Nợ của Vinashin, Vinalines, Chính phủ có phải trả thay?

Trả lời chất vấn của đại biểu về số nợ của Vinashin, Vinalines, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Số liệu nợ cũng đã được rà soát đối chiếu kỹ lưỡng và kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin.

Trả lời chất vấn của đại biểu về số nợ của Vinashin, Vinalines, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Số liệu nợ cũng đã được rà soát đối chiếu kỹ lưỡng và kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin.

Tham gia chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính, Đại biểu Huỳnh Nghĩa (Đà Nẵng) đề nghị Bộ trưởng Tài chính cho biết đến nay tổng số nợ mà Chính phủ vay để cho vay lại và bảo lãnh cho doanh nghiệp nhà nước là bao nhiêu? Có những khoản vay nào Chính phủ bảo lãnh vay, nhưng khi đáo hạn, doanh nghiệp nhà nước không trả được, Chính phủ phải trả nợ thay hay vay đảo nợ không? Dự kiến tình hình sắp đến như thế nào?

“Đề nghị Bộ trưởng cho biết cụ thể về các khoản nợ của Vinashin, Vinalines mà Chính phủ cho vay hoặc bảo lãnh vay đã và đang đáo hạn phải trả. Chính phủ có trả nợ thay không hoặc bảo lãnh vay đáo hạn?”, đại biểu Nghĩa nhấn mạnh.
 
Trả lời chất vấn của đại biểu về số nợ của Vinashin, Vinalines, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng dẫn giải đến kinh nghiệm quốc tế, nhiều quốc gia trên thế giới, kể cả quốc gia phát triển khi cần thiết cũng can thiệp vào xử lý tài chính của doanh nghiệp lớn.

Đối với Việt Nam, Chính phủ đã cấp bảo lãnh Chính phủ để phát hành trái phiếu tái cơ cấu lại nợ của Vinashin, trên cơ sở nghị quyết của Bộ Chính trị, Nghị quyết của Chính phủ và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp lý về cấp, quản lý bảo lãnh nợ Chính phủ.

“Việc xử lý nợ cũng chỉ trong giới hạn phạm vi của công ty mẹ của tập đoàn Vinashin và 8 công ty con giữ lại. Số liệu nợ cũng đã được rà soát đối chiếu kỹ lưỡng và kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin”, Bộ trưởng khẳng định.

Kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin.
Kết quả xử lý là giảm tới 70% nghĩa vụ nợ của Vinashin.

Về vấn đề nợ công, đại biểu Lê Thị Công (Bà Rịa - Vũng Tàu) cũng đặt câu hỏi: “Trong khi nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn, thu ngân sách thấp, xuất khẩu không thuận lợi, nợ công rơi vào tình trạng vay để trả nợ và mối lo lớn nhất là khả năng trả nợ. Nhưng theo báo cáo của Bộ Tài chính, nợ công vẫn trong ngưỡng đảm bảo an toàn. Xin Bộ trưởng cho biết nợ công có thực sự an toàn không, giải pháp nào để đảm bảo an ninh tài chính quốc gia?”

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho biết: Theo số lượng tuyệt đối của nợ công trong những năm gần đây đều có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên, qua đánh giá hai yếu tố quan trọng là cơ cấu nợ công và khả năng trả nợ, thì “nợ công của Việt Nam vẫn nằm trong ngưỡng an toàn, thấp hơn các chỉ tiêu được Quốc hội và Chính phủ phê chuẩn, bao gồm chỉ tiêu tỷ lệ nợ công trên GDP, nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách hàng năm, nghĩa vụ trả nợ nước ngoài trên tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Số liệu do Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cung cấp cho thấy, tỷ lệ về chỉ tiêu nợ công trên GDP thay đổi không nhiều qua các năm. Năm 2010 là 51,7%, năm 2011 là 50,1%, năm 2012 là 50,8%, năm 2013 là 53,4% (kể cả số Quốc hội đã biểu quyết chuyển nợ hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2012 vào trong bội chi).

Riêng nợ Chính phủ, Bộ trưởng Dũng cho biết, hiện nay ở mức 41,5%, tức thấp hơn chỉ tiêu 55% Quốc hội cho phép. “Chúng tôi cho rằng cùng với tăng trưởng GDP ở mức trung bình trong những năm tới kết hợp với việc kiểm sát chặt chẽ tính bền vững và khả năng trả nợ sẽ tiếp tục duy trì”, Bộ trưởng nói.

Nhấn mạnh tới thời điểm trả nợ, Bộ trưởng Dũng lưu ý việc “bị trùng lặp theo cơ cấu nợ công hiện nay có khoảng 50% nợ nước ngoài, nợ vay ODA lãi suất thấp, thời hạn còn lại phải trả nợ khoảng 14 - 15 năm. Việc này còn dài dài, xấp xỉ 50%, còn lại huy động trong nước bằng trái phiếu Chính phủ và các khoản vay khác. Trong điều kiện những năm vừa qua kinh tế khó khăn, huy động khó khăn, cho nên thời hạn huy động rất ngắn 2 năm, 3 năm, 5 năm. Vừa qua chúng tôi đã huy động 5 năm, 10 năm, có cả đến 15 năm nhưng số lượng rất ít, cơ cấu nợ công này rất quan trọng, đặc biệt khoảng 30% huy động trong nước ở thời gian phải trả nợ trong vòng 1 đến 3 năm”.

Do đó, Bộ đã báo cáo với Thủ tướng Chính phủ để có giải pháp cơ cấu lại nợ công và theo từng bước. Trên thực tế, từ cuối năm 2013 đến đầu năm 2014, Bộ Tài chính đã cho phát hành trái phiếu Chính phủ, trong đó tăng thời hạn lên 5 năm, 10 năm.

Cũng theo phân tích của Bộ trưởng Dũng, tỷ lệ trả nợ của Chính phủ trên tổng thu ngân sách hàng năm là 25%; tuy nhiên có 10% trong số này là các khoản được vay để đảo nợ, tức là không làm phát sinh thêm nghĩa vụ trả nợ mới. “Nếu trừ nghĩa vụ vay đảo nợ thì chúng ta vẫn nằm ở mức khoảng 20 - 21%, dưới mức 25%”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Trước thực tế này, Bộ trưởng Dũng cho rằng, vấn đề đặt ra là phải huy động được vốn để vừa phục vụ cho phát triển mới, vừa phục vụ cho vay đảo nợ, nghĩa là thời gian tiếp theo sau đây phải dài hạn so với hiện nay và những năm trước. “Chỗ này rất quan trọng, các đại biểu Quốc hội nhìn thấy sốt ruột là rất đúng, nhưng nếu loại trừ vay đáo nợ thì vẫn nằm trong ngưỡng 20 - 21%, nhỏ hơn 25%. Vay đảo nợ không làm phát sinh thêm nghĩa vụ nợ mới, chỗ này có ý như thế, chúng tôi phải phân tích rất kỹ, phân tích rất sâu”, Bộ trưởng tái khẳng định về số liệu an toàn của nợ công hiện nay.

Theo đánh giá của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì, con số nợ công mà Bộ Tài chính đưa ra công bố tính cả phần bảo lãnh của Chính phủ. Vậy, việc vay để đảo nợ, tức là vay để trả nợ đến hạn thì tác động đến nợ công thế nào?

“Đáp” lại lời của Chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng cho hay: Vay đảo nợ nếu không phát sinh nghĩa vụ nợ mới, có khi chúng ta còn vay được nợ mới mà lãi suất thấp hơn thì nợ công không bị ảnh hưởng. Đảo nợ tức là không phát sinh nghĩa vụ nợ mới, không phát sinh nghĩa vụ trả nợ thì nhìn chung không ảnh hưởng đến nợ công. Vấn đề ở đây làm sao chúng ta huy động được vốn trong thời gian tới có thời hạn huy động dài hơn thời hạn hiện nay. Chúng tôi thấy đây là một trong những giải pháp chúng ta phải tái cơ cấu lại nợ công, cùng với các giải pháp khác có tác dụng quản lý thì giải pháp tái cơ cấu nợ công rất quan trọng”.

Theo Dân trí



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.