"Con hận bà ta" - tâm sự đắng chát của một người con khiến cha mẹ giật mình

Đằng sau câu chuyện dài ngổn ngang bức xúc của cô bé 15 tuổi kể về mẹ mình là một câu nói khiến các bậc phụ huynh không khỏi chua chát: "Con hận bà ta".

Đằng sau câu chuyện dài ngổn ngang bức xúc của cô bé 15 tuổi kể về mẹ mình là một câu nói khiến các bậc phụ huynh không khỏi chua chát: "Con hận bà ta".

Xem thêm: Mẹ thuê 11 gia sư ép con học: "Con hận bà ấy"

"Con hận bà ta!"

Mới đây, những tâm tư của một cô bé 15 tuổi chia sẻ về mẹ mình đã khiến rất nhiều bậc phụ huynh lo ngại. Trong tâm trạng hết sức bức xúc, cô bé đã tâm sự: "Con hận bà ta (mẹ bé)!". Và nguồn cơn của nỗi hận này, theo lý giải của cô bé là do mẹ đã xúc phạm mình, xúc phạm cả ước mơ của mình, không được mẹ coi trọng như một con người.

Theo lời kể của cô bé, mẹ em là một công nhân viên chức với học vấn cao nhưng luôn mắng mỏ em bằng những lời khó nghe như "đồ chó chết", "đồ khốn nạn". Mẹ em luôn so sánh con với... con chó nhà hàng xóm, thậm chí có lần còn nói với con rằng: "Mày xuống nhà cầm dao đâm chết tao đi". Điều khiến cô bé bức xúc về mẹ nữa là mẹ không bao giờ thừa nhận những cố gắng của con gái. Tất cả nguyên nhân của những hành xử này chỉ vì cô bé bị điểm kém, vì ngủ quên hay vì thức đêm.

Con hận mẹ
Nguyên nhân mọi nỗi bức xúc giữa hai mẹ con đều xoay quanh chuyện điểm số và thành tích.

Cô bé 15 tuổi đã kể ra một dẫn chứng xảy ra gần đây nhất giữa hai mẹ con. Đó là một buổi sáng, 8h cô bé mới tỉnh giấc (vì đêm trước thức học đến 3, 4h sáng mới đi ngủ) thì mẹ đã lên phòng tát bé và nói "Con mất dạy, học không lo học, lo ngủ suốt ngày". Dù đã nói với mẹ rằng do thức khuya học bài, song mẹ bé vẫn không chấp nhận lý do này bởi: "Mày mà thức học thì điểm mày đã cao hơn chứ không như thế này".

Một tình huống khác mà cô bé 15 tuổi chia sẻ đó là mẹ bé còn ném đồ của con đi và nói "tốn diện tích" chỉ vì lo con không thi đậu cấp III sẽ làm xấu mặt mẹ.

Theo lời kể của người con trong câu chuyện, chưa khi nào cô bé nhận được những lời động viên, khích lệ từ mẹ mà chỉ có quát tháo, chửi mắng, thậm chí đòn roi. Ngay từ khi học lớp 1, sau một buổi đi họp phụ huynh cũng là lần đầu tiên bé bị đánh mắng. Tại buổi họp phụ huynh đó, cô giáo đã nhận xét bé viết chữ ngày càng xấu đi, điểm chính tả kém dần. Kể từ đó, cô bé sống trong tâm trạng bức xúc và đầy áp lực về điểm số, hễ cứ bị điểm kém bạn nào trong lớp là bé lại nơm nớp lo sợ mẹ sẽ mắng chửi mình.

Nỗi sợ đó đeo đẳng suốt từ năm lớp 1 cho đến hiện tại khi cô bé đã 15 tuổi và chuẩn bị bước vào cấp 3. Chỉ cần có ai đó cao hơn bé dù chỉ 0,25 điểm, cô bé cũng lo sợ đến mức mất ngủ vì sợ mẹ sẽ phát hiện ra và điệp khúc so sánh, chửi mắng vì thất vọng về con lại bắt đầu...

Con hận mẹ
Cô bé tâm sự chưa bao giờ nhận được sự động viên, khích lệ của mẹ.

Câu chuyện kể trên của cô bé 15 tuổi tưởng như là một câu chuyện cá biệt nhưng lại chạm vào nỗi đau của rất nhiều người. Thành viên mạng xã hội có nickname U.L bình luận: "Bạn ý cứ như tôi hồi bé, có điều không phải chuyện học tập mà tất cả những chuyện khác. Cũng hận lắm chứ, cũng buồn, cũng tủi thân". Một bạn đọc khác cũng bày tỏ sự đồng cảm: "Tôi cũng đã từng trải qua nên biết. Hồi mới lớn tôi cũng hay bị la mắng chửi bới, cũng không bao giờ tâm sự hay được lời động viên, yêu thương... Tôi cũng nói ghét mẹ như cô bé ấy...".

Không hiếm những câu chuyện tương tự như cô bé 15 tuổi kể trên đã xảy ra trong nhiều gia đình. Nickname N.N chia sẻ: "Mẹ mình cũng thế. Suốt ngày chưa nói đã quát vào mặt. Hồi bé mình có ước mơ gì nói ra cũng bảo thôi đi rồi vùi dập mình, chả mấy khi khích lệ hay động viên nên từ đấy mình có làm gì, nghĩ gì cũng rất khó mở miệng, mở lòng ra được".

Con ghét mẹ
Rất nhiều người con khi đang ở độ tuổi mới lớn từng trải qua cảm giác ghét mẹ, hận mẹ.

Cách dạy con của cha mẹ vô tình đã tạo áp lực và gieo rắc hận thù trong tim con

Có thể nhận thấy mọi vấn đề mâu thuẫn giữa hai mẹ con trong câu chuyện này đều bắt nguồn từ điểm số và thành tích của con. Người mẹ đã quá kỳ vọng về con và áp đặt những mong muốn của bản thân mà không quan tâm xem năng lực của con thế nào, khát vọng của con ra sao... Và cũng chính bởi kỳ vọng quá nhiều nên người mẹ luôn luôn thất vọng về con, chán ghét con rồi chì chiết, chửi mắng con thay vì chia sẻ, khích lệ, động viên con...

Tâm sự của cô bé đã khiến rất nhiều bậcphụ huynh giật mình bởi ở đâu đó, trong nhiều gia đình, rất nhiều bố mẹ vẫn đang áp đặt con, đặt nặng thành tích học hành và điểm số trên vai con mà hiếm khi hoặc không bao giờ chia sẻ, động viên, khuyến khích con.

Theo chuyên gia giáo dục Bùi Thu Hiền, có quá nhiều vấn đề của tuổi teen mà các con không chia sẻ được với bố mẹ mình. Sau khi trò chuyện với cô bé 15 tuổi trong câu chuyện trên, chị Thu Hiền đã phân tích ra vấn đề cốt lõi dẫn đến những bức xúc giữa hai mẹ con. Trong lời kể của cô bé, mẹ cô từng rất hận bà ngoại, và theo chị Thu Hiền, có thể đây chính là nguyên nhân sâu xa của vấn đề.

Chuyên gia giáo dục
Theo chuyên gia giáo dục Bùi Thu Hiền, có quá nhiều vấn đề của tuổi teen mà các con không chia sẻ được với bố mẹ mình.

Có lẽ hồi nhỏ mẹ cô bé từng rơi vào cảnh bị bà coi thường, hay so sánh khiến mẹ tự ti, nhục nhã, đau khổ. Tất cả đã tạo thành tiềm thức nặng nề với mẹ nên khi có con, mẹ bé đã đặt áp lực lên vai con và vô thức dạy con theo cách mà bà đã từng dạy mẹ. Suy cho cùng, người mẹ rất đáng thương vì đã không giải tỏa được nỗi đau của mình.

Chuyên gia giáo dục Thu Hiền đã đưa ra lời khuyên với cô bé trong câu chuyện này, đó là hãy mở lòng với mẹ, trò chuyện hoặc viết thư cũng được, thẳng thắn bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình.

Nghe theo lời khuyên này, cô bé đã viết thư cho mẹ và thật may mắn là hiện tại mối quan hệ giữa hai mẹ con đã tiến triển theo chiều hướng khá tốt, mẹ nói chuyện dịu dàng hơn rất nhiều. Cái kết của câu chuyện này một lần nữa cho chúng ta tin vào sự kì diệu của tình yêu thương. Và dù trong hoàn cảnh nào, tình yêu thương và sự ủng hộ vô điều kiện từ phía cha mẹ luôn là nguồn động lực cực lớn giúp con cái vượt qua mọi khó khăn, chinh phục ước mơ.

Theo Trí Thức Trẻ


kỹ năng làm cha mẹ

cách phê bình con

áp lực học tập

Nuôi Dạy Con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.