Ẩn họa teen nữ "dạt" nhà

Sau cuộc tranh cãi nảy lửa với người yêu, vẫn còn nguyên cảm giác chua xót, chuếnh choáng trong người nên Quỳnh Mai, học sinh lớp 12 trường THPT Hoàng Diệu (Hà Nội) đã lang thang cả đêm không về nhà, mặc cho điện thoại của bố mẹ gọi liên tục.

Sau cuộc tranh cãi nảy lửavới người yêu, vẫn còn nguyên cảm giác chua xót, chuếnh choáng trong ngườinên Quỳnh Mai, học sinh lớp 12 trường THPT Hoàng Diệu (Hà Nội) đã lang thangcả đêm không về nhà, mặc cho điện thoại của bố mẹ gọi liên tục.

>>
>>
>>
>>

Mai kể lại, đêm đó vì giậnngười yêu nên cô cứ ngồi một mình trên bờ hồ cho đến hơn 12 giờ vẫn thấy cònđông người nên cô cũng không lo lắng gì. Cứ như vậy Mai vừa lững thững đi bộđược nửa vòng hồ thì có một người đàn ông khoảng 40 tuổi đến gần gạ gẫm: “Emđi xe ôm không? Nhà em ở đâu? Sao lại ở ngoài đường muộn thế này?”.

“Hắn vừa nói với cái giọnglả lơi vừa đi sát vào người em có vẻ như muốn tròng ghẹo. Em sợ quá nên cầmđiện thoại ra nói: "Cháu không đi đâu. Bố cháu đến đón bây giờ rồi". Nóixong em bước vội ra gần khu Thủy Tạ. Cũng may ở đấy vẫn còn sáng đèn và cònvài người đi bộ”, cô bé kể lại.

Ẩn họa teen nữ "dạt" nhà
Ảnh minh họa

Sau lúc ấy gã đàn ông kia vẫncố tình bám theo khiến Mai cảm thấy sợ hãi vô cùng. Lúc đó mọi cảm giác buồnbã, hờn giận tan biến đi đâu hết. Thay vào đó là cảm giác sợ hãi, và thực sựchỉ muốn trốn chạy khỏi nơi này. Ngay tức thì cô gọi điện cho bố đến đón vềnhà. “Bố đến đón em vào khoảng 3 giờ sáng. Chắc nhìn thấy khuôn mặt táixanh tái ngắt vì sợ của em nên bố thương tình không nói gì”, Mai kể.Sáng hôm sau cô gái trẻ đã được cả bố và mẹ giảng một bài diễn văn dài dằngdặc.

Chẳng cần bồ mẹ phải nói,từ bây giờ mình cũng chẳng đi đâu ra khỏi nhà buổi đêm một mình. Chẳng biếtcó điều gì đang chực đe dọa mình nữa”, cô nữ sinh 18 tuổi tâm sự.

Nhật Linh, 20 tuổi, sinh viêntrường Đại học văn hóa Hà Nội, cũng từng bỏ nhà đi bụi. Cô tâm sự hồi họccấp ba có lần cô đã trốn nhà đi gần một tuần với người yêu ở Sầm Sơn. Banđầu cũng chỉ nghĩ vì lâu ngày không gặp nhau nên đồng ý đi chơi vài ngàythôi, nhưng không ngờ Linh đã bị cuốn vào những cuộc chơi thâu đêm suốt sángvới chàng.

Cũng trong khoảng thời gianấy Linh mới biết được bộ mặt Sở Khanh của người yêu. “Khi đó em đã traothân cho anh. Và cứ thế được đà anh đòi hỏi liên tục. Em đòi về thì anh lạicầu xin ở lại”. Dù đã nói dối là đi cắm trại với câu lạc bộ của mìnhnhưng đến ngày thứ 3, khi không thể chấp nhận được sự đòi hỏi quá mức củangười yêu nữa, cùng với việc quá hoảng loạn và bế tắc Linh đã lén gọi điệncho bố mẹ.

Cho đến tận bây giờ Linh cũngkhông thể quên được khoảng thời gian ấy. “Hồi đó em còn ít tuổi quá để cóthể làm chủ mọi chuyện. Sau chuyện ấy em và người yêu cũng chia tay luôn. Emđã phải nghỉ một học kì để trần an lại tinh thần. Thực sự trong mơ em vẫncòn gặp lại những chuyện đã xảy ra khi ấy. Đến bây giờ vẫn cảm thấy sợ”,Linh tâm sự.

Theo chuyên gia tâm lý Lê ThịThanh Tâm, trung tâm tư vấn tâm lý tổng đài 1088, việc các teen nữ đi dạtnhà dù xuất phát từ lý do gì cũng rất đáng trách bởi nó không chỉ khiếnngười thân của các em lo lắng mà trên hết sẽ gây ra những hệ quả khó lườngcho chính bản thân các em. Môi trường trong xã hội vô cùng phức tạp, trongkhi các em chưa hề có va chạm với bên ngoài, bởi vậy các em rất dễ sa chânvào những vòng xoáy tai họa.

"Chuyện dạt nhà của các emnữ dù ở mức độ nặng hay nhẹ, cũng rất dễ để lại những hậu quả tai hại chothể chất cũng như là tâm lý của các em", bà Thanh Tâm khẳng định.

Bà từng nhận được cuộc điệnthoại giữa đêm của một nữ sinh, cô bé đang trong tình trạng hoảng loạn, vừakhóc vừa kêu “Cứu cháu với, cứu cháu với…”. Hỏi ra mới biết em tên làVân Anh, 16 tuổi, nhà ở phố Nguyễn Văn Ngọc, Hà Nội, chỉ vì trượt kỳ thichọn đội tuyển thành phố mà em đã bỏ nhà đi.

Lúc bấy giờ cháu khôngnghĩ được gì hết. Cháu chỉ không muốn để bố mẹ phải nhìn thấy cháu nữa vìnhư vậy họ sẽ vô cùng thất vọng”, cô bé kể. Và rồi sau khi lang thanghết các quán ăn uống quen quen của Hà Nội, Vân Anh không còn biết đi đâu nữanên cứ lang thang trên phố. Sự lóng ngóng sợ hãi của em đã rơi vào tầm ngắmcủa một bọn chuyên cướp đêm, em bị cưới sạch tiền, điện thoại và cả chiếc xeLead của mẹ.

Cũng may mắn cho cô bé làbọn này chỉ quan tâm đến tiền nên đã để cho cô bé được yên thân sau khi cướpsạch mọi thứ trên người em”. Sau khi đã cố gắng trấn tĩnh Vân Anh, nhàtâm lý kịp thời báo về cho gia đình của cô bé. Bà kể: “Sau đó cô bé rơivào trạng thái hoảng loạn, sợ hãi trong một khoảng thời gian khá dài. Mãikhoảng 5 tuần sau Vân Anh mới gọi điện lại cảm ơn tôi và bảy tỏ tâm sự cũngnhư những suy nghĩ tỉnh táo của mình sau chuyện dạt nhà đêm ấy”.

Cũng có không ít bậc cha mẹtừng đau lòng tìm đến trung tâm tư vấn để xin lời khuyên về việc không biếtnên cư xử thế nào để con gái mình có thể trở lại tâm trạng bình thường saukhi bỏ nhà đi.

Bà Mai, ở Vĩnh Hồ, Hà Nội,tâm sự về việc cô con gái của mình vốn tính ngang bướng, chỉ vì tức giận vớimẹ mà đã bỏ nhà đi đến hơn chục ngày mới về nhà. Ban đầu vợ chồng bà cũngnghĩ cô con gái mười tám tuổi chỉ ở nhà bạn vài ngày rồi về, nhưng mãi sauđó cũng không thấy con đâu.

Vợ chồng bà đã phải nhờ đếnnhững người bạn thân thiết của con mới biết hóa ra những ngày bỏ nhà đi emcũng bỏ học luôn, rồi theo người quen lên Lạng Sơn đi buôn quần áo nhưng bịlừa mất sạch cả tiền lẫn đồ đạc mang theo người.

Vợ chồng bà Mai đã phải trựctiếp lên Lạng Sơn đến chỗ chủ buôn để xin chuộc con về. Bà kể, “từ ngàyđón cháu về cháu trở nên ít nói hẳn, thỉnh thoảng lại ngồi ngẩn ngơ, cónhiều đêm còn gặp ác mộng phải tỉnh giấc đến năm sáu lần”.

Chính vì lo lắng quá nên bàMai đành đứa con đến bác sĩ tâm lý xin lời khuyên. Với trường hợp này,chuyên gia tâm lý Hoàng Anh, Trung tâm tư vấn tâm lý Hà Nội đã khuyên giađình nên quan tâm đến con gái nhiều hơn nữa, tránh nói lại chuyện cũ, đồngthời động viên cháu giao lưu với môi trường bên ngoài nhiều hơn, nếu khôngcháu rất dễ mắc phải căn bệnh trầm cảm, như vậy thì vấn đề càng trở nênnghiêm trọng.

Chuyên gia tâm sự “Điềuquan trọng nhất vẫn là sự động viên, quan tâm kịp thời của bố mẹ và nhữngngười thân xung quanh các em. Chỉ có như vậy các em mới có nghị lực để vượtqua nỗi ám ảnh về những chuyện đã xảy ra”.

Có hàng nghìn lý do đểcác em nữ bỏ nhà ra đi. Và cuối cùng dù nó bắt nguồn từ nguyên nhân nàonhưng các em cũng luôn cần sự quan tâm và động viên sâu sắc từ bố mẹ và bạnbè mình. Vì vậy khi các em có dấu hiệu muốn bỏ nhà ra đi thì những người gầngũi nhất của em phải luôn luôn bám sát và nếu có cơ hội thì hãy phân tích cụthể mọi tình huống để các em có thể hiểu được rằng việc dạt nhà ra ngoài làmột việc làm bồng bột và vô cùng nguy hiểm", chuyên gia Thanh Tâm khuyếncáo.

Đối với những em từng bỏ nhàra đi thì người thân nên có thái độ dịu dàng khuyên bảo, tránh việc quátmắng, nạt nộ vì như thế sẽ càng khiến các em hoảng loạn hơn, sẽ rất dễ đếnnhững tổn thương về tâm lý sau này.

Theo Thụy Anh
VnExpress



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.