Phố đèn đỏ Amsterdam trước nguy cơ đóng cửa

Phố đèn đỏ Amsterdam - biểu tượng của tự do tình dục tại châu Âu - đang đối mặt với nhiều thay đổi lớn, thổi bùng lên một cuộc tranh cãi về hoạt động mại dâm trên thế giới.

Phố đèn đỏ Amsterdam - biểu tượng của tự do tình dục tại châu Âu - đang đối mặt với nhiều thay đổi lớn, thổi bùng lên một cuộc tranh cãi về hoạt động mại dâm trên thế giới.
 

Phố đèn đỏ Amsterdam (Hà Lan) nổi tiếng với những con hẻm ngoằn ngoèo, những khung cửa sổ đỏ nơi các cô gái trẻ đẹp quyến rũ du khách. Đó không chỉ là một biểu tượng văn hóa, một điểm hút khách du lịch, mà còn là ví dụ điển hình của một nơi hoạt động mại dâm an toàn và hợp pháp diễn ra suốt nhiều thập kỷ qua.

Thế nhưng, điều đó sẽ sớm thay đổi. Quốc hội Hà Lan đang chuẩn bị tranh luận về tính hợp pháp của hoạt động mại dâm ở quốc gia này.

Đối mặt với sự phản đối dữ dội từ cả Giáo hội và các tổ chức đấu tranh bảo vệ nữ quyền, những người hành nghề mại dâm ở phố đèn đỏ đang chịu áp lực rất lớn.

Phố đèn đỏ Amsterdam trước nguy cơ đóng cửa-1
Phố đèn đỏ ở Amsterdam. Ảnh: CNN

Tranh cãi này có dẫn đến những thay đổi lớn trong hoạt động mại dâm trên toàn thế giới hay không? Và nó sẽ ảnh hưởng như thế nào đến công việc và cuộc sống của các công nhân tình dục?

Từ sự bất đồng quan điểm của người Hà Lan

“Sẽ thế nào nếu đấy là em gái bạn?”. Đó là một trong những khẩu hiệu trên mạng xã hội của chiến dịch “Ik ben onbetaalbaar” (có thể được hiểu là “Tôi là vô giá”) nhằm tìm cách bất hợp pháp hóa hoạt động mại dâm tại Hà Lan.

Sara Lous, người có đóng góp quan trọng cho chiến dịch này, cho biết nhóm đã thu thập được hơn 46.000 chữ ký của cộng đồng trong 7 năm ròng, qua đó buộc Quốc hội Hà Lan phải mở cuộc tranh luận.

Chiến dịch nhằm mục đích thay đổi luật pháp hiện hành để đi theo “mô hình Bắc Âu”, theo đó khách nam giới thuê gái mại dâm có thể bị xử phạt. Từ năm 1971 đến nay, quan hệ tình dục tự nguyện có trả tiền giữa hai người trưởng thành ở Hà Lan là hành vi hợp pháp.

Sara Lous cho rằng mô hình hoạt động mại dâm ở phố đèn đỏ Amsterdam là quá lỗi thời trong thời đại #MeToo, cho dù nó là địa điểm mang tính biểu tượng của Hà Lan và đại diện cho tư tưởng tự do tình dục.

Vậy các công nhân tình dục (sex worker) ở phố đèn đỏ Amsterdam nghĩ gì? Cherry đến từ Romania nói đây chỉ là công việc giúp cô trang trải tiền thuê nhà và các chi phí sinh hoạt trước khi tìm được một “công việc bình thường” và sống một “cuộc sống bình thường”.

Phố đèn đỏ Amsterdam trước nguy cơ đóng cửa-2Công nhân tình dục và người Hà Lan biểu tình phản đối chiến dịch "I Am Priceless". Ảnh: Getty Images. 

Khi đó, các công nhân tình dục sẽ không còn được xã hội chấp nhận. “Chúng tôi sẽ phải hoạt động chui, sẽ không còn có thể dễ dàng cầu viện cảnh sát hay sử dụng các dịch vụ y tế”, Foxy lo ngại.“Nếu bản kiến nghị được chấp thuận thì đó sẽ là một động lực giúp tôi ra khỏi đây”, BBC dẫn lời cô nói. Ngược lại, cô Foxy lại nghĩ rằng bản kiến nghị có thể sẽ làm tổn thương gái mại dâm. Bởi khi đó, công việc này sẽ trở thành thứ bị cấm kị và bị coi rẻ.

Cô nhấn mạnh bản thân mình đã lựa chọn công việc này và cho rằng các vấn nạn như buôn người cũng xảy ra ở nhiều lĩnh vực khác, chứ không chỉ riêng ngành mại dâm.

Vậy mại dâm hợp pháp là chuyện trao cho phụ nữ quyền tự do kiếm tiền theo cách họ muốn hay là thứ áp bức họ?

Tranh cãi về luật chống mại dâm ở các nước

Mỗi quốc gia có quy định khác nhau về hoạt động mại dâm. Các chuyên gia cho rằng tại một số nước nghèo, luật chống mại dâm thường trở thành “vũ khí” trừng phạt phụ nữ bán dâm. Và vấn đề là biện pháp ngặt nghèo này không thực sự hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh tật lây lan qua đường tình dục, nạn buôn người hay tình trạng bạo hành phụ nữ.

“Các luật chống mại dâm trên thực tế chỉ làm tổn thương công nhân tình dục, BBC dẫn lời ông Prabha Kotiswaran, giáo sư ngành luật học và công bằng xã hội tại trường King College London, nhận định.

“Chuyện thường thấy là người hành nghề mại dâm phải hối lộ cảnh sát - bằng tình dục hoặc tiền bạc - để thoát khỏi vòng vây luật pháp. Điều đó có nghĩa là họ sẽ phải bán dâm nhiều hơn để bù đắp cho số tiền họ phải bỏ ra”.

Phố đèn đỏ Amsterdam trước nguy cơ đóng cửa-3

Biển quảng cáo một nhà thổ hợp pháp ở Nevada, Mỹ. Ảnh: Getty Images

Có an toàn hay không?Những người phản đối mại dâm hợp pháp cho rằng cần phải trừng phạt các khách hàng nam giới. Tuy nhiên, những người khác lập luận rằng cách tốt nhất để trao quyền cho phụ nữ và bảo vệ họ là hợp pháp hóa hoàn toàn ngành mại dâm.

“Trả tiền cho quan hệ tình dục không phải là chuyện gì xấu xa”, Christina Parreira, một người hành nghề mại dâm ở Nevada, Mỹ tuyên bố. Parreira đồng thời cũng là một tiến sĩ nghiên cứu ngành công nghiệp tình dục. Cô phản đối việc cấm hoạt động mại dâm và cho biết mình đang kiếm sống tốt nhờ nghề này.

“Tôi kiếm đủ tiền và lấy được bằng tiến sĩ. Việc cấm hoạt động mại dâm sẽ khiến hàng trăm nghìn người mất việc làm. Khi lầu xanh hoạt động hợp pháp, các cô gái có được sự bảo vệ”, Parreira đề cập đến các lầu xanh ở Nevada. Tại một số khu vực ở bang này, mại dâm là nghề hợp pháp.

Trong khi đó, Julie Bindel, một nhà báo và nhà vận động chống mại dâm, lại lập luận rằng nhiều gái mại dâm bị giết bởi người mua dâm ở các quốc gia hợp pháp hóa ngành này. Bindel ủng hộ “mô hình Bắc Âu” được đề cập trong tranh cãi ở Hà Lan.

Nhà báo Bindel nghĩ rằng các cô gái bán dâm sẽ không bao giờ được an toàn bởi họ bị xem là những món hàng. Cô tin rằng mại dâm bắt nguồn từ sự bất bình đẳng giới. Cô lấy ví dụ về các nhà thổ quy mô lớn ở Đức.

“Ở đó có những quảng cáo với nội dung rằng đàn ông có thể quan hệ với phụ nữ vào bữa trưa rồi ăn hamburger và uống bia. Phụ nữ như một món hàng. Họ giống như miếng thịt trong chiếc bánh hamburger”, cô Bindel nhấn mạnh.

Phố đèn đỏ Amsterdam trước nguy cơ đóng cửa-4

Tranh luận về nghề mại dâm ở Hà Lan sẽ còn tiếp diễn. Ảnh: Netherlands Tourism

Theo báo cáo, từ năm 2003 - 2008, các vụ bạo hành gái mại dâm giảm 30% tại bang Rhode Island của Mỹ sau khi hoạt động mại dâm được hợp pháp hóa. “Số lượng gái mại dâm không hề gia tăng như nhiều người nghĩ” - Parreira nói. Theo cô, việc hợp pháp hóa sẽ đảm bảo tình dục an toàn và cải thiện điều kiện làm việc tại các nhà thổ.Tuy nhiên, Parreira phản bác quan điểm này. Cô cho biết chưa bao giờ gặp phải tình huống bất lợi, ví dụ như việc người mua dâm từ chối đeo bao cao su. Cô cũng trích dẫn báo cáo của Tổ chức Ân xá Quốc tế và tạp chí y khoa The Lancet về việc ủng hộ việc hợp pháp hóa mại dâm.

Còn đối với mô hình Bắc Âu, Parreira cho rằng nó hoạt động dựa trên quan điểm sai lầm rằng phụ nữ không thể đồng ý với tình dục thương mại. “Họ nói rằng chúng tôi cho thuê bộ phận sinh dục. Cách họ nói còn mang tính chất coi thường phụ nữ hơn cả những khách hàng mà tôi từng tiếp”, Parreira nhấn mạnh.

Chắc chắn câu chuyện sẽ càng trở nên nóng bỏng hơn khi Quốc hội Hà Lan bước vào cuộc tranh luận.
 

Theo Zing


Phố đèn đỏ

hoạt động mại dâm

mại dâm

Amsterdam


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.