Con trai hay chấp nhặt, làm phách bởi 8 lỗi này của cha mẹ

Con trai thiếu sức sống, thiếu mạnh mẽ, quyết đoán, so đo, chấp nhặt và đặc biệt là thiếu sự bao dung với những người xung quanh…

Con trai thiếu sức sống, thiếu mạnh mẽ, quyết đoán, so đo, chấp nhặt và đặc biệt là thiếu sự bao dung với những người xung quanh… Đây là hậu quả phần lớn do cha mẹ đã sai lầm khi dạy con trai, chuyên gia tâm lý Vũ Thu Hương cho biết.

baoboc2.jpg
Không ít cha mẹ bao bọc con trai khiến con ỉ lại, không biết chăm sóc người khác. Ảnh minh họa


Theo chị Vũ Thu Hương, với cách nuôi dạy của nhiều cha mẹ hiện nay đã biến con trai mình thành người hay để ý những thú vụn vặt, lắt nhắt, hay dỗi, hay làm phách và hay thay đổi kiểu đồng bóng, sớm nắng chiều mưa.

Những tính cách này của con trai không thể hấp dẫn trong mắt các bạn gái và khó có thể thành công trong cuộc sống cũng như trong công việc. Đây là những “tội trạng” mà các cha mẹ mắc phải khi dạy con trai:

1. Chiều con quá. Các bạn nhỏ không cần sự chăm sóc tận răng, chiều theo mọi ý muốn của mình như các bố mẹ nghĩ. Bọn trẻ đang dư thừa quá nhiều sự quan tâm chăm sóc và cả thỏa hiệp của bố mẹ nữa. Đòi hỏi mà được thì các bạn ấy lại tiếp tục đòi hỏi. Đến khi cha mẹ hết khả năng chịu đựng thì các bạn ấy sẽ dỗi, gây sự, ăn vạ. Rõ ràng đó là các đặc tính không chấp nhận được dù là nam hay nữ nhưng ở bạn trai thì sẽ khó coi hơn rất nhiều.

2. Lo lắng cho con quá nhiều. Có cha mẹ không thể rời mắt khỏi con trai mình dù đã 18, 25 thậm chí là 40 tuổi. Chính bản thân bố mẹ không tin con thì làm sao cậu bé đó tự tin mà sống được. Cứ thả con ra, kiểu gì con cũng sẽ có cách sống tốt. Các bố mẹ chỉ nên quan sát từ xa và điều chỉnh con khi có sai sót bắt đầu từ 12 tuổi. Chắc chắn các cậu trai sẽ người lớn hơn khi được tin tưởng.

3. Quá quan tâm đến các tiểu tiết của con. Các bố mẹ khi thấy con về nhà thì sẽ hỏi han con đến tận “chân tơ kẽ tóc”. Việc quần áo, giày dép, việc lặt vặt của con cũng được hỏi han suốt ngày. Điều đó sẽ khiến các cậu bé quan tâm đến việc nhỏ xíu thay vì để ý đến việc lớn.

daycontrai-nau-an.jpg
Dạy con trai làm việc nhà sẽ giúp con "ghi điểm" trong mắt các bạn gái. Ảnh minh họa


4. Không yêu cầu con làm việc nhà. Với suy nghĩ đàn ông làm việc lớn, các bố mẹ đã bỏ qua cơ hội dạy kĩ năng sống cho con và cũng bỏ qua cơ hội dạy con sống galant với phụ nữ. Bọn trẻ cần được học cách chăm sóc người thân, từ đó chăm sóc bạn bè và người yêu. Nếu dạy con suy nghĩ việc nhà là của phụ nữ, chính các cha mẹ đã tạo ra các cậu con trai vô dụng. Chưa kể, trong cuộc sống, chẳng ai khẳng định được là các cậu trai đó không có lúc chỉ có một mình.

5. Không yêu cầu con chăm sóc cha mẹ, anh chị em trong nhà. Rất nhiều cha mẹ mắc phải sai lầm này. Thế nên, các bạn trai trở nên ích kỉ, ít quan tâm đến người khác và không tôn trọng cảm xúc của người khác.

6. Không yêu cầu con làm các công việc sốc vác. Từ đóng đinh, sửa quạt, đến sơn tường, sơn cửa, các cậu bé 8 tuổi trở lên có thể làm tốt. Vậy các bố mẹ tại sao không tin con mà giao việc? Có vậy, con mới không ngại việc và trở nên khéo léo.

7. Không yêu cầu con chăm sóc, giúp đỡ và bao dung với phụ nữ. Rất phản cảm khi nhiều bạn trai “sắn tay áo lên” cãi nhau tay bo với bạn gái vì mấy việc nhỏ như con kiến. Thiệt thòi gì khi dạy con mấy việc như tặng bạn quả táo, quả ổi hay trực nhật thì làm nhiều việc hơn các bạn. Hơn nữa, đi chợ, siêu thị với mẹ hãy để con vác đồ cho mẹ…

8. Không bàn bạc với con chuyện lớn trong gia đình. Các cha mẹ cứ nghĩ bọn trẻ còn nhỏ lắm nên kín đáo bàn việc riêng tránh xa tai bọn trẻ. Chẳng khó khăn gì mà trẻ không nhận ra. Khi đó, trẻ sẽ luôn tâm niệm mình là trẻ con và sẽ chẳng có tí trách nhiệm nào đối với mọi việc trong gia đình. Cha mẹ nên nói cho con những việc đó và lắng nghe ý kiến của con. Biết đâu trẻ có những ý kiến tuyệt vời mà cha mẹ không nghĩ ra.

Theo Phụ nữ Việt Nam

kỹ năng dạy con

Giáo dục

cách chăm sóc con


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.