Dạy con những điều cần thiết nhất khi bị lạc đường

Con bạn phải làm thế nào để tìm được đường về khi bị lạc bố mẹ ở siêu thị, ở công viên, hay trên đường phố đông người?

Con bạn phải làm thế nào để tìm được đường về khi bị lạc bố mẹ ở siêu thị, ở công viên, hay trên đường phố đông người?

1. Nhớ tên bố mẹ và số điện thoại

Nếu bạn hỏi các bé dưới 3 tuổi tên bố mẹ cháu là gì, phần lớn các bé sẽ trả lời là "Bố ạ" hay "Mẹ ạ". Chưa kể đến việc nếu bé đang hoảng loạn vì lạc đường mà có một người lạ qua đường hỏi vậy, bé sẽ càng không thể nói thành lời. Vì vậy, hãy dạy con tập cho con nói đi nói lại tên bố mẹ, có như vậy thì các bé mới có thể nhớ được. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dạy cho các bé số điện thoại của mình, có thể là biến nó trở thành một bài hát thì các bé sẽ dễ tiếp thu hơn là những con số khô cứng.

me
Bạn cũng có thể dạy cho các bé số điện thoại của mình, có thể là biến nó trở thành một bài hát thì các bé sẽ dễ tiếp thu hơn là những con số khô cứng.

2. Lúc nào cũng phải đi cùng người lớn

Việc dạy cho bé ý thức được điều này từ bé sẽ giảm phần lớn nguy cơ lạc đường của trẻ.

3. Nếu con bị lạc, hãy dừng lại ngay tại chỗ đó và hét lên

Trẻ bình thường sẽ bị bố mẹ mắng nếu hét quá to nhưng đây sẽ là điều bé cần làm khi bị lạc. Hãy để bé luyện tập hét tên bố mẹ hoặc chỉ đơn giản là "Bố ơi!", "Mẹ ơi!". Dạy cho bé biết rằng bé phải hét thật to nếu bị lạc thì bố mẹ mới có thể nghe thấy được.

4. Dạy con tìm những bà mẹ có con nhỏ và xin giúp đỡ

Tại sao lại tìm sự giúp đỡ từ những bà mẹ đang đi cùng con nhỏ chứ không phải ai khác? Theo các chuyên gia, đây là sự lựa chọn an toàn nhất. Sự lựa chọn thứ hai các bé có thể xin trợ giúp là những nhân viên nơi bé bị lạc như nhân viên quầy thu ngân, nhân viên bán hàng hay bảo vệ. Hãy dạy cho bé nhớ những điều đó.

5. Bình tĩnh và tin rằng mọi người sẽ tìm thấy con

Bị lạc đường là chuyện khá phổ biến đối với trẻ nhỏ và hầu hết các bé đi lạc đều được tìm thấy. Các mẹ nên dặn dò các bé: nếu bị lạc con đừng trốn vì sợ sệt, cũng đừng tự đi tìm bố mẹ. Hãy hít một hơi thật sâu và nhớ lại những gì mẹ đã dạy con.

me
Với bố mẹ, trong trường hợp con bạn bị lạc, đừng mắng mỏ hay phạt con. Bản thân việc bị lạc đã khiến trẻ sợ hãi rồi.

Sẽ chẳng dễ gì để nói cho bé về vấn đề này vì có thể điều đó sẽ khiến bé lo lắng. Nhưng đó là việc thực sự cần thiết. Bé nhà bạn sẽ có được những kỹ năng cần thiết và khi có được điều đó, bé sẽ cảm thấy chủ động hơn chứ không tuyệt vọng. Và với bố mẹ, trong trường hợp con bạn bị lạc, đừng mắng mỏ hay phạt con. Bản thân việc bị lạc đã khiến trẻ sợ hãi rồi.

Dạy bé những kỹ năng sinh tồn khác

Trả lời thế nào khi có người lạ gõ cửa lúc bố mẹ vắng nhà?

Cách tốt nhất là không nên trả lời. Người gõ cửa có thể là một tên trộm đang cố gắng thăm dò nhà bạn. Nếu mở cửa thì tên trộm sẽ dễ dàng xâm nhập vào nhà và trấn áp đứa trẻ. Hãy dạy con cách đảm bảo an toàn khi ở nhà như: đóng cửa chính và cửa sổ, kéo rèm lại.

Nên bật đài hoặc ti vi to. Những người có ý định xấu thường sẽ phải cân nhắc nếu trong nhà có tiếng ồn khi cửa đã đóng và không có ai trả lời.

Làm thế nào trong trường hợp cần cấp cứu khẩn cấp?

Từ nhỏ hãy "huấn luyện" con thuộc lòng số điện thoại khẩn cấp và biết bấm số, thông báo trong trường hợp cần thiết. Số điện thoại khẩn cấp cũng có thể là số của một người thân trong gia đình (bạn có thể dùng cách lưu sẵn một số nhanh trên điện thoại cho con nếu con đã dùng điện thoại). Bố mẹ nên tạo điều kiện để thực hành cùng con.

Hãy dành thời gian cùng con tập gọi điện, hãy dạy con cách thông báo tình hình cho người thân, tuân theo sự hướng dẫn và giữ nguyên đường dây liên lạc cho đến khi có người đến giúp.

Mùa hè có thể là thời điểm lý tưởng để bạn cho con học những khóa học về tự bảo vệ bản thân và hô hấp nhân tạo. Những lớp học này thích hợp cho những bé đã được 9 tuổi hoặc lớn hơn.

Phát triển kỹ năng nhận biết các tình huống

Hãy giúp con nhận biết về con người và những sự kiện xung quanh. Đây có thể như một trò chơi, bài tập thú vị và không hề làm trẻ sợ hãi.

Kỹ năng này có thể giúp trẻ tránh được nhiều tình huống nguy hiểm. Khái niệm thế nào là tình huống nguy hiểm bạn chỉ có thể giúp con nhận biết thông qua con người và những sự kiện xung quanh. Bố mẹ có thể giúp trẻ trở nên cảnh giác hơn và nhận thức rõ ràng về các sự kiện xung quanh mình thông qua các trò chơi, bài tập thú vị.

Ví dụ khi lái xe trên đường, hãy bảo con miêu tả về một tòa nhà hay phương tiện mà bạn và con vừa đi qua. Bạn có thể nói con nhắm mắt lại và đố con những người xung quanh đang mặc đồ như thế nào.

Dạy con chú ý quan sát đường về nhà bằng cách hỏi con đường đi và nhắc lại nhiều lần.

Nhận thức được môi trường xung quanh sẽ giúp trẻ tránh được những kẻ có ý định xấu và những tình huống nguy hiểm.

Theo Khỏe & Đẹp


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.