Bóng đá Việt Nam thiếu “kiến trúc sư trưởng”

Suốt nhiều năm qua, VFF không quan tâm tới nơi tới chốn về công tác chuyên môn. Đã đến lúc, VFF cần ngay một giám đốc kỹ thuật cho bóng đá VN, như một kiến trúc sư trưởng, hoạch định chiến lược mang tầm vĩ mô...

Suốt nhiều năm qua, VFF không quan tâm tới nơi tới chốn về công tác chuyên môn. Đã đến lúc, VFF cần ngay một giám đốc kỹ thuật cho bóng đá VN, như một kiến trúc sư trưởng, hoạch định chiến lược mang tầm vĩ mô...


Tiếng là Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn của VFF, nhưng thời gian qua, những dấu ấn của ông Phạm Ngọc Viễn là quá mờ nhạt. Từ chuyện tuyển chọn các HLV ngoại, nội, đến các kế hoạch xây dựng chiến lược cho các đội tuyển, ông Viễn đều chưa cho thấy vai trò của mình.

Sau khi chiến thắng trong cuộc đua tranh vào chiếc ghế Phó chủ tịch chuyên môn VFF tại nhiệm kỳ VI, ông Viễn đã được đặt rất nhiều kỳ vọng, bởi dẫu sao trong làng bóng Việt Nam, ông là người được đánh giá có chuyên môn rất cao. Tất cả cùng chờ đợi những sáng kiến, những bước đi đột phá từ ông Viễn, trong một nhiệm kỳ quá thiếu nhưng con người làm công tác chuyên môn như ông.

bóng đá Việt, V-League, VFF, VPF
Ông Phạm Ngọc Viễn gần như dành hết thời gian cho VPF. Ảnh: SN
Thế nhưng, sau khi VPF ra đời, gần như ông Viễn chuyển hẳn sang công ty này, để lại khoảng trống lớn ở VFF. Cũng có nhiều thông tin cho rằng, ông Viễn không được trọng dụng ở VFF, nên những ý kiến của ông, đã bị “phớt lờ”. Vì thế mà cái chức danh Phó Chủ tịch phụ trách chuyên môn của ông Viễn, ngày một mờ nhạt.

Không chỉ có ông Viễn, mà các bộ phận chuyên môn khác của VFF cũng thể hiện rõ sự yếu kém, hoạt động chồng chéo lẫn nhau. Đơn vị tham mưu cho lãnh đạo VFF và HLV trưởng các ĐTQG là phòng Các ĐTQG và Đào tạo gần như mất hút ở VFF. Tiếng là HLV trưởng được quyền lựa chọn cầu thủ, nhưng tất cả đều phải “qua tay” phòng Các ĐTQG và Đào tạo hết. Chưa kể, mọi kế hoạch tập huấn, chuẩn bị hậu cần...cũng được phòng này thông qua.

Người đứng đầu của phòng Các ĐTQG và Đào tạo là ông Trương Hải Tùng, vị trí tương đương với chức danh GĐKT của cả nền bóng đá, lại xuất thân từ bóng đá nữ, bóng đá phong trào. Quá trình chuẩn bị cho AFF Cup vừa qua, được cho là thiếu hợp lý, đặc biệt là các giáo án tập thể lực.

Ngoài ra, vai trò của Hội đồng HLV QG cũng rất mờ nhạt, không có tiếng nói trong VFF. Ông Chủ tịch Hội đồng HLV QG Nguyễn Sỹ Hiển từng nó trong cay đắng: “Vai trò của chúng tôi là tư vấn tất cả những vấn đề về chuyên môn, chứ không thể quyết định thay HLV trưởng”. Như vậy Hội đồng HLV QG tiến là được góp ý cho lãnh đạo VFF nhưng lại không có thực quyền và chẳng làm được gì trong thời gian qua.

Một nền bóng đá mà lại bị “thủng” ngay từ công tác chuyên môn, thì có làm hay, làm giỏi cỡ mấy, cũng không thể phát triển được. Trong khi VFF cứ quay quắt với vấn đề tuyển chọn HLV nội hay ngoại cho đội tuyển, thì việc thuê một GĐKT ngoại, được cho là giải pháp tối ưu lúc này, lại bị bỏ qua.

bóng đá Việt, V-League, VFF, VPF
Ông Rainer Willfeld (trái) từng có thời gian làm việc ở Việt Nam. Ảnh: SN

Thực ra, VFF đã từng có một GĐKT ngoại là chuyên gia người Đức, Rainer Willfeld. Ông Rainer Willfeld giữ chức GĐKT của VFF theo chương trình hợp tác giữa Việt Nam và Đức cách đây hơn 10 năm về trước. Tuy nhiên, thay vì làm một kiến trúc sư trưởng, ông thầy người Đức này chỉ được làm công việc của một...giáo viên ở một số lớp dành cho HLV, các đội trẻ và cả bóng đá nữ.

Còn nhớ cách đây 4 năm, Chủ tịch VFF Nguyễn Trọng Hỷ từng thừa nhận, chỉ có một GĐKT tốt, thì mới có nguồn cung cấp những thông tin chuyên môn hữu ích cho bộ phận chuyên môn của VFF, qua đó giúp BHL người Việt Nam hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình. Tuy nhiên suốt từ đó đến nay, ông Hỷ đã không thực hiện theo những phát biểu của mình.

Chẳng phải bây giờ những nhà quản lý bóng đá nước nhà mới nhận thấy cần phải có một kiến trúc sư trưởng cho bóng đá Việt Nam. Tuy nhiên, như thừa nhận của một quan chức VFF, việc tìm kiếm 1 GĐKT ngoại có trình độ và lại ham hiểu bóng đá Việt Nam, không hề đơn giản.

Thực tế thì hơn 10 năm trước, Ông Rainer Willfeld giữ chức GĐKT của VFF nhưng chủ yếu chỉ thích hợp với công tác giảng dạy. Để giúp bóng đá Việt Nam hoạch định lại toàn bộ, một mình ông Rainer Willfeld chẳng làm được gì. Nói cách khác, sự phát triển bóng đá thiếu đồng bộ ở bóng đá Việt Nam, khiến làm tới đâu cũng thấy vướng và hầu như bắt đầu từ con số 0. Nói thế không có nghĩa là cứ mãi không có người làm công tác chuyên môn chuyên sâu. Thế nhưng, ở VFF vốn có tư duy nhiệm kỳ, trong khi vị trí này phải mang tính căn cơ, dài hơi.

Một chuyên gia thừa nhận một sự thật đáng buồn, là có không ít các nhà quản lý bóng đá nước nhà sợ...người giỏi hơn mình. Đó là tâm lý chung hiện nay, tất cả không thích mạo hiểm để rồi mất ghế như chơi.

Nói như ông Phó Chủ tịch HĐ HLV QG Lê Thế Thọ, rằng VFF có dám thuê GĐKT không, và thuê người ta vào việc gì, mới là vấn đề!.
Theo Vietnamnet


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.