Không đòn roi, không tổn thương con, quy trình 5 bước vẫn giúp bạn kỷ luật con hiệu quả

Hãy thử thay thế phạt con dùng đòn roi bằng một quy trình 5 bước kỷ luật mà không làm ảnh hưởng, tổn thương đến con.

Hãy thử thay thế phạt con dùng đòn roi bằng một quy trình 5 bước kỷ luật mà không làm ảnh hưởng, tổn thương đến con.

Kỷ luật trẻ thế nào cho đúng luôn là thử thách với bất kỳ bậc làm cha mẹ nào. Mỗi lời nói hay cử chỉ, hành động của bố mẹ đều tạo ra sự khác biệt. Ví dụ, con của bạn nói hoặc thực hiện một điều gì đó thực sự ngu ngốc, bạn phản ứng bằng một trong hai cách sau:

1. Bạn nói, "Con vừa nói gì vậy? Con có nghĩ hay tin điều đó không?". Cực đoan hơn bạn có thể nói: "Ngu ngốc!", "Con thật ngu ngốc!", "Sao con có thể làm trò ngu ngốc đó trên Trái đất này được?".

2. Bạn có thể không buột miệng nói ra những điều trên nhưng ánh mắt của bạn thì ẩn chứa sự hoài nghi. Hãy nhớ rằng, con của bạn có thể nhìn thấy và có thể bắt nhanh được những phản ứng của bạn.

Không đòn roi, không tổn thương con, quy trình 5 bước vẫn giúp bạn kỷ luật con hiệu quả - Ảnh 1.
Cách tương tác của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp tới tâm lý của trẻ (Ảnh minh họa).


Cả 2 phản ứng trên đều làm cho trẻ cảm thấy bị đánh giá hoặc ngu ngốc và cứ tiếp tục như vậy, trẻ sẽ bị giảm niềm tin. Trẻ sẽ bắt đầu có suy nghĩ, cảm giác mình thật ngu ngốc, ngớ ngẩn, tức giận, phòng thủ… Bạn có muốn điều này xảy ra với con mình?

Vậy cách xử lý thế nào?

Bạn bắt đầu bằng cách nói chuyện và nêu rõ các quy tắc cơ bản. Điều quan trọng nhất là thảo luận trong gia đình và giải thích rằng không ai muốn khiển trách ai hoặc trừng phạt ai cả. Nói rõ ràng rằng bạn đang mắng mỏ và phạt, điều đó có nghĩa là khi làm sai thì không tránh khỏi bị phạt.

Hãy thử theo quy trình 5 bước sau:

5 bước này được cả gia đình áp dụng dựa trên:

1. 100% giữ bình tĩnh + chừng mực.

2. 100% hiểu biết + đồng cảm.

3. 100% trách nhiệm giải trình + biết lỗi.

4. 100% cam kết học hỏi + thích ứng.

5. 100% các giải pháp nhằm cải thiện tình hình.

Áp dụng 5 bước trên vào tình huống cụ thể

John từ trường về nhà, đóng sầm cửa, quăng cặp sách xuống sàn và lao vào phòng mình.

Mẹ John: Mẹ đã nói bao nhiêu lần là con đừng đóng cửa mạnh thế và không vất cặp sách trong phòng khách?

John: Mẹ đúng là bà già lắm lời! Nói xong cậu bé đóng cửa phòng mình lại.

Mẹ John: Con dám nói thế với mẹ à? Xin lỗi mẹ ngay!

John: Không! Con không muốn nói chuyện với mẹ ...

Mẹ John: Khi nào bố đi làm về mẹ sẽ nói với bố...

Không đòn roi, không tổn thương con, quy trình 5 bước vẫn giúp bạn kỷ luật con hiệu quả - Ảnh 2.

Đòn roi không phải là cách kỷ luật được khuyến khích (Ảnh minh họa).


Kịch bản thay thế là gì?

Mẹ John: John, mẹ đã nhắc con đóng cửa nhẹ nhàng và mang hết đồ của mình về phòng cơ mà, Hôm nay con không thực hiện điều đó.

Hãy nhắc nhở thêm bằng thái độ thực sự quan tâm hoặc với một nụ cười "Con quên lời mẹ à? Con mệt hay con vội đi chơi?".

John: Ồ vâng ạ.

Mẹ John: Mẹ hiểu con đang vội nhưng con có thể dành 10 phút thôi để mang đồ lên phòng giúp mẹ. Con nói sao về việc quên hôm nay?

John: Con xin lỗi mẹ, con quên vì đang vội.

Mẹ John: Ngày mai con nhớ đóng cửa nhẹ nhàng nhé! Cảm ơn con (Và khi cậu bé xuống, hãy cười với cậu và ôm cậu nếu có thể).

Hoặc:

Mẹ John: Được rồi con, ai cũng có thể quên mà nhưng mẹ biết mai con sẽ nhớ thôi. Mẹ sẽ nhặt cặp sách giúp con hôm nay thôi nhé, từ ngày mai đó là công việc của con. Con nhớ đóng cửa nhẹ nhàng nhé, được không con? Và hỏi lại với nụ cười ấm áp: Con có hứa với mẹ thế không nào?

John: Được chứ mẹ. Con hứa ạ.

Sau đó bạn có thể đưa cặp sách cho cậu bé, hôn, ôm nhẹ và có thể nói "Yêu con" khi cậu đi.

Không đòn roi, không tổn thương con, quy trình 5 bước vẫn giúp bạn kỷ luật con hiệu quả - Ảnh 3.

Hãy luôn bình tĩnh và chừng mực thì việc kỷ luật con sẽ hiệu quả hơn (Ảnh minh họa).


Trong ví dụ trên, người mẹ đang đóng vai trò làm gương cho con:

1. 100% bình tĩnh + chừng mực: Để cho thấy rằng trẻ nhỏ cũng có thể phản ứng từ những điều nhỏ nếu bạn không thể bình tĩnh. Hãy bình tĩnh trước khi giải quyết vấn đề.

2. 100% hiểu biết + đồng cảm: Để tìm hiểu lý do tại sao đứa trẻ quên. Điều này cũng quan trọng vì con bạn không hoàn hảo (không có ai hoàn hảo) và cậu bé chỉ vội vàng do đang vội đi chơi. Hướng dẫn cậu bé nhẹ nhàng, xây dựng sự tin tưởng và tôn trọng cậu qua cách bạn xử lý tình huống.

3. 100% trách nhiệm giải trình + biết lỗi: Vẫn tiếp tục đặt trách nhiệm về đứa trẻ và nhận sự cam kết để cậu bé thực hiện vào ngày hôm sau. Hãy nhớ khen ngợi trẻ mỗi lần chúng làm đúng. Và yêu cầu con nói "Con xin lỗi" cũng rất quan trọng.

4. 100% cam kết học hỏi + thích ứng: Một lần nữa, linh hoạt về những gì đã xảy ra và khuyến khích con thay đổi. Trong ví dụ trên, người mẹ cần có thời gian để hỏi John điều gì khiến cậu bé quên. Có phải do cậu bé mệt mỏi hay đang vội đi chơi. Nếu vậy, hãy nhắc để cậu bé nhớ.

5. 100% các giải pháp nhằm cải thiện tình hình: Mẹ có thể hỏi: John, chúng ta có thể làm gì để giúp con nhớ? Con nhớ rồi con còn nhắc cả em con và bố nữa chứ. Con có ý tưởng gì không?

Một giải pháp đơn giản để có thể giải quyết vấn đề trên là dán thông báo trong nhà: LÀM ƠN ĐÓNG CỬA NHẸ NHÀNG hay HÃY CẤT TẤT CẢ ĐỒ DÙNG CÁ NHÂN TRONG PHÒNG. Và mẹ cũng phải tuân theo nhé!

Dần dần thực hành 5 bước trên, bố mẹ sẽ nhận thấy mình bình tĩnh hơn, chừng mực hơn và có những cách xử lý tình huống hợp lý hơn. Từ đó, bố mẹ có thể trở thành tấm gương mẫu mực cho con mỗi khi va chạm tình huống thực tế.

Theo Trí thức trẻ

kỹ năng dạy con

Cách dạy con

Giáo dục

con nghiện game


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.