câu phân tích nhân vật Việt em chưa hài lòng lắm vì chưađưa được nhiều dẫn chứng. Bài thi em chấm khoảng 7 điểm là cùng”. 

Còn Bùi Thu Huyền, học sinhTrường THPT Đoàn Kết vẫn còn tiếc nuối vì mìnhg “lệch tủ” với phần thiriêng. Em thấy câu phân tích đoạn thơ trong bài Sóng của Xuân Quỳnh đã racách đây 2 năm nên em chủ quan không học, đành phải làm câu phân tích nhânvật Việt. Huyền hy vọng bài thi của em đạt 7 điểm.  

Thí sinh phấn khởi với đề thi Ngữ Văn
Người mẹ cười tươi khi con làm được bài. (Ảnh: Hồng Hạnh)

Thí sinh Vương Kiều Anh,Trường THPT Marie Cuire và Đặng Huy Hoàng, THPT Việt Đức đều cho rằng đề thikhông quá khó, sát với chương trình, do đó các em tự tin sẽ đạt điểm 7 hoặc8. Thí sinh Dương Quốc Đức, THPT Việt Đức tự nhận mình là gặp may hơn cácbạn khi hớn hở khoe trước khi vào phòng thi đã tranh thủ nhẩm lại tác phẩmSóng. Do ôn "trúng tủ" nên Đức đã hoàn thành tốt môn thi đầu tiên.

Nhận định về đề thi Văn, mộtgiáo viên dạy Văn Trường THPT Hai Bà Trưng cho biết: “Đề thi tốt nghiệp mônVăn năm nay rất dễ, không lắt léo, không đánh đố học sinh. Với phần thichung, học sinh dễ đạt điểm cao nhất. Còn phần thi riêng thì cần sự sángtạo của học sinh. Với đề thi này sẽ có không điểm thi dưới trung bình".

 Trong buổi thi sáng nay, tạiHội đồng thi THPT Kim Liên có 3 thí sinh xin nghỉ thi vì lý do ốm. Tại Hộiđồng thi Trường THCS Ngô Gia Tự, Q. Long Biên, Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hoa,Chủ tịch Hội đồng coi thi cho biết, tại Hội đồng này có 425 thí sinh thuộccác Trung tâm GDTX Việt Hưng, Phú Thị, Đình Xuyên, Trường cấp II, II ThạchBàn và Tư thục Quang Trung. Hội đồng thi có 18 phòng thi và Sở GD-DT Hà Nộiđã cử 2 thanh tra “cắm chốt” tại đây. Buổi sáng đầu tiên thi môn Văn, bà Hoacho biết không phải giải quyết một trường hợp nào liên quan đến thiếu thẻ dựthi và CMTND. 

Điều đặc biệt tại hội đồng thi THCS Ngô Gia Tự là có 3 thí sinh là tăng nivà thí sinh cao tuổi nhất sinh năm 1969. Và cũng tại hội đồng thi này, gầnđến khi phát đề thi vẫn có một thí sinh mới đến thi.

Thí sinh phấn khởi với đề thi Ngữ Văn
Cảnh sát giao thông cũng tranh thủ xem đề thi.

Theo ghi nhận của phóng viêntình hình thi sáng nay tại Hà Nội, không xảy ra tắc đường ảnh hưởng đến thísinh, không có thí sinh bỏ thi vì đường xa.  

Khác với tâm trạng lo ngại sángnay, sau khi kết thúc thi môn Văn, nhiều thí sinh tại TPHCM “thở phào”vì… đề thi khá dễ. Tại hội đồng thi trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3), VõThị Sáu (Bình Thạnh)… nhiều thí sinh rời phòng sớm, hồ hởi: “Đề dễ, làm tốt”.   

Đặc biệt câu nghị luận: Suy nghĩcủa anh chị về lòng yêu thương của tuổi trẻ xong xã hội hiện nay dù không nằmtrong kiến thức cụ thể trong sách giáo khoa nhưng lại không làm thí sinh bấtngờ, nhiều thí sinh đã lường trước.  

“Em rất thích câu nghịluận. Tuy không có bài giảng nào cụ thể nào về đề tài này nhưng em lại kháthoải mái khi viết cảm nhận của mình. Đặc biệt, em rất hài lòng khi đưa vàobài dẫn chứng một bài câu chuyện thực tế từ báo chí. Em tin mình ghi điểm ởcâu này”, một nam sinh đi ra từ hội đồng thi trường THPT Võ Thị Sáu nói. 

Rời phòng thi sớm nhất tại hộiđồng thi Nguyễn Thị Minh Khai, thí sinh Ngọc Anh, trường THPT Nguyễn Thị Diệucho hay: “Em làm được trọn cả 3 câu, em chấm cũng được 7 điểm. Đề môn Văn khádễ, học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức cơ bản là có thể làm bài được”.  

Cũng rời phòng thi trước 30phút, thí sinh Diễm Ánh nhận định đề môn Văn không khó hơn đề thi thử của Sởnên em làm bài tốt, được khoảng 90%. Cô nữ sinh thở phào: “Môn Văn xemnhư qua, giờ em lo nhất là môn Sử”.

Thí sinh phấn khởi với đề thi Ngữ Văn
Thí sinh cười tươi khi ra khỏi phòng thi môn Văn. (Huỳnh Hải - Phạm Tâm - Ngô Nguyễn)

Đề thi cho khối học sinh Giáodục thường xuyên cũng được đánh giá là… dễ. Nhiều thí sinh tại hội đồng thitrường THPT Phan Đăng Lưu bày tỏ, làm bài xong trước thời gian.

“Câu nghị luận nói về suynghĩ về vai trò của nhà trường trong việc truyền thụ kiến thức văn hóa chohọc sinh khá… lý thuyết nhưng lại không quá khó. Em viết chỉ hơn 300 từ,thấy cũng tạm ổn”, thí sinh Bùi Văn Công, TT Giáo dục thường xuyên BìnhAnh cho hay.

Sau khi hết giờ, đa số trên gươngmặt của các em thí sinh đều thể hiện sự vui tươi. Nhận định chung của các em thísinh Cần Thơ cho biết, hầu hết các em đều làm được bài khoảng từ 50% trở lên.

Tại điểm thi THPT Châu VănLiêm (Cần Thơ), em Dương Thị Quỳnh Như (học sinh Trường THPT PhanNgọc Hiển) nói: “Khó nhất là câu liên quan đến bài Sóng của Xuân Quỳnh,các câu còn lại đều dễ hơn. Em làm khoảng được 6 điểm”.

Một thí sinh khác chia sẻ: “Đề thi ra không trúng tủ mà em đã học nhưng nhìn chung nội dung em cũng đãhọc qua hết nên cũng làm được bài. Trong đó có câu nghị luận tự suy nghĩcũng rất “dễ thở”.

Nhiều phụ huynh chờ con trướcđiểm thi này cũng cho biết, tâm trạng của họ cũng khá lo lắng nhưng khi thấycon mình bước ra khỏi cổng điểm thi và cười tươi thì lại thở phào nhẹ nhànghơn.

Tại điểm thi Trường THCS ĐoànThị Điểm (Hội đồng thi GDTX), nhiều thí sinh cũng cho biết là làm tốt bàithi.  

Tại Hà Tĩnh, một trongnhững địa điểm nóng nhất trong các kỳ thi tốt nghiệp PTTH là cụm thi tại trườngPTTH Lê Quý Đôn, xã Thạch Đài, huyện Thạch Hà nhiều năm trước cảnh ném bài, quaycóp khiến hội đồng thi gặp nhiều khó khó khăn. Tuy nhiên, kết thúc buổi thi mônvăn vào sáng nay không còn thấy cảnh lộn xộn xảy ra như trước.  

10h trưa, khi chiếc cổngtrường bị khép chặt được mở ra cũng là lúc hàng trăm khuôn mặt tươi cười từtrong điểm thi này chậm rãi bước ra. Bạn Hoàng Thị Mỹ Linh, thí sinh đến từtrường PTTH Lý Tự Trọng cười tươi cho biết, đề thi không quá khó, điểm sốcòn tùy thuộc vào giám khảo, nhưng em tự tin là bài làm của em phải đạt trên70%. Một bạn khác của Linh cũng rất tự tin về kết quả bài làm khi khẳngđịnh, hoàn thành tất cả các câu hỏi trong đề ra.

Rời trường PTTH Lê Quý Đôn PVcómặt tại trường PTTH Phan Đình Phùng, đây là điểm thi của thí sinh của 3 trườngPTTH trên địa bàn TP Hà Tĩnh và một trường PTTH nằm ở vùng biển ngang của huyệnThạch Hà. Ngoài việc chuẩn bị tốt về kiến thức của học sinh, việc chuẩn bị tốtvề cơ sở vật chất, giao thông đi lại, thời tiết mát mẻ… đã giúp môn thi văn vàosáng nay diễn ra rất thành công.  

Theo ghi nhận dù có đến hơn 1800thí sinh tham dự nhưng kết thúc môn thi văn cụm thi trường Phan Đình Phùng khôngcó thí sinh nào vi phạm quy chế thi. Tuy nhiên đáng tiếc là có đến 46 trong tổngsố 24.222 thí sinh khối trung học phổ thông và 13/2135 thí sinh khối giáo dụcthường xuyên bỏ thi vì nhiều lý do khác nhau.

Theo nhận định của các thísinh thì đề thi môn Ngữ Văn là rất phù hợp, hầu hết thí sinh thi tại hộiđồng thi trường THPT chuyên Lam Sơn - Thanh Hóa rời phòng trong tâmtrạng rất thoải mái.

Em Hà Thị Trang, học sinhtrường THPT Dân tộc nội trú tỉnh, thi tại hội đồng thi trường THPT chuyênLam Sơn cho biết: “Theo em thì đề thi môn Văn năm nay tương đối dễ, thờigian làm bài thoải mái nên em làm xong hết. Không biết chiều nay thi môn Hóathế nào”. 

 Chiều nay, thí sinh dự thi mônHóa học theo hình thức trắc nghiệm với thời gian 60 phút.

Đề thi Ngữ Văn chính thức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2010 của Bộ GD-ĐT như sau: 

I. Phần chung cho tất cả thí sinh (5,0 điểm).

Câu 1(2,0 điểm): Nêu những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của nhà văn M. Sô-–lô-khốp.

Câu 2(3 điểm): Hãy viết về một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về lòng yêu thương con người của tuổi trẻ trong xã hội hiện nay.

II. Phần riêng - phần tự chọn (5 điểm). Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu sau:

Câu 3.a: Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm): Phân tích nhân vật Việt trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi (phần trích trong Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục - 2008).

Câu 3.b: Theo chương trình Nâng cao(5,0 điểm): Phân tích đoạn thơ sau trong bài Sóng của Xuân Quỳnh: Dữ dội và dịu êm/ Ồn ào và lặng lẽ/ Sông không hiểu nổi mình/ Sóng tìm ra tận bể/ Ôi con sóng ngày xưa/ Và ngày sau vẫn thế/ Nỗi khát vọng tình yêu/ Bồi hồi trong ngực trẻ. (Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập một tr.122 - 123, NXB Giáo dục - 2008).

Theo Dân Trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.