Sự phức tạp của bóng đá nội: Mất kiểm soát!

Có con buôn, có chính khách, có trí thức, có tư bản… gần như cả trăm loại người, đều ẩn chứa trong mỗi thành viên của cái gọi là CLB bóng đá chuyên nghiệp…

Lời tuyên bố của cựu Phó Chủtịch Hội đồng HLV QG Trần Văn Phúc: “Đội bóng là một xã hội thu nhỏ!”, càng ngàycàng đúng. Có con buôn, có chính khách, có trí thức, có tư bản… gần như cả trămloại người, đều ẩn chứa trong mỗi thành viên của cái gọi là CLB bóng đá chuyênnghiệp…
 

Biết, nhưng khó né!
 
Xin được vào thẳng vấn đề. Ở những địa phương mà phong trào thể thao mạnh nhưHải Phòng, Đồng Tháp, Nam Định, Thanh Hoá, Khánh Hòa… một điều chắc chắn là cảthành phố, ai cũng biết đội bóng. Mấy chục thành viên, từ đá chính đến dự bị, rađường ai cũng tự cho mình cái quyền “lên số” như những ngôi sao thứ thiệt. Vìsao vậy?

Sự phức tạp của bóng đá nội: Mất kiểm soát!
Chẳng bao giờ HAGL phải điểm danh, bởi bầu Đức cực kỳ cưng đội bóng

Nói ra có thể chưa nhiềungười tin, nhưng chắc không ít người sẽ lập tức ủng hộ những thông tin sau.Tất cả đều do NHM, do văn-hoá-thần-tượng chưa được định hướng đến nơi đếnchốn đẻ ra cả.
 
Cứ tưởng tượng một hình ảnh thế này. Café sáng, giới cầu thủ được ưu tiênnhững vị trí đẹp nhất trong quán; nhậu trưa, họ được giảm giá khi đi thanhtoán hoá đơn; chơi tối, họ tiếp được xếp phòng hát xịn. Và cả quán bar, sànnhẩy, 2-3 bàn đẹp nhất cũng thường được dành cho… đội bóng. Đi đâu, làm gì,chỉ cần mang “đội bóng” ra sẽ ok hết. Bản thân các cầu thủ sẽ như thế nào?Họ cảm thấy mình quan trọng, là người của công chúng, và chắc chắn việc trởnên sao, số thật khó tránh khỏi.
 
Vô hình chung, việc được đi chơi chung, được quen với các anh trong đội bóngbỗng trở thành cái “oai” của một bộ phận không nhỏ thanh niên. Mà số này đâuphải ai cũng “lành lặn”. NHM chân chính có, đại gia có, xã hội đen có, conbuôn có… đâu có thiếu ai.
 
Thế mới có chuyện thủ môn Ngọc Thế của Đà Nẵng, khi ngồi chung bàn với VănQuyến ở disco Phương Đông, đã bị một kẻ gây xích mích, rồi dùng lưỡi lê AKđâm thủng ruột già và một tí ruột non. Mãi về sau, khi cơ quan điều tra hoàntất hồ sơ, bắt giữ nghi phạm, mới té ngửa. Hoá ra vì “ngứa mắt” với thái độkhệnh khạng của 2 cầu thủ này, mà chúng quyết định xuống tay.
 
Đó là mùa giải 2003, năm Văn Quyến mới 19 tuổi nhưng đã nốc rượu, bia nhưuống nước giải khát. Chuyện của Quyến sau này ai cũng biết, nó như cuốn tiểuthuyết nhiều chương hồi, mà đỉnh cao là scandal bán độ năm 2005. Ngọc Thếcũng giải nghệ sau đó, trước khi an phận thủ thường như một lái xe cần mẫncho gia đình.
 
Lại nhớ cả hồi bóng đá Thanh Hoá mới lên chơi V-League. Xứ Thanh hân hoanchào đón như một sự kiện trọng đại. Địa phương gần 4 triệu dân này có thêmmột niềm hy vọng, có thêm địa điểm sinh hoạt mỗi cuối tuần. Đó là mặt tíchcực. Còn về mặt tiêu cực thì ít người được thấy.
 
Đánh bạc đến sát giờ bóng lăn, đãi bạn bằng thuốc lắc, vodka mỗi người cảchai rồi tìm bãi đáp cùng bạn gái; lối sống của “Tư bản mới giàu” nhanhchóng du nhập từ nhiều CLB về Thanh Hóa. Tất cả chung quy cũng vì quá nhiềumối quan hệ chằng chéo, không trong sáng len lỏi vào đội bóng. Họ thay đổi180 độ sau một giấc ngủ vùi.
 
Nói trắng ra, nếu không có người lôi kéo, cầu thủ tìm đâu ra địa điểm, đốitượng và phương tiện ăn chơi. Thậm chí ở Cao Lãnh, giờ vẫn còn tồn tại tìnhtrạng mỗi khi đội trở về, còn ra “độ” đàng hoàng. Nhưng chỉ đến 11 giờ sáng,mọi việc cũng chấm dứt, bất cứ ai đứng ra cầm độ đều biến dạng. Sautrận đấu, việc thanh toán diễn ra công khai ở dãy cafe bên khán đài D SVĐ.
 
Không ai hé lời, nhưng ai dám khẳng định “độ, kèo” đó không có sự liên quancủa chính các cầu thủ TĐCS Đồng Tháp?! Chuyên môn cũng khó thoát. Tất cảxoay vòng như cái đèn cù, không ai dứt nổi vòng xoáy bên ngoài sân cỏ.
 
Chuyện của Hồ Trúc Giang, cầu thủ của CLB hạng Nhất Hải Nhân Tiền Giang, vừabị công an bắt giữ về tội cá độ bóng đá và bắt giữ người trái pháp luật, chỉlà bề nổi của tảng băng chìm. Kể cả đến khi Giang bị bắt, số cầu thủ có liênquan kha khá đến xã hội đen vẫn tồn tại nhan nhản xung quanh chúng ta. Cóđiều, ai “nổi” quá, người đó sẽ bị “vớt”. Vậy thôi!
 
Khi thành tích đã thành căn bệnh hết thuốc 

Sau khi giải nghệ, chính nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng HLV QG Trần Văn Phúcvà nguyên GĐĐH CLB HAGL Nguyễn Văn Vinh từng lên tiếng chỉ trích căn bệnhtrầm kha của ngành TDTT nói chung. “Làm thể thao, nói trắng ra là phải cóthành tích. Không có thành tích thì viết đơn xin nghỉ là vừa,” ông Phúc“kiềng” tuyên bố.
 
Bởi thế, mới có chuyện rất nhiều CLB hiện tại… bỏ qua cả công tác quản quânchỉ để chiều lòng nhóm trụ cột. Khi được hỏi, lý do đưa ra là bóng đá chuyênnghiệp không nên gò bó như thời bao cấp; có thoải mái tư tưởng, đôi chân cầuthủ mới thanh thoát. Đó mới là vấn đề.

Cũng bởi thế, những chuyện dởkhóc dở cười mới tái hiện. Có tiền (thậm chí rất nhiều tiền), lại được cưngchiều, một loạt kiêu binh có dịp “thức giấc”. TV Ninh Bình, B.Bình Dương và HAGLgiờ đã không còn chế độ điểm danh mỗi buổi tối. Bởi thế, cứ thi thoảng, một haitrụ cột của mấy CLB này lại tự động nghỉ tập, tắt ngóm điện thoại mà khỏi cầnxin phép lãnh đạo.
 
Chẳng ai (mà chính xác là chẳng ai dám) phạt họ, bởi đến cuối tuần nếu nhóm trụcột không xả thân, thì lấy người đâu mà đá. Nếu có, thì chỉ Chủ tịch CLB, tức lànhững ông bầu, dám xuống tay. Cũng vì đang thoải mái vì lối sinh hoạt, mà khôngít lần nạn kiêu bình còn sẵn sàng trầy bửa để đá văng những “tân” HLV vừa về đãcó ý định xuống tay làm nặng.
 
Nếu ai đó nói rằng, căn bệnh thành tích giờ đã hết thuốc chữa, thì điều này cũngđúng thôi. Nó sẽ còn là môi trường dung túng dài dài cho thói ăn chơi thiếu suynghĩ của một bộ phận quần đùi áo số tha hoá, dễ dãi bị lôi kéo. Khó giải quyếtkhông? Khó đấy!

Theo VnMedia



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.