Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là "bất hạnh" hay ngược lại?

"Hãy nhớ, mỗi chúng ta sinh ra không dính chặt với mẹ tới năm 18 tuổi, mà dây rốn được cắt từ 30 giây đầu tiên rồi", một dân mạng bình luận.

Tuổi teen là lứa tuổi vẫn được gán cho mác là "nổi loạn". Lúc này, trẻ bắt đầu có xu hướng muốn rời xa vòng tay của cha mẹ để bay nhảy theo sở thích của mình và thể hiện bản thân với mọi người xung quanh. Thế nhưng đây cũng là lứa tuổi khiến bố mẹ lo lắng nhất. 

Xã hội ngày nay đầy rẫy những cạm bẫy mà một đứa trẻ non nớt như tuổi teen có thể gặp phải nên hầu hết cha mẹ chọn giải pháp kiểm soát mọi di biến động của trẻ. Tuy nhiên, dẫu biết mọi điều cha mẹ làm đều là tốt cho con và vì sự an toàn của con nhưng đôi khi những sự kìm kẹp thiếu hợp lý có thể khiến trẻ cảm thấy như bị bóp nghẹt trong vòng tay của cha mẹ. Như trường hợp của cô bé 15 tuổi này chẳng hạn:

Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-1

"Em năm nay 15 tuổi. 

Từ nhỏ đến bây giờ, em luôn bị bố mẹ quản lý. Bố em thì cũng vừa vừa. Nhưng mẹ em thì quản em rất chặt.

Chuyện là năm 13 tuổi. Em muốn tự mình đi chơi với bạn bè nhưng mẹ em lại không cho. Mẹ nói là muốn đi chơi thì phải có mẹ đi theo. Vì đã lỡ hẹn với bạn rồi nên em buộc lòng phải đồng ý. 

Đến quán trà sữa. Mẹ em để ý từng chi tiết một. Ăn gì uống gì cũng phải qua tay mẹ. Lúc gọi đồ uống. Em nói muốn uống trà sữa nhiều đường. Rồi mẹ em lại nói: "Uống ít đường thôi. Con gái không được béo. Xấu lắm".

Lúc em với các bạn nói chuyện. Mẹ ngồi đó làm bọn em rất mất tự nhiên. Cứ y như là vệ sĩ vậy đó. Nói gì cũng hầu như là phải để ý đến mặt của mẹ em. Em chỉ cần cười to một cái là mẹ lại ngăn lại. Mẹ nói: "Con gái con đứa ai lại cười hềnh hệch như thế? Im..."

Chuyện cứ thế mà diễn ra cho đến lúc gần 9h tối. Trước đó tụi em đã bàn với nhau là 9h30 mới về. Nhưng chưa đến 9h mẹ em đã bắt về rồi. Các bạn em nói là: "Sao về sớm thế, cậu ở lại chút đi"... 

Rồi mẹ em nói: "Không được. Con bé phải về nhà sớm. Không là thành con "gái hư" đấy". 

Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-2

(Ảnh minh họa)

Nghe xong câu này, cả đám bạn em mặt xịu xuống. Giống như là mẹ em đang nói chúng nó là đám "gái hư" nên mới về muộn. 

Khi về nhà. Em với mẹ cãi nhau 1 lúc...

- "Mẹ đừng làm như vậy nữa. Con mất mặt lắm..."

- "Mất mặt thì đừng đi. Tao có bắt mày không đi không?"

Rồi em ức lên và nói :

- "Con đi chơi với bạn nữ thôi chứ có phải với trai đâu? Mẹ định làm thế cho đến bao giờ? 

- "Đến khi mày già và chết đi. Được chưa? Dù mày có bao nhiêu tuổi thì tao vẫn là mẹ mày. Cho nên, tao có quyền làm gì với mày cũng được... Rõ chưa?"

Sau câu nói đó, em ức quá nên chạy về phòng rồi khóa trái cửa.

Cứ như vậy, em bị chói chặt trong tay mẹ suốt mấy năm trời. 

Em cảm thấy khi ở cùng với ai đó mà có thêm mẹ đi cùng thì em hơi bị mất tự tin trong giao tiếp. Ăn nói lúc nào cũng rụt rè. Nhưng khi không có mẹ thì em có vẻ được tự nhiên hơn.

Em không biết phải làm sao cả. Với mẹ, em luôn là một đứa con nít và là một con ngốc. Không có mẹ thì em không là gì. 

Chỉ mỗi việc đi chơi với bạn mà cũng như thế thì không biết sau này khi em 18-25 tuổi thì sẽ thế nào? 

Em hiểu là mẹ muốn em được an toàn. Nhưng nếu câu nói đó của mẹ là thật. Mẹ sẽ quản em đến khi em hơn 30 thì thế nào ạ?

Bây giờ em đang rất rối trí và không biết phải làm thế nào! Mong các anh chị trong nhóm giải đáp giúp em!".

Dễ nhận thấy có 2 luồn ý kiến trái chiều cho vấn đề này của cô bạn tuổi teen. Một bên cho rằng kìm kẹp con cái như vậy là đã vượt qua giới hạn, xâm phạm nặng nề quyền tự do của con. Cha mẹ như vậy cần bị lên án và cô bạn tuổi teen nên thẳng thắn trao đổi suy nghĩ của mình với mẹ. Ý kiến của bên còn lại thì bênh vực người mẹ, khuyên cô con gái nên nghe theo mẹ, đợi đến khi trưởng thành rồi có thể tha hồ bay nhảy, rất nhiều trường hợp đau lòng đã xảy ra khi con cái bị buông lỏng quản lý và không bố mẹ nào muốn như vậy.

Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-3Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-4Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-5Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-6Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-7Phe không đồng ý với hành động của người mẹ cho rằng phụ huynh này đã xâm phạm quyền riêng tư của con, khiến con phụ thuộc, khi lớn lên sẽ thiếu kỹ năng sống, khó hòa nhập xã hội

Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-8Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-9Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-10Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-11Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-12Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-13Đi chơi với bạn bè, mẹ theo sau tới tận bàn uống nước, cô bé 15 tuổi bất lực cầu cứu vì bị kìm kẹp, thực sự là bất hạnh hay ngược lại?-14Phe khuyên cô bé nên chấp nhận sự quan tâm quá mức của mẹ vì không ai yêu thương con, không ai muốn con được an toàn hơn bố mẹ, chỉ là cách thể hiện của người mẹ hơi sai. Rất nhiều người đã trải qua tuổi teen và trưởng thành đều nhận ra môt điều rằng tình cảm của bố mẹ là đáng quý, hãy biết trân trọng khi còn có thể. Đừng nổi loạn để rồi sau phải hối hận.

Theo V.A - Vietnamnet


tuổi dậy thì


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.