V-League có thể không có đội...phải xuống hạng

Không chỉ có các đội V.League, mà ngay cả ở hạng Nhất, phong trào mua xuất để trụ hạng đang trở thành cái mốt. Người người bán xuất, nhà nhà bỏ tiền ra để trụ hạng, đang khiến các giải đấu của bóng đá Việt Nam mất đi hẳn tính công bằng, sự cạnh tranh.

Không chỉ có các đội V.League, mà ngay cả ở hạng Nhất, phong trào mua xuất để trụ hạng đang trở thành cái mốt. Người người bán xuất, nhà nhà bỏ tiền ra để trụ hạng, đang khiến các giải đấu của bóng đá Việt Nam mất đi hẳn tính công bằng, sự cạnh tranh. 

Đầu tiên, chuyện một giải đấu không có đội nào xuống hạng chính là giải bóng đá nữ VĐQG. Mùa nào cũng vậy, 6 đội đá vòng trọn chia lượt đi lượt về, xếp nhất, nhì, ba và tất nhiên là có đội đứng bét BXH.

Tuy nhiên, đã không có đội phải xuống hạng bởi giải bóng đá nữ làm gì có hạng thấp hơn để mà xuống. Điều này trái ngược hẳn với bóng đá nữ Nhật Bản. Từ cách đây hơn chục năm, bóng đá nữ xứ sở mặt trời mọc đã có 2 giải để vừa nâng cao tính cạnh tranh, vừa tìm được nhiều nhân tố cho ĐTQG.

TĐCS Đồng Tháp (áo vàng) còn nguyên cơ hội trụ hạng. Ảnh: SN

Chuyện giải bóng đá nữ VĐQG không có đội phải xuống hạng dù sao cũng nhận được sự thông cảm của nhiều người bởi quanh đi quẩn lại chỉ có mấy đội, muốn mở rộng thêm cũng chẳng được.

Thế nhưng, bóng đá nam lại hoàn toàn khác. VFF có từ giải hạng Ba, hạng Nhì, hạng Nhất và V.League. Cứ theo đúng quy định, mỗi mùa bóng sẽ phải có ít nhất 2 đội xuống hạng, nhưng cái quy định ấy, đã trở nên vô nghĩa.

Chuyện một đội bóng nào đó bỏ tiền ra mua xuất trụ hạng cứ dễ như trở bàn tay. Những đội bán bán cả một đội bóng cũng chẳng khác nào bán mớ rau ngoài chợ.

Phi vụ đình đám đáng chú ý trong vòng vài năm trở lại đây, chính là việc Thanh Hóa mua lại xuất của Thể Công, sau khi đội bóng ngành quân đội tuyên bố giải thể. Ngay sau đó là câu chuyện sang tên đổi họ của QK4 cho Navibank SG. Mùa giải gần nhất, bầu Kiên cũng mua lại suất của Hòa Phát HN, sau khi đội này bỏ cuộc chơi. Tuy nhiên, đỉnh điểm của những vụ mua bán chính là mùa giải 2013, khi mà rất nhiều đội đã có kế hoạch mua suất trụ hạng.

Đầu tiên, gần như chắc chắn Hải Phòng sẽ mua lại suất của CLB Hà Nội, đội bóng thuộc sở hữu của bầu Hiển. Một đội bóng khác bị xuống hạng mùa này là CS.ĐT cũng lên kế hoạch mua suất trụ hạng để không thua bạn, kém bè. CS.ĐT thì khó hơn Hải Phòng bởi đội bóng này không có tiềm lực tài chính hùng mạnh.

V.Hải Phòng cũng có thể tiếp tục chơi ở V-League mùa tới. Ảnh: SN

Thế nhưng, việc có cơ hội được chơi tiếp ở V.League, đội bóng vùng Đồng Tháp Mười chắc chắn sẽ chơi tới cùng. Suất trụ hạng của CS.ĐT nhắm tới, chính là Navibank SG, đội đang có nhiều dấu hiệu từ bỏ cuộc chơi. Nếu kế hoạch mua bán được 2 bên nhất trí, thì đây sẽ là mùa giải đầu tiên ở sân chơi V.League, sẽ không có đội nào phải xuống hạng.

V.HP và CS.ĐT vẫn chễm trệ ngồi ở sân chơi cao nhất của bóng đá Việt Nam mùa tới, dù họ hoàn toàn không xứng đáng được ban ân huệ đó do không đủ sức cạnh tranh với các đối thủ còn lại.

Không chỉ ở V.League, ở hạng Nhất cũng đang có phong trào mua bán suất trụ hạng rất rầm rầm rộ. Bình Định chắc chắn sẽ không ngồi ngoài cuộc nếu như Navibank SG rao bán. Còn TDC.BD, nghe đâu cũng chuẩn bị chuyển giao cho Tây Ninh, một trong 2 đội xuống hạng.

Chuyện mua bán đội bóng, là hoàn toàn bình thường trong bóng đá chuyên nghiệp. Tuy nhiên, mua bán theo kiểu mất kiểm soát và không có một cơ chế nào từ VFF để giám sát, thì chỉ có ở bóng đá Việt Nam. Chỉ cần có tiền, một đội bóng có thể sẽ trụ hạng dài dài, đội nào không có phải xuống hạng ráng chịu. Hậu quả là, việc thay tên đổi họ cứ diễn ra như cơm bữa, khiến các CLB mất hết tính truyền thống, giải đấu mất tính cạnh tranh, công bằng.

VFF, với người làm chủ cuộc chơi, đã không có động thái quyết liệt để xử lý những vấn đề này, vô tình đang tạo nên những giải đấu hết sức lộn xộn.

Theo Vietnamnet



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.