Dù chào đời chỉ nặng hơn 3 lạng - nhỏ hơn cả lon nước ngọt, nhưng hình ảnh hiện tại của bé gái khiến nhiều người phải kinh ngạc

Khi mới sinh ra, bé gái nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay của y tá, và các chi của bé chỉ bằng ngón tay của người lớn.

Chào đời khi chỉ mới ở trong bụng mẹ được 23 tuần 6 ngày, em bé Nur Zaiya Naziha Muhammad Saufi, sinh sống ở Singapore, chỉ nặng vỏn vẹn 345gram – gần bằng một lon nước ngọt. Cô bé nằm lọt thỏm trong lòng bàn tay của y tá và các chi của bé chỉ bằng ngón tay của người lớn.

Dù chào đời chỉ nặng hơn 3 lạng - nhỏ hơn cả lon nước ngọt, nhưng hình ảnh hiện tại của bé gái khiến nhiều người phải kinh ngạc-1
Nur Zaiya chào đời ở tuần 23 của thai kỳ và chỉ nặng vỏn vẹn 345gram - bé hơn cả một lon nước ngọt.

Thế nhưng, sau 7 tháng nằm viện, Nur Zaiya đã hồi phục rất tốt. Hiện nay cô bé được 4,27kg và được mệnh danh là đứa trẻ sơ sinh nhẹ nhất sống sót sau ca sinh non ở Singapore.

Được biết, Nur Zaiya được sinh ra tại bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore. Cô bé sinh vào ngày 27/3 ngày tại thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang bùng phát mạnh mẽ. Khi đó, mẹ của bé là chị Rohani Mustani đã đến bệnh viện vì đau bụng. Chị tâm sự: "Tôi cứ nghĩ đó là cơn đau bụng bình thường. Nhưng các bác sĩ nói rằng tôi có triệu chứng tiền sản giật nên đã giữ tôi ở lại, và bất ngờ là ngày hôm sau Nur Zaiya đã ra đời".

Dù chào đời chỉ nặng hơn 3 lạng - nhỏ hơn cả lon nước ngọt, nhưng hình ảnh hiện tại của bé gái khiến nhiều người phải kinh ngạc-2
Thế nhưng sau 7 tháng nằm viện, Nur Zaiya đã được xuất viện về nhà.

Nhìn con bé nhỏ như một lon nước ngọt có lẽ vẫn chưa là gì so với thông báo của bác sĩ. Rằng con của chị chỉ có 20% cơ hội sống sót. Em bé được đưa ngay vào phòng chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ sơ sinh ngay khi chào đời bằng ca sinh mổ khẩn cấp cứu mẹ và con.

Sau đó, bé gái được dùng thuốc để điều trị lỗ thủng nhỏ trong tim và đã trải ra quá trình điều trị bệnh võng mạc do sinh non bằng lazer – một căn bệnh về mắt thường gặp ở trẻ sinh non trước 31 tuần.

Cứ thế, Nur Zaiya đã làm rất tốt nhiệm vụ của mình. Khi xuất viện sau 131 ngày nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt, cô bé đã nặng 2kg, thở bình thường và bú bình tốt.

Y tá Wang Xia, người đã chăm sóc cho Nur Zaiya từ khi mới sinh đã mô tả sự hồi phục của cô bé là một kỳ tích vì nhiều trẻ sinh non đã xuất viện kèm với một máy hỗ trợ thở oxy.

Khi được 7 tháng, Nur Zaiye đã nặng ngang bằng với một đứa trẻ sơ sinh khoảng hai tháng.

Dù chào đời chỉ nặng hơn 3 lạng - nhỏ hơn cả lon nước ngọt, nhưng hình ảnh hiện tại của bé gái khiến nhiều người phải kinh ngạc-3
Hiện tại, cô bé đã được 7 tháng tuổi và nặng 4,27kg.

Tiến sĩ Krishnamoorthy Niduvaje, chuyên gia tư vấn cấp cao tại khoa sơ sinh của bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore cho biết rất hiếm khi trẻ được sinh ra trước 24 tuần tuổi thai. Ở Singapore, trong 10 đứa trẻ chào đời sẽ có 1 bé sinh non từ tuần 24 đến tuần 37. Và cứ trong 100 trẻ sinh ra thì sẽ có 1 trẻ dưới 1,5kg và cần được chăm sóc đặc biệt.

Tiến sĩ Krishnamoorthy cũng cho biết thêm rằng trong 5 đứa trẻ sẽ có 1 trẻ sinh non vì tiền sản giật - một biến chứng thai kỳ nguy hiểm được gây ra bởi bệnh huyết áp cao.

Tiền sản giật nguy hiểm đối với mẹ bầu và thai nhi như thế nào?

Dù chào đời chỉ nặng hơn 3 lạng - nhỏ hơn cả lon nước ngọt, nhưng hình ảnh hiện tại của bé gái khiến nhiều người phải kinh ngạc-4

Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Vương Quốc Anh, tiền sản giật và sản giật là hai bệnh của thai kỳ có triệu chứng liên quan đến sự phát triển hoặc làm nặng hơn tình trạng tăng huyết áp trong khoảng sau tuần thứ 20 của thai kỳ hoặc xuất hiện ngay sau khi sinh. Các dấu hiệu ban đầu của tiền sản giật bao gồm huyết áp cao và có protein trong nước tiểu (protein niệu).

Trong một số trường hợp, các mẹ bầu cũng có thể dễ dàng nhận ra các dấu hiệu khác của tiền sản giật như: sưng phù chân, nhức đầu dữ dội, mắt mờ, đau ngay dưới xương sườn.

Mặc dù hầu hết các trường hợp tiền sản giật không gây ra vấn đề gì và cải thiện ngay sau khi sinh em bé, nhưng nó sẽ có nguy cơ biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ và con. Do đó, các mẹ bầu cần phải đi khám thai thường xuyên và đúng định kỳ nếu được chẩn đoán là bị tiền sản giật, bạn nên tuân thủ chặt chẽ lời dặn dò của bác sĩ để tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.


Theo Pháp luật và đời sống

Xem link gốc Ẩn link gốc http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/du-chao-doi-chi-nang-hon-3-lang-nho-hon-ca-lon-nuoc-ngot-nhung-hinh-anh-hien-tai-cua-be-gai-khien-nhieu-nguoi-phai-kinh-ngac-162202710193004893.htm

Trẻ sơ sinh

tiền sản giật

sinh non


Gửi bài tâm sự

File đính kèm
Hình ảnh
Words
  • Bạn đọc gửi câu chuyện thật của bản thân hoặc người mình biết nếu được cho phép, không sáng tác hoặc lấy từ nguồn khác và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về bản quyền của mình.
  • Nội dung về các vấn đề gia đình: vợ chồng, con cái, mẹ chồng-nàng dâu... TTOL bảo mật thông tin, biên tập nội dung nếu cần.
  • Bạn được: độc giả hoặc chuyên gia lắng nghe, tư vấn, tháo gỡ.
  • Mục này không có nhuận bút.