Để phẫu thuật thẩm mỹ đẹp và an toàn

Nhờ giải phẫu thẩm mỹ (GPTM), nhiều “vịt con xấu xí” lột xác thành “thiên nga”. Nhưng phẫu thuật thế nào, trình tự ra sao...là rất nhiều vấn đề cả bác sĩ và bệnh nhân phải chú ý.

>> Những phẫu thuật thẩm mỹ nguy hiểm

>> Phẫu thuật thẩm mỹ: Ước mơ và sự thật

>> Sự thật về phẫu thuật thẩm mỹ nội soi

Nâng ngực

Trước đây, để làm tăng thể tích của ngực, người ta thường dùng silicon, nhưng do chất này có nhiều tác dụng phụ nên được thay thế bằng kỹ thuật ghép mỡ tự thân (rút mỡ ở hông, đùi, bụng của chính bệnh nhân bơm vào ngực).

Thời gian gần đây, sản phẩm mỡ nhân tạo được nhập lậu vào Việt Nam và nhiều cơ sở sử dụng vì kỹ thuật bơm đơn giản, ít thời gian. Tuy nhiên, khi đưa một chất lạ vào cơ thể, phải thử (test) để kiểm tra phản ứng. Nếu không test, rất dễ gây sốc phản vệ dẫn đến tử vong. Ngoài ra, sau khi GPTM có thể có tai biến nhiễm trùng, hoại tử bầu vú do điều kiện vô trùng khi thực hiện bơm mỡ vào không tốt.

Hút mỡ

Phương pháp này làm giảm lượng mỡ dư thừa tích lũy trên cơ thể, chủ yếu là ở bụng. Sau khi hút mỡ, cơ thể sẽ gọn gàng hơn. Phương pháp này được thực hiện cách đây khoảng 20 năm và hiện được áp dụng rộng rãi trên thế giới, dù đôi khi cũng xảy ra những tai biến nghiêm trọng.

Căng da mặt

Phẫu thuật này nhằm cắt bỏ phần da thừa, lấy lại những đường nét săn gọn. Sau khi phẫu thuật, khuôn mặt sẽ trở lại bình thường sau khoảng nửa tháng. Các nếp nhăn biến mất, da căng. Công nghệ này làm trẻ ra nhiều tuổi nhưng thành quả sẽ chỉ kéo dài trong khoảng 5 - 7 năm.

Sửa mũi

Không phải ai sửa mũi xong cũng mang lại khuôn mặt cân đối. Có trường hợp chính chiếc mũi mới cao quá làm “vênh” với những đường nét khác trên khuôn mặt. Đối với những người bị bệnh lao, tiểu đường, thiếu máu, da dày quá... không nên phẫu thuật vì kết quả đem lại không cao.

Lời cảnh báo từ các chuyên gia GPTM

Theo các chuyên gia GPTM, dù đơn giản là một vết sẹo sau phẫu thuật nhưng do cơ địa của từng người khác nhau (cơ địa sẹo lồi), vết sẹo lồi lên, làm cho “thân chủ” xấu hơn. Hoặc có trường hợp tử vong do phẫu thuật không đúng phương pháp (thường xảy ra ở những cơ sở y tế tư nhân).

Chỉ nên tiến hành GPTM trong bệnh viện, nơi có đầy đủ trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ có kinh nghiệm và quy trình chặt chẽ. Trước khi giải phẫu, bệnh nhân phải qua tư vấn của bác sĩ xem nên làm thủ thuật hay phẫu thuật và làm các xét nghiệm về máu.

Tùy từng loại phẫu thuật có thể gây tê, gây mê. Nếu gây mê cần có sự thăm khám với bác sĩ gây mê để tiên lượng các tai biến.

GPTM không gây ung thư, mà ngược lại, nhiều khi nhân cơ hội GPTM, các bác sĩ lại phát hiện ra một số bệnh. Tuy nhiên, do nhu cầu tăng nhanh và số lợi nhuận ngày một lớn, một số bác sĩ thuộc những chuyên ngành khác, chưa được đào tạo chuyên sâu cũng tham gia GPTM.

Bên cạnh đó, việc lạm dụng quảng cáo để thu hút bệnh nhân cũng khiến cho nhiều bệnh nhân đi phẫu thuật không cần có sự tư vấn. Đây là điều cực kỳ nguy hại.

Theo Minh Khang



Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.