- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Trộm cắp lan tràn ở ‘chung cư trí thức’
Sống tại các khu SV thuê đông như phường Thịnh Liệt, Giáp Bát (Hoàng Mai-HN) hay tại: Phú Đô, Nhân Mỹ…(Mỹ Đình-HN) ít ai ngờ ở môi trường của những trí thức trẻ luôn nhận được cảnh báo "phải cẩn thận, kẻo mất đồ nhanh như chớp…"
Sống tại các khu SV thuê đông như phường Thịnh Liệt, Giáp Bát (Hoàng Mai-HN) hay tại: Phú Đô, Nhân Mỹ…(Mỹ Đình-HN) ít ai ngờ ở môi trường của những trí thức trẻ luôn nhận được cảnh báo "phải cẩn thận, kẻo mất đồ nhanh như chớp…"
Nguyễn. N.T, sinh viên năm thứ 4 Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội (trú tại ngõ 663 Trương Định-Thịnh Liệt- Hoàng Mai – Hà Nội) một ngày cuối năm gặp tôi mếu máo: “ Chú ơi, còn tiền cho cháu vay tạm mấy trăm ngàn. Cháu đi học, kẻ gian có lẽ đã đánh được chìa khóa phòng trọ nên đã khoắng đi một số đồ đạc quan trọng và tài chính. Tiền tài khoản ngân hàng bố mẹ cháu chưa có nên chưa gửi vào được…”. Nhìn cậu trí thức trẻ vùng cao Sơn Dương, Tuyên Quang trắng trẻo ngây ngô xuống thủ đô học mất của khiến nhiều người cảm động lây.
SV thuê trọ mất cảnh giác tạo điều kiện cho chính “đạo chích SV” lộng hành |
Trước đó không lâu, ngày mới nhập trường, do đi vệ sinh không đóng cửa phòng trọ (gần chỗ đi lại) nên Tân cũng đã 2 lần để mất điện thoại di động cùng chiếc xe đạp. Tháng 1/ 2015, dù đã chuyển tới ở tại ngôi nhà tầng trong khu trọ nhằm tránh sự nhòm ngó của người đi lại nhưng Tân lại làm mất thêm chiếc xe đạp nữa.
Tuấn, bạn Tân cùng phòng trọ cũng vậy, trong học kỳ đầu đã bị mất một điện thoại di động, 3 chiếc xe đạp dù xe đã khóa, để dưới sân bà chủ dành riêng cho SV (do ở trên tầng 2, cầu thang mini quá hẹp nên không thể mang xe đạp lên). Nhẩm tính, từ đầu năm học “đạo chích” cũng đã khoắng mất của Tân và Tuấn số tài sản trị giá gần 10 triệu đồng.
Khu ở toàn SV, người ngoài khó có thể lẻn vào nhanh để trộm được?
Đầu tháng 1/2015, sau khi ra chợ cách nơi trọ 500m mua đồ ăn, kẻ trộm lẻn vào ngôi nhà trọ cao tầng Tân mới chuyển đến đã lấy đi màn hình máy tính.... Sau khi chôm được đồ, kẻ trộm cũng đã kịp khóa cửa lại như chưa hề có chuyện xảy ra. Khu nhà cao tầng trên riêng biệt, ít người thuê trọ hơn các khu nhà dãy, “kẻ cắp SV” đã theo dõi Tân kỹ lưỡng trước khi hành động.
Em Nguyễn Hoài T., quê Hải Thanh-Hải Hậu, Nam Định đang học Trung cấp Y tế trong Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hồi mới tới đây trọ, bố em làm nghề xe ôm nên đi suốt ngày, em cũng đi học và đi thực tập thường xuyên nhưng mỗi khi phơi chăn, chiếu quần áo ra sân, khi về rà soát lại thì không còn. Có buổi trưa, vừa đi học về, Thu dựng xe đạp ngay gần phòng trọ ăn cơm, ăn xong ra thì xe đã biến mất. Cuối tháng 1.2015, biết phòng của Thu vắng người suốt ngày, kẻ gian đã để ý, phá cửa, lấy đi chiếc laptop hiệu HP của em mới mua chưa được 1 năm.
Đem chuyện mất cắp với bác Nguyễn Thị Vui, người quản lý ngôi nhà trên, bác chỉ cười xòa, “nhà chủ chỉ giữ an ninh trật tự chung, chuyện của cải của ai thì phải biết tự giữ lấy, làm sao chủ nhà có thể quản lý chuyện đó giúp được…”.
Bác Lê Văn Duẩn, quản lý dãy nhà trọ gần 20 phòng ở ngách 88/38 Giáp Nhị-Thịnh Liệt-Hoàng Mai cho rằng, chuyện SV mất đồ đạc phần lớn là do lấy cắp của nhau, người ngoài vào trộm cắp là rất hiếm. Bởi ngày nào chúng tôi cũng kiểm tra các phòng, người lạ lọt vào là chúng tôi biết ngay.
...Đến chôm đồ ở giảng đường
Cách đây gần tháng, mẹ của Hoàng SV Trường ĐH Bách khoa Hà Nội gọi điện giọng hốt hoảng: “ Chú có cách nào nói với lớp trưởng lớp của Hoàng giúp chị, chứ đến lớp thường bị móc trộm tiền và điện thoại…”. Tôi chỉ biết an ủi, lần sau rút kinh nghiệm cẩn thận hơn, vì lớp trưởng cũng không thể giúp gì chuyện này.
Chị thao thao, hai lần Hoàng cất tiền trong ba lô để trên giảng đường ra ngoài chơi đều bị mất. Bị trộm từ vài chục ngàn tới trên một trăm ngàn đồng thì Hoàng không dám kể với bố mẹ, chỉ dám kể với bạn cùng phòng. Cho tới khi bị mất điện thoại trên 1,5 triệu đồng, giấu không được thì cậu mới công khai với bố mẹ chuyện mất tiền trước khi mất điện thoại ở giảng đường.
Cường, quê ở Thanh Hóa, học ĐH Thủy Lợi cho biết, lớp cậu đang “rùm beng” chuyện thủ quỹ để tiền trong lớp bị đạo chích “nhón mất”. Do biết hoàn cảnh gia đình khó khăn, nên các bạn trong lớp đành thông cảm, không bắt đền.
Thời học ĐH, trong lớp chúng tôi cũng từng xảy ra chuyện trên. Việc mất cắp trên chắc chắn là do các SV trộm cắp của nhau chứ không có chuyện người ngoài lọt vào được. Tới giảng đường, thi thoảng các SV nữ cũng kêu la chuyện lấy cắp quần áo, váy, đồ trang sức và phấn son… của nhau.
Từ
những chuyện trộm vặt nếu không được thức tỉnh kịp thời thì những trí
thức tương lai có nhân cách đang xuống cấp một cách báo động?
Theo Vietnamnet
-
Giáo dục6 giờ trướcTrong buổi học, 2 thầy cô ở Trường THCS Vạn Phong (Diễn Châu, Nghệ An) xảy ra xô xát. Trường THCS Vạn Phong vừa tổ chức kiểm điểm, rút kinh nghiệm với các giáo viên.
-
Giáo dục7 giờ trướcHàng chục học viên lớp văn bằng 2 - VB2.13 của trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội 'chết đứng' khi nhận được thông tin lớp học này không tồn tại.
-
Giáo dục10 giờ trướcTổng cộng 35 trang trong luận án tiến sĩ lịch sử của một trưởng phòng ở Huế đều có đạo văn. Kết luận của Đại học Huế khẳng định tố cáo đúng.
-
Giáo dục12 giờ trướcQuy định không cấm dạy thêm học thêm ở các cấp học đang có nhiều ý kiến khác nhau. Nhiều người đồng tình, ủng hộ nhưng băn khoăn tự nguyện hay ép buộc là ranh giới mong manh và rất khó để quản nội dung dạy thêm.
-
Giáo dục19 giờ trướcSố lượng thí sinh đăng ký thi sau đại học ở Trung Quốc giảm, cho thấy sự suy giảm niềm tin vào giá trị bằng cao học khi thị trường việc làm cho người trẻ khan hiếm.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐại học Huế kết luận, trong luận án tiến sĩ của bà Lê Thị An H, Trưởng phòng nghiên cứu khoa học ở Thừa Thiên Huế có 12 trang đạo văn.
-
Giáo dục1 ngày trướcBộ GD&ĐT dự kiến siết lại một số quy định về tuyển sinh đại học năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trướcCùng với việc tăng lương cơ bản lên 2,34 triệu đồng, giáo viên TPHCM sẽ nhận thu nhập tăng lên lên mức cao nhất hơn 23 triệu đồng.
-
Giáo dục1 ngày trướcSau nhiều ngày hiệu trưởng bỏ nhiệm sở khiến lương tháng 11/2024 bị chậm trễ, các đơn vị chức năng huyện Chư Prông (Gia Lai) đã vào cuộc tháo gỡ vướng mắc, giải quyết chế độ tiền lương cho giáo viên.
-
Giáo dục1 ngày trướcĐây là thiên tài độc nhất vô nhị của Việt Nam, nổi tiếng học rộng hiểu nhiều cùng vốn kiến thức uyên bác.
-
Giáo dục1 ngày trướcNữ sinh 17 tuổi người Mỹ gốc Hàn đã vượt qua kỷ lục của anh trai mình để trở thành người trẻ nhất đỗ kỳ thi lấy bằng hành nghề luật sư tại bang California.
-
Giáo dục1 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
-
Giáo dục1 ngày trước"Khi thấy thầy, các con luôn miệng: "Chúng con chào cô giáo thầy Tú” khiến tôi phì cười. Thậm chí, trẻ bé hơn còn khoanh tay: "Con chào ông", thầy Đỗ Quang Tú - giáo viên mầm non duy nhất của huyện Thái Thuỵ (tỉnh Thái Bình), kể lại.
-
Giáo dục2 ngày trướcMức thu nhập tăng thêm hiện nay đối với giáo viên TPHCM cao nhất lên tới hơn 22 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, có 7 nhiệm vụ mà khi thực hiện giáo viên sẽ không được nhận khoản này.