Câu nói màu nhiệm giải quyết được mọi rắc rối của những đứa trẻ

Khi trẻ đang mè nheo ăn vạ, khi trẻ chán nản hay thất vọng vì một điều gì đó, thay vì ra sức dỗ dành, hãy thử câu nói này, nó sẽ có tác dụng như một phép màu nhiệm với mọi đứa trẻ.

Khi trẻ đang mè nheo ăn vạ, khi trẻ chán nản hay thất vọng vì một điều gì đó, thay vì ra sức dỗ dành, hãy thử câu nói này, nó sẽ có tác dụng như một phép màu nhiệm với mọi đứa trẻ.

>>Các cách phạt sai lầm khiến con chai lỳ hơn

Ngày hôm qua, chúng tôi cùng nhau đi dạo và vô tình đến trước một sân trượt patin. Có rất nhiều người trẻ đang trượt ở đó. Họ trông thật duyên dáng và xinh đẹp tới nỗi con gái tôi không thể rời mắt khỏi họ. Con quan sát họ trượt patin và nhất định không muốn rời đi. Nhìn ngắm họ rất lâu, rồi ra chiều nghĩ ngợi về một điều gì đó và chờ đợi… cuối cùng, con bé thổ lộ rất muốn trượt patin.

Nhưng có rất nhiều trở ngại. Con mới 2 tuổi rưỡi và thậm chí, còn chẳng có cỡ giày trượt phù hợp cho con (vậy nên chúng tôi cũng chẳng thể thuê giày được). Tôi biết mình phải ngay lập tức làm điều gì đó vì sân trượt còn 20 phút nữa là đóng cửa. Con thì vô cùng muốn trượt patin và luôn hỏi tôi như thể mọi thứ tuyệt đẹp kia sẽ biến mất vĩnh viễn. Rồi tôi nói: “Được thôi, chúng ta cùng thử nhé!”.

Chúng tôi lấy đôi giày trượt nhỏ nhất (cỡ 8), nhét thêm một chiếc tất vào phần mũi giày, thắt dây giày thật chặt và đi vào sân. Đôi chân bé xíu không tuân theo mong muốn của con: chúng loạng choạng và không thể đứng thẳng được. Nói chung, đôi chân thể hiện đúng như lần đầu tiên được đặt trên đôi giày trượt patin. Sau khoảng 20 phút, sân trượt rục rịch đóng cửa. Và, tất nhiên, con gái tôi tỏ ra rất thất vọng. Nhưng con thậm chí còn ấn tượng và cảm thấy hào hứng hơn nhiều bởi những điều mà chúng tôi đang thử làm.

Chúng tôi phát hiện ra câu nói màu nhiệm này khi con trai bé nhỏ của chúng tôi gần 1 tuổi. Khi lần đầu chồng tôi thốt lên những từ này, chúng có vẻ như đã mở ra vũ trụ vĩnh hằng cho những trải nghiệm dành cho chúng tôi.

Câu nói màu nhiệm
Trẻ con, bao gồm cả những đứa trẻ trong tâm hồn chúng ta, đơn giản là vô cùng thích thú trong khoảnh khắc “Hãy thử làm đi!”.

“Ba ơi, hãy thử trộn tất cả những màu này bằng tay xem sao!” hay “Mẹ, con muốn giúp mẹ nấu món súp”. Một món súp nóng, một con dao sắc… tất nhiên rồi, tôi thấy tự làm dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng con bé đã nói với tôi: “Con muốn giúp mẹ! Chúng mình hãy thử đi!”. Tại sao không chứ? Sau vài lần luyện tập, giờ con bé thực sự đã giúp tôi rất nhiều khi chế biến món súp. Nhiệm vụ của con là cắt khoai tây và gọt cà rốt. Vâng, con bé không thể làm nhanh như tôi và cũng làm chưa được chuẩn lắm. Vâng, tôi phải đứng cạnh con và nói hàng trăm lần để điều khiển ngón tay con di chuyển. Quan trọng là chúng tôi đã thử. Và đã thấy được hiệu quả.

Trẻ con, bao gồm cả những đứa trẻ trong tâm hồn chúng ta, đơn giản là vô cùng thích thú trong khoảnh khắc “Hãy thử làm đi!”. Và có vẻ như đó là bản chất của tuổi thơ: là thử, là tò mò, là chớp lấy bất cứ thứ gì xuất hiện trong tâm trí mà không hề bận tâm tới kết quả. Nhưng kỹ năng này rất có ích, thậm chí với cả người lớn: nó giúp chúng tôi giải phóng bản thân khỏi những trách nhiệm nặng nề, nhìn vào nhau và quyết định một chuyến phiêu lưu mới mẻ, đầy hấp dẫn. Và ngay cả khi chúng ta có thất bại ngay trong lần đầu, chúng tôi vẫn có thể cười xòa và nhún vai cho qua.

Phép màu ở chỗ chúng ta đã làm cùng nhau, đã hỗ trợ nhau, đã được trải nghiệm. Chúng ta sẵn sàng cho thực tế đơn giản là nó sẽ không hiệu quả ngay lập tức. Chúng ta không mạo hiểm, chúng ta chỉ đang thử.

“Hãy thử làm đi!” – đó là câu chuyện về khả năng có thể bị tổn thương. Nó nghe giống như: “Tôi không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Tôi không biết phải làm thế nào. Tôi không chắc nữa. Tôi không chịu trách nhiệm về kết quả”. Nhưng sự chân thành này, khát khao được bước cùng nhau vào phạm trù của những điều chưa biết lại có thể khiến những điều kỳ diệu xảy ra! Đó cũng là một câu nói rất đẹp giúp chúng ta tìm ra cách thoát khỏi một mối quan hệ phức tạp nhất, khó khăn nhất. “Tôi đang rất bối rối. Hãy thử nói chuyện xem sao” hay “Giờ tôi đang trải qua giai đoạn rất khó khăn. Hãy thử cách khác xem sao”.

Tại sao không chứ?! Hãy thử xem nào!

Vài nét về tác giả:

Anna Chernykh là một bà mẹ trẻ hiện đang sống tại thành phố Saint Petersburg (Nga). Cô từng tốt nghiệp Đại học Saint Petersburg. Trên trang cá nhân, có có nhiều chia sẻ rất hữu ích về công việc làm cha mẹ.

Theo Trí Thức Trẻ


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.