- Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
- Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
- Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
- Mục này không có nhuận bút.
Không cần quay chậm
Chưa có so sánh chính thức nào qua thốngkê, nhưng cảm giác Premiership đang là giảiđấu có tỷ lệ chấn thương cao nhất châu Âuthì đúng là khó chối bỏ.
Chưa có so sánh chính thức nàoqua thống kê, nhưng cảm giác Premiership đang là giải đấu có tỷ lệ chấn thươngcao nhất châu Âu thì đúng là khó chối bỏ.
Ở thời điểm hiện tại, cả giảiđang có 84 ca chấn thương nặng nhẹ khác nhau, nghĩa là trung bình mỗi đội có 4,2cầu thủ phải “nằm viện”, mất đi khoảng 17% sức mạnh của mình.
Và chắc cũng không có giải đấunào ở châu Âu, mà chỉ từ đầu năm, người ta phải chứng kiến tới 3 cầu thủ gãychân ngay trên sân sau những pha vào bóng của đối phương.
Các đạo diễn hình của SkyTV,những người giữ bản quyền Premiership, không bao giờ quay chậm lại những pha vachạm rợn tóc gáy như thế. Nhưng có lẽ đã đến lúc tất cả cần được quay chậm đểnhìn lại một cách kỹ lưỡng và tìm cách trả lời cho câu hỏi: Tại sao?
Có một điểm rất dễ nhận ra lànhững chấn thương tại Premiership quá dễ xuất hiện nhưng lại quá khó để chữatrị. Bác sỹ giỏi giang thì ít, đồ tể hung hăng thì nhiều. Chỉ trong vài ngàyqua, có 2 câu chuyện cùng minh chứng cho điều ấy tại London.
Một pha phạm lỗi tại giải ngoại hạng Anh |
Chuyện thứ nhất là cuộc luậnchiến ở thượng tầng, giữa 2 nhân vật quyền cao chức trọng nhất của bóng đá hànhtinh. Tại Hội nghị Lãnh đạo bóng đá ở London, trưởng bộ phận y tế của FIFA, bácsỹ Michel D’Hooghe trực tiếp cáo buộc lối chơi chém đinh chặt sắt củaPremiership bằng tuyên bố:
“Có những pha vào bóng cần đượcxử lý hình sự. Tôi không chấp nhận cách kiến giải rằng đây là trò chơi của nhữngngười đàn ông nữa”. Chủ tịch Hiệp hội cầu thủ chuyên nghiệp thế giới Then vanSeggelen cự lại: “Tôi không tin rằng có ai trong số 500.000 thành viên của tôilại muốn gây chấn thương cho người khác”.
D’Hooghe bảo rằng ông có 2 mắt vàcó thể nhìn thấy chuyện gì đã diễn ra. Đúng là chẳng cần đến những pha quaychậm, người ta cũng có thể nhìn thấy tuyên bố của Then van Seggelen dường như…chừa Premiership ra.
Chuyện thứ hai là việc YossiBenayoun công khai chỉ trích đội ngũ y tế của Chelsea trên báo chí vì không chỉra chấn thương của anh sớm hơn. Đây không phải lần đầu tiên người ta nghe lờithan phiền của bệnh nhân về đội ngũ y tế Premiership. Mới mấy tháng trước,Andrei Arshavin cũng phải lên báo than thở về chất lượng đội ngũ “thần y” củaArsenal.
Những người có đủ 2 mắt lại tiếptục nhìn thấy những hiện thực không thể chối bỏ. Những ca chấn thương nặng nhấtcủa giải đấu này đều phải chuyển sang Đức, Tây Ban Nha để điều trị. Đầu mùa này,người ta còn thấy Liverpool, CLB vừa thay thế toàn bộ đội ngũ y tế sau khi RoyHodgson lên nắm quyền, phải gửi cầu thủ sang… Serbia để điều trị chấn thương.
Sau tuyên bố của một lãnh đạoFIFA và lời tuyên bố của một cầu thủ Chelsea, người ta tìm được câu trả lời chocâu hỏi “Tại sao?”. Và đồng thời cũng có thể tự trả lời luôn cho câu hỏi: “Làmthế nào?”.
Không làm thế nào được cả. Vì đólà vấn đề hệ tư tưởng. Một hệ tư tưởng đã tạo ra và khuyến khích những pha vàobóng như của Shawcross hay de Jong, và một hệ tư tưởng “xây nhà từ nóc” ngay cảtrong một lĩnh vực thiết yếu nhất của thể thao là y học thể thao.
Hồi tháng Tư, trả lời phỏng vấnvề đội ngũ y tế của Arsenal, chuyên gia thể lực Colin Lewin của CLB này, sau khituyên bố: “Chúng tôi đang làm hết sức để cải thiện đội ngũ y tế”, lại tiếp tụckhoe: “Trong những năm qua, các cầu thủ đã được phẫu thuật tại Pháp, Đức, Hà Lanvà Mỹ”. Đúng là khi người ta có tiền để đưa cầu thủ ra nước ngoài phẫu thuật thìcũng có thể thông cảm cho việc họ không chăm chút… ngăn ngừa những ca phẫu thuậtngay từ trong nước.
Trong số 12 vị thần trên đỉnhOlympus, ngoài thần rượu nho Dionysus tối ngày túy lúy, thì lãng đãng và… nghệsỹ nhất phải là Apollo. Vị thần ánh sáng và nghệ thuật hay được nhớ đến với cáchcư xử rất thơ ngây và có chút gì đồng bóng. Và Apollo còn là thần cai quản yhọc. Premiership bây giờ giống như một bàn cờ, một bên là thần chiến tranh Arescăng mắt theo từng nước đi, còn một bên là Apollo vừa chơi vừa gà gật.
Theo Đức Hoàng
BongDaOnline
-
Thể thao22/06/2020Chadoy Leon khiến người ta kinh ngạc với nhiều cách chống đẩy khác nhau.
-
Hậu trường20/06/2020Ngoại hình của "công chúa béo" Quỳnh Anh sau mấy tháng mang bầu khiến dân tình chú ý.
-
Hậu trường20/06/2020Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ cùng CLB SLNA, Phan Văn Đức đã trở về nhà và chăm sóc cho người vợ của mình.
-
Hậu trường17/06/2020Nàng WAGs Viên Minh đã có mặt tại sân Thống Nhất cổ vũ trận đấu giữa CLB TP. Hồ Chí Minh và CLB Viettel tối 17/6.
-
Hậu trường15/06/2020Diễn biến mới nhất trong chuyện tình cảm của cặp đôi được Quang Hải chia sẻ trên Facebook cá nhân chiều 15/6.
-
Hậu trường14/06/2020Thủ môn Bùi Tiến Dũng là một trong những cầu thủ chăm chỉ tập luyện và sở hữu thân hình khiến người hâm mộ phải trầm trồ.
-
Hậu trường13/06/2020Vào thời điểm được phát hiện, 7 nam cầu thủ đang phải sống trong tình trạng thiếu thốn đủ đường và bị ép quan hệ tình dục.
-
Hậu trường13/06/2020Lonnie Walker IV, cầu thủ thuộc biên chế đội bóng San Antonio Spurs đã từng sở hữu một mái tóc không giống ai ở NBA. Thế nhưng, câu chuyện đằng sau mái tóc ấy sẽ khiến nhiều người phải giật mình.
-
Hậu trường03/06/2020Thông tin về lễ ăn hỏi của Công Phượng và bạn gái được giữ kín với giới truyền thông và người hâm mộ.