- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Nữ TNV kể chuyện tháp tùng VIP ở SEA Games 31: Có ngày chỉ ngủ 2 tiếng nhưng rất hạnh phúc và tự hào!
Diệu Linh đã có một hành trình đáng nhớ, có thêm nhiều người bạn và các anh chị đáng yêu tại SEA Games 31.
SEA Games 31 đã khép lại nhưng dư âm của nó vẫn còn đọng lại với rất nhiều người, đặc biệt là các tình nguyện viên (TNV) trực tiếp góp sức trong công tác tổ chức. Phạm Nguyễn Diệu Linh (SN 2002) - sinh viên CLC của ngành Quản trị kinh doanh và du lịch (Đại học Hà Nội) là cũng không ngoại lệ.
Trong suốt kỳ SEA Games vừa qua, Diệu Linh đảm nhận vai trò phiên dịch viên và tháp tùng ông A Shuggumarran - Tổng thư ký Hiệp hội điền kinh châu Á. Và sau khi kết thúc trọn vẹn công việc của mình, Diệu Linh đã có những chia sẻ về hành trình và những trải nghiệm không thể nào quên.
Diệu Linh (ngoài cùng bên trái) cùng ông A Shuggumarran - Tổng thư ký hiệp hội điền kinh châu Á (đứng chính giữa) và thư ký riêng của ông (ngoài cùng bên phải)
Yêu cầu khắt khe của 1 TNV tháp tùng VIP tại SEA Games 31
Giống như nhiều sinh viên khác của ĐH Hà Nội, Linh đăng ký làm TNV tại SEA Games 31 theo trường nên các thầy cô hướng dẫn tận tình, cụ thể và tạo điều kiện tối đa: "May mắn là trong thời gian diễn ra SEA Games, mình đã hoàn thành hết các môn học ở trường nên không phải lên lớp. Nhà trường cũng tạo điều kiện để tụi mình thi học kỳ sau SEA Games nên đỡ vất vả hơn".
Các công việc cá nhân cũng được Diệu Linh sắp xếp từ trước khi Đại hội Thể thao diễn ra. Trong quá trình làm tình nguyện tại SEA Games cô bạn cũng tranh thủ giải quyết 1 số việc nếu cần thiết còn không thì sẽ dành khoảng 1 - 2 tiếng để làm cho xong trước khi đi ngủ.
Có hàng chục nghìn TNV tại SEA Games 31 và mỗi người lại có một công việc khác nhau. Để được vào danh sách đội tháp tùng VIP (khách mời cao cấp tại SEA Games), Linh cũng phải trải qua quá trình tuyển chọn khắt khe.
"Yêu cầu đầu tiên để trở thành TNV đội tháp tùng VIP là cần sử dụng tiếng Anh lưu loát và trôi chảy. Là người làm việc trực tiếp cùng khách mời cao cấp nên mình phải luôn trong tâm thế sẵn sàng phiên dịch bất lúc nào, từ các cuộc gặp với liên đoàn Việt Nam hay trên sân vận động,... Ngoài ra mình còn cần có những hiểu biết nhất định về ngoại giao và lễ tân ngoại giao. Bản thân mình cũng tìm hiểu về VIP mà mình sẽ đi cùng nữa, để không bị quá bất ngờ khi tháp tùng và hỗ trợ họ" - Diệu Linh cho biết.
Diệu Linh cùng các VĐV điền kinh trong quá trình làm việc
Chỉ ngủ 2 tiếng/ ngày, gặp bố mẹ còn ít hơn gặp sếp nhưng thực sự hạnh phúc và tự hào
Về công việc cụ thể, Diệu Linh cho biết mình giống như thư ký riêng của Tổng thư ký hiệp hội điền kinh châu Á trong thời gian ở Việt Nam. Vì vậy mà từ đầu đến cuối, cô bạn cũng gọi ông là sếp.
"Là người đi cùng sếp trong tất cả các cuộc gặp, cuộc họp, là người tiếp nhận phàn nàn từ đại biểu các nước và trực tiếp giải quyết vấn đề cùng sếp, hơn ai hết mình hiểu tâm huyết của BTC SEA Games, của lãnh đạo các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung. Điều này không chỉ riêng môn điền kinh mà ở tất cả các môn thi đấu" - Diệu Linh cho biết.
Dù đã chuẩn bị, học thêm từ chuyên môn khá kĩ càng nhưng vì đây là lần đầu tiên phiên dịch thể thao nên lúc đầu Diệu Linh cũng gặp những khó khăn nhất định. Tuy nhiên cô cũng nhận được sự hỗ trợ ngược trở lại từ sếp và mọi người ở môn điền kinh: "Thú thực là kiến thức về thể thao nói chung và điền kinh nói riêng của mình vẫn còn khá hạn hẹp. Vì vậy mà khoảng 2 ngày đầu, mình khá bất ngờ và bị khớp khi nhắc tới các luật thi đấu, môn thi đấu, các từ chuyên môn thể thao. Rất may là luôn có sếp bên cạnh hỗ trợ, chỉ dạy mình rất tận tình nên mình bớt bối rối và làm quen nhanh hơn".
Nữ TNV cùng Phó Chủ tịch Hiệp hội điền kinh châu Á
Tháp tùng VIP đồng nghĩa với việc sẽ có lịch trình dày đặc. Mỗi ngày Linh đều đi từ 8h sáng đến 12h đêm - 1h sáng mới về nhà. Sau đó còn công việc cá nhân nữa nên trong thời gian đó, cô bạn gần như chỉ ngủ được 2 tiếng/ ngày, gặp bố mẹ ít hơn thời gian gặp sếp. Thế nhưng Diệu Linh không xem đó là vất vả hay mệt mỏi bởi cô bạn thực sự hạnh phúc khi được làm công việc này.
Với những chia sẻ này, không khó đoán được rằng mọi trải nghiệm tại SEA Games với Diệu Linh đều vô cùng đáng nhớ: "Thực sự rất khó để mình chọn được một kỷ niệm đáng nhớ trong suốt 8 ngày làm việc, 5 ngày giải đấu. Vì riêng việc được tham gia kỳ SEA Games này đã là một vinh dự lớn và mình sẽ không bao giờ quên".
Công việc đặc thù cũng giúp Diệu Linh được gặp gỡ các trọng tài điền kinh quốc tế
Lời hứa sang Bangkok để gặp lại sếp
Nhưng ngày hội nào cũng sẽ đến lúc kết thúc, SEA Games 31 cũng vậy, Linh kể ngày chia tay sếp ở sân bay, cô bạn đã khóc rất nhiều. Chính bản thân cô cũng không nghĩ rằng mình lại có nhiều tình cảm và xúc động như vậy. "Đó là cảm giác hụt hẫng khi phải chia tay một người sếp mà mình liên tục gắn bó và làm việc sau một khoảng thời gian như vậy" - nữ TNV tâm sự.
Và tình cảm yêu quý với sếp và các thành viên trong đoàn điền kinh đã trở thành động lực để Diệu Linh thêm cố gắng để sang Bangkok (nơi đặt trụ sở của Hiệp hội điền kinh châu Á) để gặp lại sếp càng sớm càng tốt:
"Mình đã có lời hứa sẽ sang thăm sếp và các trọng tài quốc tế mà mình đã có cơ hội gặp gỡ, làm việc trong kỳ SEA Games vừa rồi. Mình còn hứa sẽ tới Indonesia để thăm Tổng thư ký Liên đoàn điền kinh Indonesia. Đây cũng là người bạn thân của sếp mình và giúp đỡ mình rất nhiều trong kỳ SEA Games".
Diệu Linh cùng Tổng thư ký Liên đoàn điền kinh Indonesia (ngoài cùng bên trái)
Với bản thân Diệu Linh, SEA Games không chỉ đem lại những trải nghiệm đáng nhớ mà còn giúp cô bạn nhận ra mình yêu thích công việc phiên dịch thể thao. "Mình cảm thấy rất vinh dự và tự hào khi được góp công sức nhỏ bé cho thành công chung của SEA Games. Mình cũng cố gắng học hỏi nhiều hơn và ngay khi có cơ hội mình sẽ tiếp tục hỗ trợ cho liên đoàn Việt Nam và các chương trình khác" - cô bạn hào hứng.
Theo Trí Thức Trẻ
-
Giới trẻ11/11/2024Từ nhỏ, Nghĩa đã thích làm con gái, quấn khăn thành váy. Tuy nhiên, cha Nghĩa buồn lòng, không thích con trai làm như vậy.
-
Giới trẻ23/10/2024Chỉ từ 5-10 nghìn đồng là có thể mua được một chiếc túi mù. Vì vậy người mua thường chọn cả combo hàng chục, thậm chí hàng trăm túi để xé túi mù cho “đã cái nư”.
-
Giới trẻ23/10/2024Thừa nhận bản thân không phải “mọt sách”, không quá đam mê đọc sách nhưng chàng trai Hưng Yên vẫn khát khao lan tỏa văn hóa đọc đến đông đảo mọi người.
-
Giới trẻ28/09/2024Nạn quay lén ở nhà nghỉ bị blogger nổi tiếng "bóc phốt" làm tăng nỗi ám ảnh của giới trẻ Trung Quốc, nhiều người thậm chí còn chọn cách cắm trại khi đi du lịch.
-
Giới trẻ18/09/2024Trong đêm chính hội Trung thu, khu phố lồng đèn lớn nhất TPHCM thu hút hàng nghìn bạn trẻ tìm đến vui chơi, chụp ảnh cùng những chiếc đèn lồng đẹp mắt.
-
Giới trẻ17/09/2024Yến Tatoo lên tiếng xin lỗi vì đã "fake màn hình" số tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt khiến mọi người hiểu nhầm con số lên tới hàng trăm triệu đồng.
-
Giới trẻ23/08/2024Gần 20 năm làm mẹ đơn thân, đối diện bệnh 'lạ' mãi không dứt, Thúy Hiền nói lúc này chỉ mong được sống bình yên bên 2 con, không còn khao khát tìm kiếm tình yêu.
-
Giới trẻ22/08/2024Quanh năm chân lấm tay bùn, chị Thanh và chị Thu bỗng nhiên trở thành nhân vật trải nghiệm chính trên kênh TikTok triệu view. Kênh TikTok của các chị vừa giúp lan tỏa văn hóa, ẩm thực miền Tây, vừa mang lại thu nhập chân chính.
-
Giới trẻ21/08/2024Sau khi biết điểm chuẩn trúng tuyển Đại học năm 2024, nhiều bạn tân sinh viên từ các tỉnh, thành khẩn trương đi tìm nhà trọ tại Hà Nội. Có bạn lựa chọn ở khu ký túc xá của trường, cũng có bạn được bố mẹ mua luôn một căn nhà để đỡ phải đi thuê trọ.
-
Giới trẻ21/08/2024Ánh Viên gây chú ý với nhan sắc thăng hạng, thử sức với vai trò mẫu ảnh sau khi giải nghệ.
-
Giới trẻ21/08/2024Mới đây, nữ diễn viên xinh đẹp chia sẻ hành trình nén đau, thực hiện một việc quan trọng ở tuổi 29.
-
Giới trẻ21/08/2024Pickleball là môn thể thao được nhiều bạn trẻ yêu thích thời gian gần đây. Tuy nhiên, liên quan đến chuyện trang phục chơi Pickleball, mạng xã hội có nhiều ý kiến trái chiều.
-
Giới trẻ21/08/2024Từ thanh niên đánh giày trở thành thợ sửa đồng hồ tiền tỷ, Trường Omega còn truyền nghề cho hàng trăm thanh niên có việc làm ổn định.
-
Giới trẻ20/08/2024Pickleball được ra đời trong một ngày cuối tuần khi nghị sĩ Joel Pritchard trở về nhà và thấy cả gia đình không có việc gì để làm.