Trẻ biết đi sớm mẹ cứ ngỡ là phát triển tốt ai ngờ nguy hại sức khỏe vô cùng

Mẹ nên trang bị kiến thức dạy trẻ tập đi như thế nào là đúng cách và an toàn phù hợp với sự phát triển.

Mẹ nên trang bị kiến thức dạy trẻ tập đi như thế nào là đúng cách và an toàn phù hợp với sự phát triển.

Theo các bác sĩ nhi khoa, không thể nói được chính xác thời điểm nào một đứa trẻ sẽ tự biết tập đi vì mỗi bé có sự phát triển khác nhau và phụ thuộc vào môi trường, sự dạy dỗ, tập luyện của cha mẹ.

Thời gian đầu tập đi có nhiều tác động tới sự phát triển về thể chất của bé, mẹ nên nắm bắt thời điểm, không nóng vội để hỗ trợ con bước đi vững chắc. Đặc biệt là tránh thói quen cho bé tập đi sớm, hay phụ thuộc vào xe tập đi…

tre biet di som me cu ngo la phat trien tot ai ngo nguy hai suc khoe vo cung - 1

Mẹ không nên quá phụ thuộc vào xe tập đi. (Ảnh minh họa)

Tác hại khi cho bé tập đi sớm

Nhiều mẹ thấy con biết đi sớm từ những tháng thứ 6-7 thường cảm thấy thích thú vì con phát triển sớm hơn bạn bè, thông minh và hoạt bát hơn. Thậm chí có bậc phụ huynh còn hướng dẫn con tập đi sớm ở giai đoạn này vì cho rằng trẻ càng biết làm gì sớm càng tốt.

Tuy nhiên, nghiên cứu sức khỏe nhi khoa cũng chỉ ra rằng, trẻ tập đi sớm gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe của bé:

Giảm thị lực

Nghiên cứu cho thấy, bé tập đi sớm có nguy cơ bị suy giảm thị lực cao. Dưới 1 tuổi, thị giác của bé chưa hoàn toàn phát triển nếu tập đi sớm đứa trẻ chỉ chăm chăm nhìn mọi thứ ở xa. Điều này làm hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng tới mắt trẻ.

Chân chữ O, chữ X

Nhiều mẹ chủ quan cho con tập đi sớm mà không hay biết cơ bắp chân và các nhóm cơ khác ở bàn chân bé rất mềm, chưa phát triển hoàn toàn nên khó có thể làm trụ nâng đỡ trọng lượng cơ thể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới xương cột sống của trẻ, đặc biệt là dị tật chân chữ O (chân vòng kiềng) và chân chữ X (hai đầu gối chụm vào nhau)

tre biet di som me cu ngo la phat trien tot ai ngo nguy hai suc khoe vo cung - 2

Mẹ nên xác định đúng thời điểm để hỗ trợ bé tập đi.(Ảnh minh họa)

Thời điểm thích hợp để bé tập đi

Sự phát triển vận động của bé thường theo quy tắc, trình tự cơ bản từ đầu, vai, cánh tay, eo, chân, bàn chân. Thời điểm thích hợp nhất bé chập chững là 9-10 tháng tuổi.

Khi cho bé tập đi, nhiều phụ huynh có thói quen dắt tay để bé bước theo. Tuy nhiên đây là hành động nguy hiểm, bởi nếu mẹ dùng lực quá mức sẽ khiến bé bị trật khớp, gãy tay… Cách tốt nhất, mẹ nên đỡ hai bên nách và theo sau những bước đi của con.

Mỗi bé có sự phát triển khác nhau, về cơ bản trẻ dưới 17 tháng tuổi chưa tập đi là hoàn toàn bình thường, cha mẹ không cần lo lắng.

Cha mẹ nên làm gì để hỗ trợ bé?

Không vội vã

Trong giai đoạn này mẹ chỉ nên hỗ trợ trẻ tập đi chứ không nên gượng ép trẻ. Nếu tập đi cho trẻ không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sự phát triển tự nhiên của trẻ.

Đôi khi bé sẽ bò

Bé không thể đáp ứng một cách thụ động từ cha mẹ, nếu chán bé có thể chuyển tư thế bò mà không có lý do nào. Đây hành động tế bào thần kinh trong não thúc đẩy chức năng vận động của trẻ.

Khuyến khích bé bước đi

tre biet di som me cu ngo la phat trien tot ai ngo nguy hai suc khoe vo cung - 3

Thỉnh thoảng khi chán bé sẽ bò theo bản năng. (Ảnh minh họa)

Mẹ có thể đứng đối diện với trẻ, đưa tay dỗ dành để bé tiến lại gần. Điều quan trọng là giữ an toàn cho bé bằng việc dọn dẹp, loại bỏ vật sắc nhọn như dao kéo, phích nước… tránh làm thương bé.

Không quá phụ thuộc xe tập đi

Không nên sử dụng xe đẩy, xe tập đi quá lâu. Tuy chúng tiện lợi nhưng lại khiến bé lười tập đi, thay vào đó hãy cho bé bò, trườn nhiều, miễn sao có sự giám sát của người lớn.

Theo Thanh Hường (Theo Mamatify) (Khám Phá)


kỹ năng dạy con

Cách dạy con

Giáo dục

loại trí thông minh


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.