Trẻ dạt nhà, "ma" hè phố

Đột nhập "xóm bụi"

Có những "xóm bụi" lẩn khuất giữa Hà Nội củanhững đứa trẻ lang thang, bụi đời. Ở đó có đủ mọi thứ chuyện. Bán thuốcphiện, rượu chè, cờ bạc, trộm cắp. Lũ trẻ ngủ lang thang, kiếm sống langthang...

Đột nhập "xóm bụi"

Trẻ dạt nhà, "ma" hè phố
Vào một ngày mưa tầm tã, tôi theo chân một tìnhnguyện viên tên P.T.Phương đi thăm những "xóm bụi". Những "xóm bụi" này chialàm nhiều khu vực: khu ăn xin, khu ăn cắp, khu đánh giày, khu trấn lột, khunhặt rác, khu bán vé số... sự phân chia này rất tương đối bởi chủ nhân củachúng là những đứa trẻ bụi đời.

Chúng ngủ lang thang, kiếm sốnglang thang. Lúc này chúng đánh giày nhưng chỉ một lát sau đã có thể ăn cắp. Vànếu mất một hộp đánh giày thì chúng sẽ ăn xin hoặc trấn lột. Cũng có đứa chẳnglàm gì cả, nằm đói meo chờ lũ bạn về cho chiếc bánh mỳ...

Sự phân chia này không có trênthực tế hồ sơ của công an hay của bất kỳ một tổ chức nào. Ngay cả với lũ trẻcũng vậy, chúng chẳng bao giờ để ý đến việc đó. Chỉ có những thành viên tổ côngtác xã hội Anpha là biết cách phân chia theo kiểu này.

Lang thang ra khu vực nhạy cảmnhất của nhóm trẻ bụi. Khu chợ và ga Hàng Cỏ. Việc làm hợp pháp của lũ trẻ ở đâylà nhặt vỏ chai Lavi, bán báo, bán kẹo cao su. Nhưng hầu hết chúng đều ăn cắpnhanh như chảo chớp. Từ 4h30 chiều trở đi bọn trẻ này mới xuất hiện. Vì nếu đilàm trước giờ, chúng sẽ bị coi là không nơi nương tựa và được dồn về các nhàtình thương. Mà lũ trẻ này thì cực kỳ ghét nhà tình thương.

Chúng tôi đi trên cầu Long Biênvà nhìn xuống bến thuyền. Một nhóm đang ngồi chích thuốc trên nền đất nhãonhoẹt. Những người dân quê đang bày la liệt chuối và hoa quả. Những con thuyềnvá chằng vá đụp đậu trên sông. T.Phương bảo: "Xóm chài này có đủ mọi thứchuyện. Bán thuốc phiện. Đẻ thuê. Rượu chè, cờ bạc, mại dâm...". Dừng lại ởmột mố cầu Long Biên, đoạn gần giữa sông. Chui qua đường ray tàu hỏa, chúng tôilọt tụt xuống phần tiếp xúc giữa  mố cầu nhô lên từ mặt nước và phần dầm cầu bắcngang. ở đó có một khoảng trống nhỏ bằng vài chiếc chiếu con. Chiếu, màn và dao,côn nhét ở các khe sắt. Một vài chiếc kim tiêm vứt chỏng chơ trên nền xi măng ẩmmốc. "Mỗi nhóm ngủ một mố như thế này. Nhóm nào mạnh thì được ngủ ở giữasông. Nhóm yếu hơn thì phải vào gần bờ...", T.Phương nói.

Tôi rùng mình, chóng mặt nhìnxuống mặt nước loang loáng ở độ cao vài chục mét phía dưới và tự hỏi: các chúnhỏ đang ngủ mà lăn tùm xuống sông thì sao nhỉ?. "Bọn chúng ở đâu đó đangquan sát mình. Tốt nhất là đừng chui xuống mố khác, tránh chuyện hiểu nhầm. Cómột sinh viên đi thực tế công tác xã hội đã bị lũ trẻ cho ăn dao ngay trên cầuđấy, biết không?...", Phương cảnh báo. Chui lên đường ray cầu, nhảy xuốngchợ Long Biên, vòng vèo vào những con ngách nhỏ, lội ngược ra chợ Đồng Xuân,Phương tóm một thằng nhỏ đang cầm một chiếc lốp xe lại hỏi: "Bọn nó đâu?".Thằng nhỏ nhát gừng: "Mưa, bọn nó không lên" rồi tuột khỏi tay Phương"vọt" luôn. Chúng tôi lại chui rúc, lại tìm kiếm.

P.T.Phương đưa tôi xuống khu CầuMới - Ngã Tư Sở. Những con đường đen ngòm bên rãnh cống tanh lòm đầy rác rưởi.Đến khu bọn trẻ ở thật chẳng nhận ra đâu là nhà, đâu là chuồng. Những túp lềusít nhau, hộ nọ ngăn cách với hộ kia tạm bợ bằng tấm phên hoặc mảnh nilon cũ nátcăng ngang. "Nhưng được cái rẻ. Bình dân 5.000 đồng /đêm".

Vào tìm Huy, đại ca của bọn trẻ ởđây nhưng không gặp. Bất ngờ quay lại, phải kìm lắm tôi mới không hét lên khingay sau mình là một thằng bé cao lòng khòng, có thể nói là một bộ xương diđộng. Đôi mắt thô lố trên cái đầu cạo trọc nổi những đám dị hình đỏ ửng. Nó bịghẻ. Thành, tên nó, 18 tuổi, lên được 5 năm. Làm đủ nghề bới rác, ăn xin, đánhgiày. Bị bắt lên Đồng Dầu 6 lần. Vì ghẻ nên ai cũng kinh, không làm gì được,phải ở nhà chờ lũ bạn cho cái gì ăn cái nấy. "Đưa đối tượng vào nhà tìnhthương không dễ đâu. Cứ vào được, rồi mắt trước mắt sau "chú" trốn ngay" -Phương nói.

Kiếm sống lang thang...

Trẻ dạt nhà, "ma" hè phố

Sau một ngày lòng vòng, cuốicùng, P.T.Phương và tôi dạt vào một quán cà phê ở chợ ăn cắp cạnh ga Hàng Cỏ vànghe chàng tình nguyện này kể về công việc đường phố của mình. T.Phương kể, cólần ghé qua "xóm bụi đời" dưới gầm cầu Long Biên, anh và 2 tình nguyện viên khácbắt gặp Huyên "ve" rũ gập người sau lần chích vào giữa bẹn.

Ngay sát bên, Thái "còm" cũngđang phê. Đám bạn nằm cạnh đó cả ngày chưa trộm được của ai cái gì để bán lấytiền chích thì vật vã, tru tréo... Với những người trong nhóm Anpha, đám trẻnghiện là nỗi ám ảnh họ. Trong số các tay hảo hán đường phố, Vinh "tồ" là lớntuổi nhất. 25 tuổi, nghiện 6 năm và bị nhiễm HIV, cơ thể chỉ da bọc xương, suốtngày bị hành hạ bởi cảm sốt, tiêu chảy. Bây giờ, hắn cứ lê lết, lấy hè phố làmnhà để chờ chết. Ngay cả đám trẻ "xóm bụi" chưa dính hoặc chưa đổ bệnh cũngkhông dám tới gần hắn.

Trong giới bụi đời, Thái "còm" dùmới 15 tuổi nhưng đã nổi tiếng về thành tích chích và chôm đồ. Một lần, sau mộthồi rượt đuổi mướt mồ hôi, T.Phương đã tóm được cậu ở ga Hàng Cỏ khi đang thótiền của một bà cụ đang ngồi chờ mua vé.

Ban đầu Thái một mực khai: "Emchỉ ngồi đây chơi thôi chứ có làm gì đâu". Sau một hồi bị tra vấn, Thái"còm" vẫn vòng vo không nhận là làm nghề hai ngón. Đến khi nhóm tình nguyện bắtvén tay áo để lộ ra những dấu chích thâm đen chi chít, cậu mới thành thật: "Đóithuốc quá nên em mới làm liều. Em thử chích có... 2 năm". T.Phương hỏi tiềnđâu mà chích, cậu trả lời: bạn bè cho. Nhưng đến lúc bị hỏi tiếp, ai có tiền màcho mãi, thì cậu gục đầu.

Mấy đứa bụi đời trong diện quảnlý như Thái "còm" thì chẳng giấu giếm gì thân phận của người cùng cảnh ngộ: "Đãdạt nhà thì làm gì có đứa nào còn tử tế hả anh. Chán đời đâm ra nghiện hút thôi.Có hàng thì chơi chung, còn không thì đi với thằng khác. Đứa trả cái này, đứamiễn phí cái kia. Huề tiền! ".

So với đám trẻ ở xóm bụi, Thái“còm” có hoàn cảnh khá lâm ly. Cha mẹ ở Nam Định bỏ nhau, cậu chán đời bỏ nhà đibụi. Cứ nhảy xe mãi rồi cậu cũng lên tới Hà Nội. Đời hè phố không cho cậu đếnvới bạn tốt mà toàn là những đứa trộm cắp, nghiện ngập. Bây giờ hỏi bị AIDSchưa, Thái lắc đầu, nhưng hỏi có dám đi xét nghiệm không, cậu cũng... lắc luôn.T.Phương kể: "Hầu như lần nào gặp Thái “còm” cũng thấy cậu trong cảnh đóithuốc lẫn đói cơm. Túng quá làm liều, cậu đi xin đểu, trộm cắp đầu đường xó chợ.Thái cũng được xóm bụi mệnh danh là bố già lừa đảo. Bao nhiêu lần bị nhóm tìnhnguyện túm được vì trót "cầm nhầm" ví của khách đang mua vé tàu ở ga Hàng Cỏ, bịxử theo luật mà các tình nguyện viên đã đề ra là bấy nhiêu lần cậu lại trở vềđường cũ. Hễ đụng đám dân chích đàn anh đòi đánh vì dám qua mặt, cậu lại quaysang hạnh họe đám trẻ khác trong "xóm bụi"...

Trong cuộc nói chuyện P.T.Phươngkể: "Mỗi đứa một hoàn cảnh, đáng thương lắm! Lần đầu tiếp xúc trẻ langthang thường được nghe những hoàn cảnh gia đình rất mùi mẫn, thương tâm nhưtrong phim".

Anh bảo: "Muốn hiểu và thôngcảm với chúng thì đầu tiên phải có điểm tương đồng, hãy nói với chúng bằng ngônngữ chợ búa nhất. Khi đã có được sự thân thiện rồi thì những việc còn lại chỉđơn giản như điền đáp số vào một bài toán vậy. Chúng chẳng quan tâm đến số phậntình nguyện viên của tôi, chỉ cần biết tôi tên T.Phương và tôi đối xử tốt vớichúng. Thế là bọn trẻ sẽ nghe những gì tình nguyện viên nói.

Nói thì đơn giản vậy thôinhưng làm được điều ấy không phải ngày một ngày hai. Kể cũng buồn cười, ngày đầumới làm tình nguyện, nhiều bạn gái rất xinh, duyên dáng, không biết đến một từnói tục. ấy vậy mà bây giờ thì chẳng tình nguyện viên nữ nào không thể nóichuyện bằng thứ ngôn ngữ của dân đầu đường xó chợ. Khó khăn chưa phải đã hết, cónhững chuyện không phát sinh từ phía các em hay các tay anh chị mà chính từ sựhợp tác của nhiều tổ chức xã hội. Một em bé không nhà mong có một nơi yên ấm,đưa chúng vào nhà tình thương đã là một kỳ công nhưng giữ được chúng ở đó cònkhó hơn"...

P.T.Phương phân trần, hiện tạikhông biết có bao nhiêu trẻ đang sống lang thang ngoài đường phố Hà Nội nhưngchắc chắn rằng tất cả những cuộc truy quét của các cơ quan chức năng chỉ có thểlàm giảm bớt trong giai đoạn nhất định chứ không thể nào giải quyết triệt để xóm bụi đời. T.Phương kể rằng, có đứa bị bắt thản nhiên cho rằng vào trại chẳngqua là đổi gió ít bữa rồi về.

Nếu nằm trong "tầm ngắm" của côngan thì chúng dạt sang địa bàn khác hoặc chui rúc vào các con hẻm nhỏ để ẩn náu.Điều đáng bàn, quản lý, chữa trị cho những trẻ bụi đời "dính" nghiện, mắc "ết"đã khó, nhưng để bắt được chúng lại không đơn giản chút nào. Dù bắt được chúngrồi thì quản lý được lâu không. Nhiều đối tượng mới đưa vào trại, vài ngày sau,đã thấy nhởn nhơ ngoài đường.

Và rồi, thành phố đông đúc, sángánh điện, chan hoà tiếng nhạc. Những đứa trẻ ngủ lang thang. Kiếm sống langthang...

Theo Ngân Giang
Trẻ dạt nhà, "ma" hè phố



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.