Đánh vợ, vẫn vào ĐTQG?!

Khi John Terry phải ra tòa dân sự vì cáo buộc phân biệt chủng tộc với Anton Ferdinand, LĐBĐ Anh đã nhanh chóng tước băng đội trưởng của anh này vì không muốn làm tổn hại tới hình ảnh của đội tuyển. Đó là một logic thông thường: màu cờ sắc áo của ĐTQG phải được khoác lên những người có nhân cách tốt.

Khi John Terry phải ra tòa dân sự vì cáo buộc phân biệt chủng tộc với Anton Ferdinand, LĐBĐ Anh đã nhanh chóng tước băng đội trưởng của anh này vì không muốn làm tổn hại tới hình ảnh của đội tuyển. Đó là một logic thông thường: màu cờ sắc áo của ĐTQG phải được khoác lên những người có nhân cách tốt.

Khi Alexander Gerndt, tiền vệ của đội tuyển Thụy Điển, nhận án tù treo 2 năm vì những cuộc đánh đập không thương tiếc vợ anh ta, liên đoàn bóng đá nước này cũng ngay lập tức loại Gerndt khỏi ĐTQG. Nhưng đáng ngạc nhiên là trong thời gian Gerndt vẫn còn đang thụ án (hay chính xác là đang kháng án), họ bất ngờ gỡ bỏ án treo giò để tiền vệ của Ultrecht có thể quay trở lại ĐTQG. Nhiều khả năng Gerndt sẽ lại được triệu tập cho chiến dịch vòng loại World Cup 2014.

Tiền vệ Alexander Gerndt

Những vấn đề như phân biệt chủng tộc, cá độ hay liên quan đến tội phạm có tổ chức, nếu cầu thủ phải ra tòa dân sự, CLB và Liên đoàn sẽ nhanh chóng “phủi tay” bằng việc treo giò hoặc thanh lý hợp đồng với anh này. Nhưng bạo lực gia đình thì không.


Djibril Cisse, tay chồng đánh vợ đang mang thai hàng chục lần, vẫn đàng hoàng khoác áo đội tuyển Pháp tại vòng loại EURO 2008 và có mặt tại VCK World Cup 2010 (liệu có sự liên quan nào giữa những nhân cách như thế và các cuộc loạn đả trong nội bộ Les Bleus?).

Phải chăng bạo hành gia đình là một vấn đề quá bình thường của giới cầu thủ, đến mức chẳng ai cần phải quan tâm đến nó?
Theo Bongdaplus

Bình luận