Thi tốt nghiệp THPT 2010: Gian nan chuẩn bị

Chỉ còn 2 ngày nữa bắt đầu kỳ thi tốt nghiệp THPT 2010. Nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là các địa phương vùng sâu, vùng xa đang chạy nước rút phối hợp với ngành Giáo dục & Đào tạo chuẩn bị cho kỳ thi.

Chỉ còn 2 ngày nữa bắt đầu kỳthi tốt nghiệp THPT 2010. Nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là các địaphương vùng sâu, vùng xa đang chạy nước rút phối hợp với ngành Giáo dục & Đàotạo chuẩn bị cho kỳ thi.

Trường 0% ở Quảng Ngãi: Treothưởng 500.000 đồng cho HS đỗ tốt nghiệp

Trường THPT Đinh Tiên Hoàng củahuyện miền núi Sơn Tây, Quảng Ngãi, nơi có hơn 90% đồng bào dân tộc thiểu sốH’rê, Ca Dong sinh sống, từng nổi tiếng cả nước với sự kiện không có học sinhnào đỗ tốt nghiệp trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2006-2007.

Thi tốt nghiệp THPT 2010: Gian nan chuẩn bị
Thuyền là phương tiện chủ yếu giúp sĩ tử vùng sông nước bước vào mùa thi . Ảnh: Tiến Hưng

“Sau sự kiện đáng buồn đó, BGH vàthầy cô giáo tìm nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng dạy và học. Tuy vậy, tỉlệ học sinh đậu tốt nghiệp 2 năm vừa qua vẫn chưa thoát nhóm thấp nhất tỉnhQuảng Ngãi. Năm ngoái 19 em thi, thì chỉ có 4 em đậu, nên cả thầy, trò và phụhuynh đều sốt ruột và lo lắng cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới” - Thầy hiệu trưởngBùi Thế Giới tâm sự.

Quyết không để “thành tích” 0% vàtỉ lệ thấp nhất tỉnh lặp lại, trong thời gian gần 2 tháng nay, thời lượng học,ôn tập sáu môn thi tốt nghiệp được tăng cường gấp đôi. Số học sinh ở các xã xaxôi, từng ở tạm nhà dân hoặc trong những chòi giữ lúa, được nhà trường bố trí,thu xếp vào ở miễn phí trong các phòng nội trú của trường, thuận tiện cho việcôn tập của các em.

Mặt khác, ngoài giờ lên lớp banngày, tối đến ba phòng học ở tầng hai đều mở cửa dành cho các em tự ôn tập. 7giờ tối, có thầy cô bộ môn tới, hướng dẫn ôn tập rồi sau đó học sinh tự ôn. Đếngiờ, giáo viên quay lại truy bài học theo hình thức kiểm tra miệng, chốt lạikiến thức cơ bản rồi mới cho các em về nghỉ ngơi.

Điều đặc biệt là Hiệu trưởng BùiThế Giới còn tuyên bố trao thưởng 300.000 - 500.000 cho những HS đỗ tốt nghiệp.

Thi tốt nghiệp THPT 2010: Gian nan chuẩn bị
Vùng sông nước ĐBSCL chuẩn bị phương tiện cho học sinh vào mùa thi . Ảnh: Tiến Hưng

Sở GD&ĐT đã cử các chuyên viênPhòng phổ thông và giáo viên cốt cán thuộc 6 môn thi lên đây hỗ trợ, trao đổi,truyền kinh nghiệm ôn tập cho thầy cô, để từ đó hướng dẫn lại cho các học trò.

Một số cá nhân, doanh nghiệpngười Quảng Ngãi làm ăn ở TP HCM, quyên góp được 11 triệu đồng gửi cho thầy vàtrò nhà trường trong ôn tập thi tốt nghiệp. UBND huyện Sơn Tây sẽ hỗ trợ cho mỗithí sinh đi thi 200.000 đồng và tổ chức ăn miễn phí trong các ngày thi.

Thầy Bùi Thế Giới, Hiệu trưởngnhà trường cho biết thêm: “Năm nay, lớp 12 có 39 em dự thi tốt nghiệp cộngvới 39 thí sinh tự do, thi hỏng nhiều lần các năm trước, thành 78 thí sinh. Sovới các năm trước, thì năm nay việc đi lại của các em có thuận lợi hơn, vì Hộiđồng thi được đặt độc lập ngay tại trường, không phải di chuyển đến thị trấn DiLăng, huyện Sơn Hà, cách trường hơn 30 cây số”.

Đà Nẵng: Đảm bảo đủ điện

Ông Trần Đình Thanh - Tổng Giámđốc Tổng Cty Điện lực miền Trung tại Đà Nẵng cho biết, trước mắt, ngành điện vẫnđang triển khai cắt điện luân phiên để điều tiết, tiết kiệm điện tại một sốtỉnh, thành phố miền Trung và có gửi thông báo cụ thể đến nhà trường để giáoviên, học sinh linh động hơn trong vấn đề chọn địa điểm ôn luyện.

Tuy nhiên, trong những ngày diễnra kỳ thi tốt nghiệp (2 đến 4-6), đơn vị đã lấy danh sách các điểm trường, cáccụm thi tốt nghiệp tại sở GD&ĐT và ưu tiên việc đảm bảo cấp điện thường xuyên,không để xảy ra tình trạng cúp điện.

Theo Cty Điện lực Quảng Nam, tạitất cả các hội đồng coi thi, ngành điện sẽ đảm bảo phục vụ điện liên tục từtrước ngày thi một ngày (từ 1-6). Riêng đối với hội đồng sao in đề thi, ngay từngày 21-5, công ty đã có phương án cấp điện cho đến hết ngày 4-6, kể cả nguồnđiện dự phòng.

Cà Mau: Ưu tiên đò cho sỹ tử

Tiến sĩ Thái Văn Long, GĐ SởGD&ĐT Cà Mau cho biết, lực lượng cảnh sát giao thông trực tiếp sắp xếp trật tựcho học sinh đi thi. Tại các trường THPT huyện, cụm xã đều đặt Hội đồng thi nênviệc đi lại của học sinh thuận tiện hơn.

Ở các huyện nông thôn, học sinhđi đò đến phòng thi, công an tổ chức bến bãi, phân tuyến ưu tiên để đò đưa rướchọc sinh di chuyển thuận lợi, nhanh chóng, tránh ách tắc giao thông. Chủ tịchUBND huyện Đầm Dơi- ông Đoàn Quốc Khởi cho biết, ngân sách sẽ hỗ trợ học sinh ởxa nghỉ trọ và tổ chức ăn uống hợp vệ sinh để đảm bảo sức khỏe trong những ngàytham gia kỳ thi.

Bạc Liêu: Huyện mở phòng kháchcho học sinh ở trọ

Bà Lâm Thị Sang, Phó GĐ Sở GD&ĐTBạc Liêu cho biết, những học sinh ở xa Hội đồng thi được gia đình và nhà trườnghỗ trợ chỗ ở, ăn uống trong suốt thời gian thi.

Trường THPT Định Thành (Đông Hải)có 110 học sinh phải di chuyển từ 30 - 50 km đến Hội đồng thi đặt tại thị trấnGành Hào (Đông Hải).

Ông Võ Chí Độ, Phó Chủ tịch UBNDhuyện Đông Hải cho biết, những học sinh này phải đi qua 2 con sông lớn, 2 bến đòđã được UBND huyện Đông Hải hỗ trợ. Trường THPT Định Thành cử giáo viên đưa cácem đi thi, tìm chỗ trọ ở nhà người quen. UBND huyện Đông Hải mở phòng khách UBNDhuyện Đông Hải cho hơn 20 học sinh ở và cử cán bộ y tế theo dõi việc ăn uống củacác em trong thời gian thi tốt nghiệp.

Sóc Trăng: Hỗ trợ60.000đồng/thí sinh thi xa nhà

Theo ông Trần Việt Hùng, GĐ SởGD&ĐT Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng có 5 trường THPT và hàng chục phân trường phảidi chuyển học sinh đến Hội đồng thi xa nhà.

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăngquyết định hỗ trợ 60.000đồng/học sinh trong kỳ thi để các em tìm chỗ trọ, ănuống trong suốt kỳ thi. Các trường THPT có học sinh đi thi xa nhà đều có giáoviên hỗ trợ đường đi, tìm chỗ ở, ăn uống, sinh hoạt trong những ngày tham gia kỳthi.

Thanh Hóa: TNTN liên hệ nơi ởtrọ

Việc tổ chức các cụm thi năm nayở tỉnh Thanh Hóa có khác hơn so với năm trước. Các cụm trường được thành lập chủyếu là các trường trong phạm vi địa bàn của địa phương đó, thuận lợi đi lại vàgần sát nhau.

Ông Nguyễn Tài Hiệp - Hiệu trưởngtrường THPT Cầm Bá Thước (huyện miền núi Thường Xuân) cho biết: Toàn huyện cóhai Hội đồng thi gồm Trường THPT Cầm Bá Thước và Trường THPT Thường Xuân 2. Haiđiểm trường cách nhau 18 km, gồm có thí sinh dự thi ở 17 xã, thị trấn. Do khôngphải di chuyển đến địa điểm quá xa nên phần lớn số thí sinh dự thi của haitrường có kế hoạch chỉ nghỉ trưa ở gần trường để thi buổi chiều, tối lại về nhà.

Tại huyện Hoằng Hóa, Huyện Đoànđã thành lập 17 đội thanh niên tình nguyện phục vụ kỳ thi, liên hệ trước với cáchộ gia đình có nhà rộng, thoáng mát, an toàn để cho thí sinh và người nhà thísinh ở xa có thể ở trọ lại trong các ngày thi.

Anh Tạ Hữu Quang - Bí thư HuyệnĐoàn Hoằng Hóa cho biết: “Mỗi đội thanh niên tình nguyện phục vụ cho kỳ thicó từ 5 đến 10 đoàn viên thanh niên. Đến thời điểm này, các đội đã hoàn tất xongviệc liên hệ và lập danh sách các hộ gia đình có đủ điều kiện cần thiết để thísinh và người nhà thí sinh ở trọ.

Khi người nhà thí sinh và thísinh đến làm thủ tục dự thi thì các đội thanh niên tình nguyện có mặt tại cácđiểm thi để hướng dẫn và đưa thí sinh và người nhà thí sinh đến các điểm trọ.Phần lớn các thí sinh ở xa phải ở trọ lại là thí sinh học ở các trung tâm giáodục thường xuyên và dạy nghề của các huyện”.

Quảng Bình: Lo không có nướcsinh hoạt cho giáo viên coi thi

Kỳ thi THPT và bổ túc THPT nămnay, Quảng Bình có 39 hội đồng coi thi ở 17 cụm thi. Trong đó, có 2 đơn vị ởvùng khó khăn được tổ chức hội đồng coi thi riêng lẻ là trường THCS và THPT BắcSơn (Tuyên Hóa) và trường THPT Hoàng Hoa Thám (Lệ Thủy).

Một điều nan giải khiến lãnh đạongành giáo dục Quảng Bình đau đầu là nước sinh hoạt cho giáo viên coi thi trong3 ngày. Hiện hầu hết các điểm thi trên địa bàn tỉnh đều thiếu nước sinh hoạttrầm trọng, thậm chí là không có nước.

Thầy giáo Phạm Quốc Thành - Hiệutrưởng trường THPT số 2 Quảng Trạch cho biết: Trường số 2 Quảng Trạch đóng trênđịa bàn xã Quảng Hòa, thuộc vùng Nam Quảng Trạch. Đã nhiều ngày nay, 9 xã vùngnày đã cạn khô nước. Người dân phải mua từng thùng nước với giá cắt cổ để uốngtừ các thuyền buôn chạy dọc sông Gianh. Còn nước sinh hoạt thì gần như bó tay,vì các giếng khơi hầu hết cạn trơ đáy.

“Lâu nay giáo viên nội trú ởtrường tôi tắm, giặt đều phải chạy ra sông Gianh cách hơn cây số. Trường đã thuêngười về khoan nước ngầm nhưng cũng không có. Hiện nay, tôi lo lắng nhất là nướcsinh hoạt cho các thầy cô về coi thi. Chả lẽ mọi người về đây mấy ngày đang lạlẫm lại phải chạy ra sông tắm giặt? Mà nhà trường thì chưa có cách gì để khắcphục” - Thầy Thành tỏ ra lo lắng.

Theo Tiền Phong




Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.