Người mẹ đau khổ của Văn Quyến

Căn nhà ẩm, thiếu ánh sáng, vắng bóng người, người mẹ ngồi ăncơm một mình, nấu một bữa, ăn cả ngày.

Căn nhà ẩm, thiếu ánh sáng, vắng bóng người, người mẹ ngồi ăncơm một mình, nấu một bữa, ăn cả ngày.

Đó là hình ảnh cô đọng phía bên trong căn nhà bà Hồ Thị Niềm- mẹ cầu thủ Phạm Văn Quyến. Xã Hưng Tiến, huyện Hưng Nguyên,Nghệ An thay da đổi thịt từng ngày. Con đường làng đang được xâymới, những ngôi nhà mới khang trang nhưng ở nơi đó, vẫn còn mộtngười mẹ cô độc đang sống với suy nghĩ ảm đạm với thêm nhiều gammàu xám.

Cô đơn cả đời, nuôi chó cho vui nhà

Chúng tôi đến thăm nhà bà Hồ Thị Niềm trong một buổi chiềugiá rét, mưa phùn giăng kín những con đường. Đội chiếc nón lálụp xụp, bà Niềm chân đất ngồi làm cỏ trong vườn rau.

Gặp bà,chúng tôi không nhận ra bởi “u Niềm” gày và già đi rất nhiều sovới cái tuổi 57 của mình, chứ không mạnh khoẻ, béo tốt, trẻtrung và hài hước như trước. Từng câu chuyện, từng lời nói củabà Niềm chất chứa rất nhiều nỗi buồn, sự tiếc nuối và cả mộttương lai màu xám. Hỏi thì bà bảo: “Còn chi nữa mà vui? Vui vìcái chi?”.

Khi Văn Quyến chưa ra đời, bà Niềm bắt đầu phải quen với cuộcsống một mình từ lúc cha Quyến bỏ đi theo tiếng gọi của một tráitim khác. Thời gian “thằng Béo” tập bóng đá, ăn ở tập trung vàtrở thành ngôi sao, căn nhà của bà con làng xóm kéo đến chúcmừng nhưng mấy năm qua, căn nhà ấy chỉ còn mỗi bóng bà, nhất làkhi ông ngoại Quyến mất.

Trước đây, khi Quyến còn thi đấu, bà Niềm còn hay lên sânVinh xem nhưng kể từ khi “thằng Béo” bị chấn thương, không rasân nữa, bà Niềm cũng chẳng mấy khi ra khỏi làng. Cuộc sống chỉgiới hạn trên mảnh đất khoảng 400m2, quanh năm suốt tháng. Dùđại bản doanh của SLNA cách ngôi nhà khoảng hơn chục cây sốnhưng thi thoảng lắm, Quyến mới về nhà và nhanh nhanh, chóngchóng lại đi.

Ở nhà một mình, bà Niềm ăn uống cũng đơn giản. Rau sẵn cóngoài vườn, thịt cá thì người ta bán rong ngoài đường, mua mộtlần, ăn vài ngày. Cũng vì chẳng có ai nên nấu một bữa, ăn cảngày.

Thời gian này, điện cắt luân phiên nên nhiều hôm đành ănđồ nguội. Buồn quá với cuộc sống cô đơn, bà Niềm nuôi thêm 4 conchó cho vui cửa, vui nhà, chăm sóc nó, thấy chúng nó lớn lên, bàcũng thấy vui. Nuôi mấy con chó cũng là để được chứng kiến sựkhôn lớn, trưởng thành và phá vỡ sự tĩnh lặng.

“Hắn không dám hy sinh cho mẹ”

Người mẹ đau khổ của Văn Quyến

Trước đây, bà Niềm vàng đeo rủng rỉnh, vòng cổ, lắc tay, nhẫncó cả nhưng bây giờ, trên người chỉ là bộ quần áo đã bạc màu.Hỏi thì bà nửa đùa, nửa thật: “Vàng à? Đói, bán ăn hết rồi.Thiếu tiền thì phải bán đi mà ăn dần, còn sống thì ăn uống đi,kẻo chết rồi, cũng chẳng mang đi được”.

Chuyện ký hợp đồng của Quyến, lót tay, lương, thưởng baonhiêu, bà cũng chẳng biết. Giờ, cuộc sống của bà dựa phần lớnvào lương hưu công nhân 1,3 triệu/tháng. Bà bảo: “Trước đây, cònnói nó trẻ con, giờ đã lớn rồi, đi bao nhiêu nơi, gặp bao nhiêungười, một lần vấp là một lần thêm khôn, nhưng nó vẫn thế, chẳnghọc thêm được cái chi. Nói nhiều cũng thế, hắn nghe đó, nhưngkhông cho vào óc”.

Thấy con nhà hàng xóm, đi làm ăn xa, lập tài khoản gửi tiềncho bố mẹ tiêu, nhìn mà thèm. Bà bảo rằng chẳng mong con là ngôisao này, thần đồng nọ, chỉ mong được như những đứa lao động bìnhthường, biết lo cho mẹ. Thế là đủ! Rồi bà Niềm trách móc: “Mẹ hysinh cho hắn cả đời rồi nhưng giờ hắn không dám hy sinh vì mẹ”.

Tiếng thở dài trong mưa

Bà Niềm buồn vì ngôi nhà không có đàn ông. Đợt mưa lũ nămngoái đổ vào các tỉnh miền Trung, trong đó có Nghệ An, nhà bà bịdột và rất ẩm, cũng chẳng có ai làm. Cái TV hỏng bao ngày thángrồi sửa vẫn chưa xong, càng khiến cho ngôi nhà thêm im ắng.

Những lúc khoẻ thì không sao, còn khi ốm đau, tự thân bà phảivận động. Bà Niềm đau cột sống lâu ngày nhưng cũng chẳng đichữa. Bà giải thích một cách tiêu cực: Chữa làm gì, khỏi rồi thìbao giờ mới chết. Cứ sống buồn thế này, sinh ra nhiều bệnh, càngmau chết”.

Khi được tung hô là ngôi sao, là thần đồng, được bao ngườingưỡng mộ hoặc lúc vui vẻ bên bạn bè, dường như “thằng Béo” quênmất ngôi nhà nhỏ của mình - nơi bà mẹ vẫn sống những ngày thángcô đơn và vắng tiếng người, vắng tiếng cười. Bà Niềm bảo: “Cónhững thời điểm, 3 tháng, hắn mới về một lần. Đi chơi với bạn bèvui, về nhà nhìn mẹ, buồn thì về làm gì. Hắn vui là tốt rồi”.

Rồi đôi mắt buồn của bà Niềm bừng sáng khi chúng tôi nhắc đếnP. - cô gái hơn Quyến 5 tuổi vẫn tự nhận mình là “con dâu UNiềm”. Tết vừa rồi, P. cũng về ăn tết với “U” nhưng khổ nỗi, haingười quan trọng nhất mà bà muốn tác hợp lại tránh mặt nhau nênchẳng mấy khi, bữa cơm có đủ 3 người. Mỗi năm, bà lại vào TP.HCMmột, hai lần và hai u con thuê khách sạn ở. Đó là những ngàyhạnh phúc hiếm hoi của bà.

Trong câu chuyện về thằng con độc nhất, bà Niềm cũng nhiềulần nhắc đến sự thành đạt, sung túc và gia đình hạnh phúc củaHữu Thắng, Huy Hoàng, Công Vinh như một điều mong mỏi. “Nhiềukhi, thấy làng xóm, láng giềng vui vẻ, con cháu đủ đầy, tôi cũngmuốn. Vậy mà…”, bà Niềm nhìn ra ngoài hiên, mưa vẫn rơi. Cótiếng thở dài rất nặng!

Theo Bóng Đá & Cuộc Sống



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.