Dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán, bất động sản tăng mạnh

Dư nợ cho vay đầu tư chứng khoán và bất động sản của hệ thống ngân hàng tăng mạnh trong hai tháng 5 và 6 vừa qua.

Nhà đầu tư có thêm một cơ sở dữ liệu tham khảo để suy xét về sự sôi động của nguồn tiền trên sàn chứng khoán tháng 5 và 6 vừa qua. (Ảnh minh họa)

“Hệ thống tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, tăng khả năng cung ứng vốn tín dụng và dịch vụ tiện ích cho nền kinh tế, góp phần tạo niềm tin đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp ở trong và ngoài nước”, Ngân hàng Nhà nước đánh giá.

Như vậy, với những thông tin công bố chính thức và khá cụ thể trên, nhà đầu tư đã có thêm cơ sở để suy xét về những yếu tố tác động đến hai thị trường bất động sản và chứng khoán trong thời gian qua. Với riêng thị trường chứng khoán, yếu tố nguồn tiền tăng đột biến trong tháng 5 và nửa đầu tháng 6 (liên tiếp những phiên có tổng giá trị giao dịch từ 4.000 đến hơn 5.000 tỷ đồng) cũng có thể được giải thích một phần từ nguồn vốn vay này.

Trên thực tế, tỷ lệ cho vay của các tổ chức tín dụng trước đó đối với đầu tư, kinh doanh chứng khoán chỉ ở mức thấp (chỉ tương đương khoảng 4,4% tổng vốn điều lệ của hệ thống đến cuối tháng 4/2009) là một điều kiện để có thể đẩy mạnh. Mặt khác, lãi suất cho vay đã giảm rất mạnh so với năm 2008 cũng là một yếu tố kích thích nhà đầu tư vay vốn. Yếu tố này cũng được xem là thuận lợi đối với các nhu cầu đầu tư khác, như trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất và tiêu dùng…

Ngoài những thông tin trên, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết, ước 6 tháng đầu năm 2009, tổng phương tiện thanh toán đã tăng 16,36%, huy động vốn ước tăng 16,20%, tín dụng đối với nền kinh tế ước tăng 17%.

Về định hướng trong 6 tháng đầu năm, nhà điều hành chính sách tiền tệ xác định, với điều kiện kinh tế vĩ mô, tiền tệ và hoạt động ngân hàng diễn ra trong 6 tháng đầu năm nay và bám sát chỉ đạo của Chính phủ, chính sách tiền tệ sẽ được điều hành theo hướng đảm bảo tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 25%, tín dụng tăng khoảng 25% - 27%; theo dõi sát diễn biến khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới và sự chuyển biến của kinh tế trong nước để chủ động đề xuất giải pháp phù hợp, ngăn ngừa tái diễn lạm phát cả giai đoạn 2009-2010.

Theo Minh Đức

TIN LIÊN QUAN Giao dịch chứng khoán ảm đạm phiên cuối tuần “Xuất hiện dòng tiền nóng từ các tổ chức nước ngoài” HSBC “chê” chứng khoán Việt Nam đắt Chứng khoán lình xình theo túi tiền nhà đầu tư Dòng tiền nóng rời xa sàn chứng khoán Hạn chế “dòng tiền nóng” có lợi cho thị trường



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.