Số vốn bị mất của tập đoàn Nhà nước đã đi đâu?

Một trong những hoạt động có ýnghĩa quan trọng của Quốc hội năm 2009 là thực hiện giám sát về các chính sáchpháp luật sử dụng và quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại các tập đoàn vàtổng công ty của Nhà nước.

Một trong những hoạt động có ýnghĩa quan trọng của Quốc hội năm 2009 là thực hiện giám sát về các chính sáchpháp luật sử dụng và quản lý vốn và tài sản của Nhà nước tại các tập đoàn vàtổng công ty của Nhà nước.

Nhiều báo cáo với những con số hết sức sinh động liên quan đến sức khoẻ của cáctập đoàn Nhà nước đã được nêu ra. Tuy nhiên, bức tranh thực của tập đoàn Nhànước vẫn chưa hoàn toàn rõ nét khi có nhiều ý kiến cho rằng thực chất giám sátmới làm được một phần về chính sách, pháp luật, còn về hiệu quả quản lý sử dụngvốn của Nhà nước thì mới chỉ chỉ ra “phần nổi”. Còn toàn bộ phần tài sản của tậpđoàn và tổng công ty Nhà nước đang nắm giữ được Nhà nước giao cho nhiều năm quađến nay là bao nhiêu thì chưa thể tính được.

Chúng tôi xin giới thiệu một số góc nhìn và kiến nghị về vấn đề này.

Khó biết đích xác hiệu quả kinh tế của tập đoàn Nhà nước

Ông Mã Điền Cư, Phó chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội

"Như chúng ta vẫn biết, một trong những lợi thế không thể phủ nhận mà các tậpđoàn và tổng công ty Nhà nước được hưởng, ngoài việc được Nhà nước rót vốn vàtạo điều kiện hỗ trợ tối đa khi vay vốn ngân hàng vốn là các chính sách ưu đãiđặc biệt, được đặc quyền khai thác và kinh doanh ngành nghề có mức độ lợi nhuậnrất lớn như khai thác độc quyền nguồn tài nguyên của đất nước hay như việc cungứng các sản phẩm thiết yếu từ xăng dầu đến điện than...

Những đặc quyền, đặc lợi đó đã dẫn đến độc quyền trong phân phối hàng hóa, dịchvụ như giá bán điện, than, xăng dầu đều do các tập đoàn và tổng công ty chiphối, người tiêu dùng chỉ biết chấp nhận...

Số vốn bị mất của tập đoàn Nhà nước đã đi đâu?

Bức tranh thực của tập đoàn Nhà nước vẫn chưa hoàn toàn rõ nét khi có nhiều ý kiến cho rằng thực chất giám sát mới làm được một phần về chính sách, pháp luật, còn về hiệu quả quản lý sử dụng vốn của Nhà nước thì mới chỉ chỉ ra “phần nổi” - Ảnh: Việt Tuấn


Nhưng điều đáng lo ngại hơn cả là các tập đoàn và tổng công ty có số vốn thựcrất ít, phần lớn là vốn vay ngân hàng nhưng một số tập đoàn lại sử dụng vốn đóđể đầu tư tràn lan vào những ngành nghề khác. Trong khi đó tỷ lệ lợi nhuận bìnhquân hàng năm của các tập đoàn và tổng công ty lại chưa được công khai, minhbạch, nên ít ai biết đích xác hiệu quả kinh tế thực của vốn đầu tư Nhà nước tạicác doanh nghiệp này là thế nào.

Theo tôi được biết, nhóm doanh nghiệp Nhà nước hiện nay nắm giữ 60% nguồn vốncho vay của các ngân hàng thương mại trong nước chưa tính đến 70% vốn vay nướcngoài, nhưng chỉ đóng góp 40% cho GDP mà đa số là từ đặc quyền khai thác nguồntài nguyên trong nước.

Hiện nay nguồn vốn Nhà nước tại các tập đoàn và tổng công ty rất lớn, nhưngtrong thực tế tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước không thể đảm đươngtốt vai trò này trong bối cảnh hiện nay. Vì vậy, tôi đề nghị Chính phủ cân nhắcxem xét nên thành lập một cơ quan ngang cấp Bộ chuyên trách quản lý quyền sở hữuNhà nước ở khu vực kinh tế này, đủ năng lực, đủ thẩm quyền và vị thế chính trịnhưng không liên quan đến việc quản lý Nhà nước. Cơ quan này sẽ thực hiện vaitrò giám sát và công khai hóa thông tin về hoạt động của tập đoàn và tổng côngty Nhà nước.

Để có một khung pháp lý cho hoạt động của cơ quan chuyên trách nói trên, trướchết Chính phủ cần ban hành nghị quyết về quản lý đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước,trên cơ sở đó về lâu dài cần nghiên cứu trình Quốc hội ban hành Luật quản lý vốnNhà nước đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước để điều chỉnh.

Cùng đó, để tránh tình trạng đa dạng hóa ngành nghề một cách tràn lan của cáctập đoàn và tổng công ty Nhà nước, tôi đề nghị mỗi doanh nghiệp phải có một lĩnhvực chuyên sâu, ở đó phải xây dựng năng lực cốt lõi và làm tốt nhất khả năng củamình trước khi mở rộng ngành nghề khác. Việc mở rộng đó có thể giúp tập đoàn vàtổng công ty khắc phục những biến động thất thường của thị trường liên quan đếnngành kinh doanh chính.

Như vậy có nghĩa là lĩnh vực được mở phải liên hệ đến ngành kinh doanh chính, vídụ kinh doanh nghề dệt may có thể mở rộng sản xuất nguyên liệu, vận chuyển hànghóa xuất khẩu, tiêu thụ chứ không thể chuyển sang kinh doanh bất động sản...".
 
Nợ xấu của tập đoàn Nhà nước với nợ xấu của ngân hàng

Ông Vũ Quang Hải, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội

"Hiện nay, quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn tuy đã được xác lập ở một số quyđịnh của pháp luật nhưng còn chưa làm rõ về vai trò quản lý hành chính đối vớicác doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là trong quan hệ giữa mệnh lệnh hành chínhvới sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.

Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện quyết định hành chính Nhà nước của cấp trên haythêm vào đó là chấp hành theo các quy định của Luật Doanh nghiệp? Doanh nghiệpNhà nước thực hiện các đơn đặt hàng của Nhà nước hay thực hiện các mệnh lệnhhành chính của Nhà nước?

Muốn đánh giá được bức tranh thực của tập đoàn Nhà nước thì phải bóc tách rađược về vốn pháp định mà Nhà nước giao cho các doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệtlà nguồn vốn được bổ sung từ nguồn ngân sách Nhà nước. Điều này sẽ rất quantrọng để đánh giá hoạt động của các doanh nghiệp Nhà nước.

Tôi cho rằng để tạo ra sân chơi bình đẳng theo Luật Doanh nghiệp thì chủ sở hữuvốn Nhà nước chỉ can thiệp khi thấy rằng vốn Nhà nước được giao cho doanh nghiệpđang có dấu hiệu bị xâm hại hoặc phát huy không hiệu quả. Sự can thiệp của Nhànước chỉ ở mức như vậy sẽ làm cho các doanh nghiệp Nhà nước chủ động hơn và cũngđảm bảo được phát huy hiệu quả vốn quản lý của Nhà nước tốt hơn.

Một vấn đề khác mà tôi đang rất băn khoăn là về các khoản vốn vay, vay của tổchức tín dụng, nợ ngắn hạn, nợ dài hạn và những xác định nợ xấu của các tập đoànNhà nước có liên quan đến nợ xấu của ngân hàng. Theo nhận xét của một số tổ chứcđánh giá tài chính và tín dụng quốc tế thì nợ xấu của chúng ta lên tới 13%. Tuycác thông tin như vậy chỉ có tính chất tham khảo nhưng tôi nghĩ không thể chủquan để thật tỉnh táo khi xem xét mối quan hệ nợ của các tập đoàn Nhà nước đếnnợ xấu của ngân hàng.

Tôi được biết nhóm nợ xấu năm 2008 có 31 tập đoàn, tổng công ty có nợ vượtngưỡng theo quy định là mức vay trên vốn gấp 3 lần. Nợ vay của tổ chức tín dụngthì có 7 tập đoàn nợ 128.768 tỷ, tăng 21,54% so với năm 2007.

Cái mà tôi lo ngại không phải là nợ lớn, mà vấn đề là khả năng trả nợ thế nào.Có những doanh nghiệp Nhà nước vừa nợ các tổ chức tín dụng, vừa nợ phát hànhtrái phiếu, vừa tham gia vào đầu tư bất động sản, chứng khoán và một số các đầutư khác kể cả đầu tư vào ngân hàng... Chúng ta đã có sự phân tích thật thấu đáođến những khoản nợ này chưa?”.
 
Cần quản lý sâu sát vốn của các doanh nghiệp Nhà nước

Ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Đầutư U&I Bình Dương

“Có nhiều con số mà chúng ta được biết về các doanh nghiệp Nhà nước chưa phải làcon số “trúng”. Chẳng hạn như về con số vốn sở hữu của trái phiếu các doanhnghiệp Nhà nước. Vì vậy, khi chúng ta lấy con số này ra so sánh với hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thì không có cơ sở so sánh nhưnhau.

Đương nhiên chúng ta không mong đợi các cơ sở Nhà nước sẽ có mức lãi vốn sở hữucao hơn các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng cần có con số chính xác về vốnsở hữu của họ, đặc biệt là giá trị thị trường về đất đai mà họ quản lý để chúngta có cách nhìn nhận đúng hơn.

Có một câu hỏi được đặt ra là có thể quản lý sâu sát vốn của các doanh nghiệpNhà nước không? Câu trả lời là: rất khó. Quốc hội với cơ quan kiểm toán của mìnhhay Chính phủ với Bộ Tài chính hay SCIC cũng không thể nào có đủ nguồn lực vềphương tiện và con người để có thể giám sát và kiểm soát một số lượng doanhnghiệp Nhà nước rất lớn như hiện nay một cách sâu sát được.

Chắc chắn SCIC không cách nào có thể quản lý tốt đồng vốn của Nhà nước khi màmột cán bộ trẻ trung bình phải quản đến 20 doanh nghiệp như vậy. Chúng ta phảicó một giải pháp, một cơ chế rõ ràng để giải quyết vấn đề nhân lực cho việc quảnlý vốn cho các công ty của Nhà nước và công tác quản lý vốn này phải được thựchiện liên tục, thường xuyên như công việc của Ban kiểm soát ở các công ty cổphần.

Do vậy, từng doanh nghiệp Nhà nước cần có Ban kiểm soát với các thành viên độclập và không nhận lương do doanh nghiệp Nhà nước đó chi trả, phần lương này phảido ngân sách trả. Thậm chí chúng ta có thể mời các công ty kiểm toán lớn trongnước và nước ngoài tham gia vào công tác kiểm soát này.

Còn một vấn đề nữa rất đáng suy nghĩ là giữa doanh nghiệp Nhà nước và doanhnghiệp ngoài Nhà nước. Đó là các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực sự luôn coi“đồng tiền liền khúc ruột”, luôn “lao tâm khổ trí” tiết kiệm từng đồng cho doanhnghiệp của mình. Động lực của họ là phải tồn tại, phát triển trong môi trườngđầy cạnh tranh đương nhiên và phải sinh ra được lợi nhuận. Chúng ta phải làm saocho đội ngũ quản lý doanh nghiệp Nhà nước có cùng suy nghĩ và động lực tương tự,làm sao để hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước được công khai minh bạch chứkhông phải bằng các quyền lợi không chính đáng".

Bức tranh thực của tập đoàn Nhà nước

Ông Nguyễn Đăng Vang, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học công nghệ của Quốc hội

"Các tập đoàn Nhà nước đã đóng góp lớn, rất quan trọng cho việc thực hiện sựnghiệp đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế của nước ta. Chúng ta hình dung nếu khôngcó Tập đoàn dầu khí Việt Nam thì làm sao chúng ta có Nhà máy Lọc dầu Dung Quấthiện nay, chúng ta có xăng, dầu dùng thuận tiện như hiện nay. Nếu như không cóTổng công ty Viễn thông Việt Nam, hay Tổng công ty Viễn thông Quân đội thì làmsao chúng ta có sử dụng giá điện thoại rẻ và phủ sóng đến mọi nơi như hiện nay.Nếu như không có Tập đoàn Điện lực Việt Nam thì không thể có tới gần 100% giađình kể cả vùng sâu, vùng xa được sử dụng điện mà một số nước có nền kinh tế vàthu nhập khá hơn nước ta cũng chưa đạt được 90% phủ điện trên toàn quốc...

Nhưng tôi vẫn còn nhiều băn khoăn về bức tranh thực, hiệu quả thực của tập đoànNhà nước.

Trước hết là việc một số doanh nghiệp thua lỗ 3 năm liền. Ví dụ Tổng công ty Xâydựng công trình giao thông 4 có 3 năm liền lỗ, năm đầu tiên lỗ 655 triệu, sau đólên 30 tỷ, sau đó 57 tỷ. Hay Tổng công ty Xây dựng đường thủy năm đầu lỗ 429 tỷ,năm sau tiếp tục cộng lên thành 691 tỷ và năm tiếp nữa lên 719 tỷ, liên tục.

Nợ phải thu so với chủ sở hữu rất cao, như Tổng công ty Xây dựng công trình giaothông 5, nợ phải thu gấp 36 lần so với vốn chủ sở hữu. Hay Tổng công ty Xây dựngcông trình giao thông 8, nợ phải thu gấp 12 lần so với vốn chủ sở hữu và nợ khóđòi cao hơn so với vốn chủ sở hữu...

Thứ hai là tôi băn khoăn về một số số liệu về thành tích của các tập đoàn Nhànước. Ví dụ nói xuất khẩu trên 50% do tập đoàn Nhà nước thì có phải là như vậyhay không?

Vì, như theo báo cáo của Chính phủ thì năm 2006, xuất khẩu của tất cả doanhnghiệp Việt Nam, kể cả Nhà nước và tư nhân, kể cả những doanh nghiệp nhỏ của Nhànước chiếm 37,2%, còn doanh nghiệp đầu tư nước ngoài xuất khẩu tới 62,8%. Năm2007 thì các doanh nghiệp của Việt Nam có 39,7%, còn doanh nghiệp nước ngoàichiếm 60,3%, năm 2008 thì 45% là doanh nghiệp Việt Nam, còn doanh nghiệp đầu tưnước ngoài vẫn chiếm 55%.

Như vậy, có nghĩa là tỷ lệ xuất khẩu của tập đoàn Nhà nước phải nhỏ hơn rấtnhiều chứ không thể trên 50% được".
 


Ông Nguyễn Đình Xuân, Đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh

"Trong thời gian 5 năm gần đây, sự hình thành và phát triển quá nhanh của cáctập đoàn và tổng công ty Nhà nước đã vượt quá tầm quản lý của Nhà nước, vượt quánhững cơ sở pháp luật mà chúng ta xây dựng lên và cũng vượt quá chính khả năngđiều hành của các doanh nghiệp này.

Cho nên nhiều người đã ví những tổng công ty của chúng ta hiện nay như là nhữngngười khổng lồ hoặc là những cỗ máy khổng lồ mà khi chế tạo ra xong người takhông thể kiểm soát được nó. Trong đó có vấn đề nhiều đơn vị thua lỗ kéo dài,hiệu quả đầu tư cực thấp, nhưng chưa có giải pháp nào để khắc phục.

Có thể nói rằng nhiều đơn vị đã chết hoặc xem như đã chết, nhưng mà chưa làm thủtục phá sản, giải thể theo đúng Luật Phá sản mà Quốc hội ban hành năm 2004. Điềunày tôi thấy rằng để càng lâu thì tài sản Nhà nước càng thất thoát, thua lỗ càngnhiều thêm, trong khi đó trách nhiệm của những người làm ra thua lỗ này ngày mộtmờ nhạt đi và nhiều người đã “hạ cánh an toàn”.

Nhiều công ty đầu tư ngoài ngành, đầu tư không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, mấtvốn. Nhưng như chúng ta biết trong kinh tế thị trường đồng vốn không tự sinh ravà không tự mất đi, nó chỉ chuyển đổi từ công ty này sang công ty khác, từ túinày sang túi khác. Như vậy thì có ai làm rõ được việc bao nhiêu vốn mất đi củacác tổng công ty, tập đoàn này đã đi đâu?

Tất nhiên, có một số đơn vị đổ lỗi cho việc đầu tư vào những hạng mục đảm bảokinh tế, chính trị, xã hội... Nhưng theo tôi việc này phải làm thật rõ, phải nóirõ xem số tiền đấy có chạy vào trong túi các nhà đầu tư nước ngoài, những côngty đối tác, công ty sân trước, công ty sân sau, sân trên, sân dưới, các công tycon... đã được hưởng những cái lãi từ những hoạt động thu lợi của tập đoàn, tổngcông ty hay không?

Không có đơn vị kinh tế nào đi vay tiền dễ dàng như tập đoàn Nhà nước, khi đứngsau nó là ngân sách Nhà nước bảo trợ, thậm chí Nhà nước đi vay về cho vay lạihàng tỷ Đô la. Nhưng hiệu quả kinh doanh của họ chỉ tương đương với trượt giáhàng năm của chúng ta thôi, chỉ cần đem tiền đến gửi ngân hàng cũng đã có sốtiền lãi đó!

Vậy mà cũng chỉ có 35/91 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước là có tỷ suất lợi nhuậncao trên 15% và ở mức 15%, số còn lại kinh doanh lợi nhuận thấp hơn nhiều. Nếulà vốn của cá nhân họ thì họ có đầu tư, kinh doanh theo kiểu này hay không?

Tại sao tập đoàn Nhà nước rất “thích” đầu tư ra ngoài?

Bà Phạm Thị Loan, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tập đoàn Việt Á

"Hiệu quả sử dụng vốn của các tập đoàn Nhà nước đang kém hiệu quả và đầu tư dàntrải ra các lĩnh vực ở ngoài ngành cũng như nhiều lĩnh vực kém hiệu quả hơn lĩnhvực chủ chốt của mình.

Điều mà tôi đặc biệt lưu tâm là tại sao các tập đoàn Nhà nước rất thích đầu tưra ngoài và đầu tư ra cả những lĩnh vực kém hiệu quả hơn, trong khi đó nhữngcông ty ngoài quốc doanh lại rất e ngại và dè chừng với vấn đề đầu tư vì mỗi khiđầu tư người ta sẽ thấy đấy là gánh nặng tài chính và gánh nặng trách nhiệm đốivới những phần đầu tư của mình.

Các tập đoàn Nhà nước thích đầu tư ra ngoài phải chăng vì những khoản lợi mà họđược hưởng còn phần thiệt thòi Nhà nước chịu khi hoạt động kinh doanh của khốinày đã xuất hiện tình trạng “cha chung không ai khóc” nên kinh doanh theo kiểuthời vụ và đầu cơ như vậy?

Như trong thời gian qua, chủ yếu việc đầu tư của họ vào các lĩnh vực mang tínhđầu tư ngắn hạn, mục tiêu lợi nhuận trước mắt nhiều hơn là đầu tư vào các lĩnhvực dài hạn, lĩnh vực bất động sản, chứng khoán và các quỹ đã được đầu tư nhiềuhơn so với các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thủy sản...

Xem xét nhìn nhận trên bình diện thế giới thì những tập đoàn kinh tế của thếgiới phải trải qua hàng trăm năm tích lũy tài chính, tích luỹ kinh nghiệm, tíchlũy nhân lực thì mới đủ sức để người ta vươn ra đa ngành. Nhưng, các tập đoànkinh tế lớn như Siemen, như Microsoft, như Boeing có vốn rất lớn, năng lực củahọ rất lớn nhưng họ có đầu tư đa ngành sang các lĩnh vực khác không? Còn nềnkinh tế của chúng ta còn non trẻ, tích lũy kinh nghiệm, tích lũy vốn và quản lýđang ở mức thấp. Nếu như chúng ta phân tán và đầu tư ra đa ngành thì vô tình sẽtự làm yếu chúng ta đi.

Nhân câu chuyện về đầu tư ra ngoài của các tập đoàn Nhà nước, điều mà tôi cònrất trăn trở là mặc dù không thể phủ nhận kinh tế Nhà nước đóng một vai trò hếtsức quan trọng và không thể thiếu trong bất kỳ nền kinh tế của nước nào.

Nhưng chúng ta cũng cần phải có một cơ chế chính sách bình đẳng để tạo điều kiệncho các tập đoàn kinh tế tư nhân cũng là những “quả đấm thép”. Nếu chúng ta chỉnâng cao vai trò kinh tế của Nhà nước mà không thấy được vai trò kinh tế của tưnhân thì vô tình chúng ta sẽ không huy động được, cuốn hút được các thành phầnkinh tế ngoài quốc doanh, đặc biệt là sức mạnh của toàn dân".

Theo  Đoàn Trần
Số vốn bị mất của tập đoàn Nhà nước đã đi đâu?


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.