Khi teen sống nhờ... đong đưa

Một số nam thanh nữ tú thời hiện đại chọn lối sống thu gom tất tần tật “chiến lợi phẩm” từ những người đang theo đuổi mình nhưng nhất quyết chẳng nhận lời yêu.

Một số nam thanh nữ tú thời hiện đại chọn lối sống thu gom tất tần tật “chiến lợi phẩm” từ những người đang theo đuổi mình nhưng nhất quyết chẳng nhận lời yêu.
 
Họ cho rằng đó là cách khôn khéo để có tiền trang trải việc học hành, sắm sửa quần là áo lượt, được nâng đỡ trong công việc...
 
Đổi chác
 
Thời còn là hoa khôi Trường Nguyễn Thị Minh Khai (Q.3, TP.HCM), Đ.H. (30 tuổi, nhân viên ngân hàng V) đã được khá nhiều anh theo đuổi. Đ.H. thường xuyên nhận được những lá thư tỏ tình bí ẩn. Ngày 8-3 và 14-2, ngăn bàn của Đ.H. luôn được đặt sẵn những bó hồng tươi. Cho rằng không nên bỏ phí lợi thế sẵn có, Đ.H. tạo thêm cơ hội tiếp cận cho các “vệ tinh”. Chàng nào ngỏ lời mời đi uống nước, Đ.H. cũng gật đầu đồng ý. Nàng sẵn sàng bỏ ra hàng giờ nắn nót trả lời thư tay, luôn ngọt ngào trả lời điện thoại của từng chàng.


Một số nam thanh nữ tú thời hiện đại chọn lối sống thu gom tất tần tật “chiến lợi phẩm” từ những người đang theo đuổi mình nhưng nhất quyết chẳng nhận lời yêu.

 
Được “bật đèn xanh”, các “vệ tinh” ra sức chiều chuộng, vui vẻ mua quà tặng người đẹp. Thỉnh thoảng, Đ.H. thỏ thẻ đang thích mê một chiếc váy hiệu đắt tiền hoặc muốn học thêm môn này môn nọ... Ngay lập tức, các chàng tranh nhau dốc tiền thỏa mãn nhu cầu của cô nàng. Nhờ vậy, tuy chỉ có 200.000 đồng/tháng được ông nội cho, Đ.H. vẫn không hề thua kém các bạn nhà giàu về khoản ăn diện.

Sống nhờ... đong đưa
 
Sau khi tốt nghiệp, Đ.H. được một “vệ tinh” giúp móc nối để có công việc tại một công ty lớn. Từ đây, Đ.H. tiếp tục liếc mắt đưa tình với sếp trưởng phòng để được ưu tiên làm những việc nhẹ nhàng hơn đồng nghiệp.
Ngày cầm giấy báo nhập học từ Hậu Giang lên Sài Gòn, N.T.K.H. (22 tuổi, Đại học Văn hóa TP.HCM) khát khao phải đổi đời dù bằng bất cứ giá nào. Ngay từ năm nhất, không những lao vào học như điên, H. còn vắt kiệt thời gian rảnh rỗi vào những giờ dạy thêm hoặc dang nắng đứng ngoài đường phát tờ rơi.
 
Một học kỳ trôi qua, dù không lúc nào dám biếng nhác nhưng tiền trọ, tiền sách vở, chi phí sinh hoạt vẫn là nỗi ám ảnh hằng tháng của cô sinh viên năm nhất. Gặp một đại gia bất động sản khi làm tiếp viên tại một nhà hàng, biết H. giàu tham vọng nhưng hoàn cảnh khó khăn, đại gia ngỏ lời nuôi H. học hết bốn năm đại học và hứa tiếp tục chi trả cho H. theo đuổi giấc mơ thạc sĩ. Lúc đó quá mệt mỏi, chán ngán với việc đốt thời gian và sức khỏe vào những công việc bán thời gian mà việc hiện thực hóa giấc mơ cứ xa xăm tù mù nên H. gật. “Dù gì cái giá ông đưa ra chỉ là một người bạn tâm giao” - H. kể lại.
 
Từ đó, cuộc sống của H. thay đổi hoàn toàn: quần áo đẹp, giày cao gót hàng hiệu, túi xách da, đi học có xe hơi đưa rước. Thời gian rảnh trước đây đốt vào công việc bán thời gian nay được giải phóng, H. đăng ký đi học tiếng Anh và khiêu vũ - loại hình cô nàng yêu thích. Đổi lại, H. chỉ cần một tuần gặp ông một, hai lần. “So ra cái giá ấy cũng không quá mắc, và tôi tự tin mình sẽ dứt ra được khi mục đích đã hoàn thành” - H. chia sẻ.
 
Quả đắng
 
Quen cầm hoa hồng nhưng mãi Đ.H. vẫn không quen được gai của nó. Hầu hết “vệ tinh” của Đ.H. đều lặng lẽ rút lui sau một thời gian săn đón, bỏ sức “cung phụng” mà nàng vẫn vững như “kiềng ba chân”. Thế nhưng cũng có chàng không đành lòng ngậm bồ hòn, dây dưa quấy rối điện thoại, viết email mắng mỏ hoặc quay sang bêu xấu Đ.H. với nhiều người. Thỉnh thoảng, nàng lại bù đầu đi giải quyết hậu “cưa cẩm” với các chàng. Trong đó, K.L. (32 tuổi, quê Đồng Nai) là một trong những chàng “trả thù” Đ.H. nặng nhất. Lên thẳng cơ quan Đ.H., K.L. khăng khăng đòi nàng trả lại ngay tất cả những gì chàng từng trao thời hai đứa ngọt ngào. Chàng dõng dạc mắng: “Kẻ hay lợi dụng như em sẽ chẳng bao giờ có kết quả tốt. Mọi người nên cẩn thận với Đ.H.”. Ngơ ngác với hành động đột ngột của K.L., Đ.H. lắp bắp mãi rồi cúi mặt, không đáp trả được câu nào.


Ai cũng muốn có một cuộc sống thuận lợi và an nhàn, nhưng lối sống kiểu đong đưa để hưởng lợi như các bạn trẻ kể trên có khi lại đẩy các bạn vào con đường lận đận, ăn phải nhiều quả đắng hơn.
 
Cứ nghĩ “ưỡn ẹo” với X., một thương gia bán củ quả, để khỏi phải vất vả kiếm bạc cắc như các bạn sinh viên đồng lứa nhưng N.N. (26 tuổi, TP.HCM) không ngờ đó là bước đầu tiên đưa anh đến với nghề trai bao. Trong thời gian mặn nồng, thương gia kia mạnh tay trả tiền thuê nhà, học phí, mua xe tay ga cho N.. Sau những chuyến du lịch nước ngoài, thương gia kia tặng N. hàng loạt quần áo và nước hoa mới.
 
Đùng một cái, thương gia kia “nhượng” lại N. cho một đối tác làm ăn. “Dù không có tình cảm sâu đậm với ông ta, nhưng việc dễ dàng bị san sẻ như một món hàng đã qua sử dụng khiến mình hoàn toàn hụt hẫng” - N. kể lại. Tuy vậy, do ngần ngại từ bỏ thói quen tiêu xài thoải mái, sợ không còn được hưởng những lợi ích đang có nên anh nhắm mắt trượt dài theo từng mối tình ngắn dần. Giờ giật mình nhìn lại, bạn bè cùng lớp đã tốt nghiệp đi làm mấy năm mà anh vẫn loay hoay mãi với mấy môn học còn nợ.
 
Ai cũng muốn có một cuộc sống thuận lợi và an nhàn, nhưng lối sống kiểu đong đưa để hưởng lợi như các bạn trẻ kể trên có khi lại đẩy các bạn vào con đường lận đận, ăn phải nhiều quả đắng hơn.
 
Theo Tuổi Trẻ

Bình luận